Thường xuyên củng cố, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm để tạo đà cho sự nghiệp giáo dục cách mạng ở miền Nam vững bước tiến lên

Một phần của tài liệu đảng bộ miền nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục ở vùng giải phóng 1961 – 1975 (Trang 31 - 34)

đà cho sự nghiệp giáo dục cách mạng ở miền Nam vững bước tiến lên

Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục cách mạng, Trung ương Cục luôn luôn thường xuyên bám sát và ra các chỉ thị kịp thời đời để uốn nắn củng cố phong trào giáo dục cách mạng. Tháng 7/1968, Trung ương Cục ra chỉ thị củng cố phong trào giáo dục ở vùng giải phóng và tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng với công tác giáo dục.

Từ sau đồng khởi, phong trào giáo dục đã phát triển mạnh mẽ đúng hướng ở các vùng giải phóng miền Nam, hàng trăm ngàn thanh niên được đi học, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ thoát nạn mù chữ và được nâng cao trình độ cấp I II… Việc giáo dục lòng yêu nước, căm thù giặc ý chí quyết chiến, quyết thắng gặc Mỹ xâm lược đã nâng cao khả năng chiến đấu sản xuất của nhân dân, cán bộ, chiến sĩ. Yêu cầu cách mạng đặt ra trước mắt và lâu dài là phải không ngừng phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo cán bộ; phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đối với công tác giáo dục. Các cấp ủy và cán bộ ngành giáo dục cần nhận thức đẩy đủ, sâu sắc hơn nữa vị trí, ý

nghĩa cách mạng của công tác giáo dục hiện tại và trong tương lai.” [lịch sử biên liên –tr.672]

Chỉ thị Trung ương Cục cũng yêu cầu trong chỉ đạo giáo dục phải nắm vững khâu củng cố, mở rộng, nâng cao các trường lớp phổ thông trong vùng giải phóng, tích cực xóa mù chữ cho nhân dân, bổ túc văn hóa cho cán bộ, chiến sĩ và nam nữ thanh niên. Lấy vùng giải phóng là chỗ đứng chân vững chắc để phát triển rộng ra. Vùng giải phóng được mở rộng đến đâu thì phải nhanh chóng ổn định tình hình và phát triển giáo dục phổ thông, bình dân học vụ đến đó. Để thực hiện được điều đó, các cấp ủy Đảng phải củng cố từng bước tăng cường bộ máy chỉ đạo giáo dục của cấp mình, chú trọng đến bộ máy giáo dục cấp huyện, xã, ấp một cách cơ bản. Tất cả nhằm chuẩn bị mọi điều kiện để duy trì, phát triển trường lớp ở vùng đã giải phóng và sắp giải phóng. Trong quá trình đó, phải tiến hành cuộc đấu tranh kiên quyết, bền bỉ để chống lại nền giáo dục nô dịch, lạc hậu, vong bản của Mỹ-ngụy, tiến tới triệt để xóa bỏ những tàn tích đó trong vùng giải phóng. Kiểm điểm về hoạt động văn hóa giáo dục, Trung ương Cục biểu dương nhiều địa phương đã giữ được phong trào. Ngành giáo dục đã đào tạo được nhiều cán bộ và giáo viên để cung cấp cho cách mạng. Trong phong trào đã xuất hiện nhiều đơn vị cá nhân xuất sắc ở các tỉnh Mỹ Tho , Bến Tre, Cà Mau.

Trung ương Cục cũng đánh giá phong trào bình dân học vụ thanh toán nạn mù chữ chưa đều khắp, nhiều địa phương còn lúng túng trong công tác đấu tranh với địch kết quả chưa rõ ràng. Nguyên nhân của tình trạng trên là do chưa quan tâm đúng mức cả về chủ chương và biện pháp tổ chức thực hiện, để đáp ứng yêu cầu ngày càng lớn của công tác giáo dục, chống lại nền giáo dục nô dịch, đồi trụy, ngoại lai, quét sạch tàn dư của nó ở vùng giải phóng.

Ngày 20/11/1963, Hội nghị nhà giáo yêu nước miền Nam Việt Nam được thành lập. Tháng 4/1964, Đại hội Giáo dục toàn miền Nam lần thứ nhất được tiến hành, Hội nghị đã thông qua điều lệ chính thức, bầu Ban chấp hành Trung ương Hội gồm 31 vị giáo sư, do giáo sư Lê Văn Huấn làm Chủ tịch.

Qua thời gian chuyển hướng hoạt động Tiểu ban Giáo dục Miền đã tổ chức Hội nghị giáo dục toàn miền để xem xét lại toàn bộ tình hình, những khả năng và nhân tố mới nhằm đề ra nội dung trọng tâm, phương châm giáo dục. Hội nghị khẳng định: giáo dục có nhều khả năng phục vụ nhiệm vụ trọng tâm của cách mạng, chống phá kế hoạch bình định của địch, thông qua đó xây dựng củng cố phong trào giáo dục. Công tác giáo dục không chỉ đóng khung trong việc giảng dạy như soạn chương trình, sách giáo khoa, đào tạo giáo viên, mở lớp mà còn phải đấu tranh chống văn hoá giáo dục của địch, vận động giáo viên, học sinh đấu tranh và xây dựng thực lực cách mạng của ngành.

Về công tác giáo dục đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ, đảng viên. Trung ương Cục cũng thường xuyên đánh giá rút kinh nghiệm, Chỉ thị 10/CT năm 1972 đánh giá: “trong những năm qua, công tác giáo dục cán bộ có nhiều cố gắng, đáp ứng được yêu cầu của cách mạng. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng cán bộ chưa tổ chức thường xuyên, công tác chuẩn bị tài liệu học tập còn lúng túng, việc tổ chức học tập Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng chưa nghiêm túc, càng xuống huyện, xã càng teo lại.”[Biên Niên….,tr.937]

Chương 2

Một phần của tài liệu đảng bộ miền nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục ở vùng giải phóng 1961 – 1975 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w