Những đóng góp của sự nghiệp giáo dục cách mạng Trung Bộ và Tây Nguyên

Một phần của tài liệu đảng bộ miền nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục ở vùng giải phóng 1961 – 1975 (Trang 52 - 55)

và Tây Nguyên

Trung Bộ và Tây Nguyên (bao gồm các tỉnh: Trị Thiên, Quảng Đà, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, KonTum), những năm 1961 – 1968, thường xuyên có trên 6 ngàn người theo học các lớp xoá mù chữ và bổ túc văn hoá. Cán bộ đi xây dựng phong trào cách mạng cũng tham gia tổ chức các lớp học để thanh toán nạn mù chữ cho đồng bào dân tộc. Cán bộ kiên trì bám dân bám đất giúp đồng bào phát rẫy làm ruộng học tiến dân tộc để dạy cho đồng bào biết đọc, biết viết tiếng phổ thông, đêm đêm bên biếp lửa chập chờn trên nhà sàn các lớp học vẫn duy trì, ngày trên nương rẫy cán bộ, giáo viên cùng lao động với nhân dân, giờ nghỉ tranh thủ dạy cho dân lấy từng hạt bắp để dạy những số đếm. Trên các nẽo đường đi lại trong buôn làng có những bản gỗ viết lên đó hay đóng trên những gốc cây những chữ cái cho đồng bào dễ nhìn thấy đánh vần dễ nhớ. Dù khó khăn, gian khổ nhưng nhu cầu học tập của nhân dân rất bức thiết, nhiều loại hình lớp học được duy trì phát triển. Tỉnh KonTum mở 417 lớp xoá mù chữ, với gần 3600 học viên”.

[ G….tr.62] Trước tháng 5/1965, các tỉnh Trung Bộ và Tây Nguyên hầu hết đã thành lập trường bổ túc văn hoá cấp I cho cán bộ, đảng viên. Những năm 1966 – 1967, nhiều xã ở các huyện Bình Sơn, Trà Bồng – tỉnh Quảng Ngãi đã xoá được mù chữ. Sau năm 1967, hệ thống trường sư phạm và bổ túc văn hoá tập trung ở vùng giải phóng bị địch đánh phá dữ dội, phải chuyển địa điểm nhiều lần, song vẫn được củng cố, duy trì, đời sống thầy trò hết sức khó khăn, vật chất thiếu thốn mọi bề: ốm đau, bị thương, trường bị địch ném bom…, nhưng thầy trò ở các tỉnh Trung Bộ và Tây Nguyên vẫn cố gắng vượt qua mọi khó khăn. Đến cuối năm 1967, hệ thống trường thuộc Trung Bộ và Tây Nguyên vẫn tiếp tục hoạt động. Ở các tỉnh miền núi nhiều vùng giữ được phong trào liên tục như khu Nam, Bắc Trà My (Quảng Nam); các huyện 480, 400, 416 thuộc tỉnh KonTum. [Lịch sử Đảng bộ KonTum, tr.45].

Cùng với sự phát triển giáo dục cách mạng ở toàn miền Nam, sự nghiệp giáo dục vùng giải phóng Trung Bộ và Tây Nguyên những năm 1968 – 1975 không ngừng được củng cố, phát triển, phong trào xoá mù chữ tổ chức đều khắp huyện xã của các tỉnh. Nhiều thôn xã vùng giải phóng cứ có dân là tổ chức lớp học. Tỉnh Quảng Đà trong những năm 1968 – 1971 phong trào tổ chức lớp học vùng giải phóng có nhiều kinh nghiệm sáng tạo linh hoạt được báo cáo điển hình trong Hội nghị tổng kết giáo dục Trung Bộ và Tây Nguyên tháng 10/1971.

Các hình thức lớp học bình dân học vụ ở Trung Bộ và Tây Nguyên phát triển mạnh, lớp xoá mù chữ được tổ chức vào ban đêm ở thôn, xã để nhân dân đến học, bà con rất phấn khởi tích cực tham gia học tập. Vì vậy, phong trào bình dân học vụ ở vùng giải phóng luôn được củng cố phát triển. "Ban đêm bà con thắp đèn rủ nhau đến lớp học, mỗi lớp học từ 5 đến 10 học viên, có lớp đông 15 đến 20 học viên, khi nghe tiếng máy bay địch thì tắt đèn, lúc vắng lại thắp đèn tiếp tục học tập sôi nổi và duy trì hằng đêm đều đặn" [LSĐBQN –

108]. Phong trào xoá mù chữ ở các địa phương diễn ra từ vùng núi đến đồng bằng với phương châm của ngành "người học trước chỉ cho người học sau", "ban ngày sản xuất, chiến đấu, ban đêm đi học, canh gác cơ sở bảo vệ vùng đất giải phóng", những lớp bình dân, học vụ ở miền núi Tây Nguyên cũng được xây dựng và phát triển. Trung ương Cục cử cán bộ, giáo viên tập kết trở về quê hương xây dựng phong trào giáo dục, bộ máy giáo dục ở các tỉnh được củng cố, hệ thống quản lý giáo dục từ tỉnh đến xã. Giáo viên chi viện từ miền Bắc vào cùng những cán bộ tập kết ra Bắc được học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cơ bản ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trở về có kinh nghiệm xây dựng, thúc đẩy phong trào giáo dục ngày càng phát triển.

Những năm 1969 – 1970 địch ra sức càn quét đánh phá hầu hết vùng giải phóng miền Nam, các địa phương Trung Bộ và Tây Nguyên linh hoạt chuyển đổi các hình thức lớp học cho phù hợp với từng vùng. Các lớp học tổ chức tại các gia đình, chùa hay các nhà vắng chủ, học sinh tự tạo bàn ghế. Ở tỉnh Phú Yên một số thanh niên sống trong vùng địch chiếm chạy ra vùng giải phóng học tập ngày càng đông. Những thanh niên này phần đông là con em của cán bộ giáo dục cách mạng hoặc con em nông dân nghèo, dưới chính quyền ngụy không được học, khi ra vùng giải phóng họ học tập để biết đọc, biết viết và từng bước nâng cao lên cấp I, II.

Tại Trung Bộ đầu năm 1965, trường bổ túc văn hoá cấp I, II dành cho cán bộ, đảng viên cơ quan khu và các tỉnh được thành lập ở Hội An (Quảng Nam). Đóng góp của các trường bổ túc văn hoá tỉnh và khu rất lớn, số đông cán bộ tốt nghiệp ở các trường về tiếp tục nâng cao trình độ ở trường bổ túc văn hoá cấp III, sau đó vào đại học. Sự nghiệp giáo dục phổ thông và bổ túc văn hoá ở Trung Bộ và Tây Nguyên phát triển mạnh mẽ nhất miền Nam từ sau Mậu Thân 1968, Tiểu ban Giáo dục các tỉnh đã nhanh chóng xây dựng trường văn hoá cấp I, II, bổ túc văn hoá cho cán bộ, chiến sĩ, thiếu sinh quân.

Riêng ở tỉnh Quảng Đà đã có 3 khu tập trung trường bổ túc văn hoá cấp I, II cuối 1969 mở trường bổ túc văn hoá đào tạo cán bộ với gần 120 học viên.

Tóm lại, nhân dân miền Nam đã anh dũng chiến đấu mở rộng vùng căn cứ và vùng giải phóng, tận dụng triệt để mọi cơ hội thúc đẩy phong trào giáo dục cách mạng. Vì vậy, nền giáo dục cách mạng vẫn duy trì, phát triển mạnh mẽ và rộng khắp. Giai đoạn 1961 – 1975 phong trào giáo dục ở vùng giải phóng miền Nam phát triển mạnh mẽ nhất, với hơn 1 triệu học sinh phổ thông các cấp, hàng vạn học viên xoá mù chữ và bổ túc văn hoá. Sự phát triển mạnh mẽ của giáo dục Nam bộ đặt nền tảng để phát triển sự nghiệp giáo dục cách mạng sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Một phần của tài liệu đảng bộ miền nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục ở vùng giải phóng 1961 – 1975 (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w