KẾT QUẢ PHÂN TÍCH PHỔ HỒNG NGOẠI CỦA MÀNG (FTIR – FOURIER TRANSFORM INFRARED)

Một phần của tài liệu nghiên cứu chế tạo màng chitosan - gelatin ứng dụng làm bao bì thực phẩm (Trang 71 - 74)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2KẾT QUẢ PHÂN TÍCH PHỔ HỒNG NGOẠI CỦA MÀNG (FTIR – FOURIER TRANSFORM INFRARED)

TRANSFORM INFRARED)

Tiến hành phân tích phổ hồng ngoại trên 2 màng mỏng tối ưu là CG2 và CGB3-2 rồi so sánh với 2 màng đối chứng là màng CG1 (màng chitosan) và màng CG6 (màng gelatin) ta được kết quả như sau:

Tên màng Các chỉ tiêu

Thảo luận:

Hình 3.16: Phổ FTIR của màng chitosan phối trộn phụ liệu tối ưu

1. Màng CGB3-2 (Ch/G/B = 60/40/0.01%) 2. Màng CG3 (Ch/G = 60/40) 3. Màng CG6 (màng gelatin) 4. Màng CG1 (màng chitosan)

2

3

Phân tích phổ FTIR (phổ hồng ngoại) cho ta thông tin về liên kết của chitosan với các chất phối trộn tạo thành màng. Quan sát phổ hồng ngoại của 4 màng như trong hình 3.21 ta thấy gồm 3 peak chính là peak 3447 cm-1, peak 1558 – 1645 cm-1, peak 1414 cm-1. Peak 3447cm-1 cho biết sự duỗi của nhóm – OH và nhóm – NH. Peak 1558 –1645 cho biết sự duỗi của nhóm – NH2 và peak 1414 tương ứng với sự duỗi ra của nhóm – COO-.

Tương tác của benzoat với chitosan/gelatin thì sẽ làm tăng cường độ một số peak 1558 – 1645 cm-1 và peak 1414 cm-1 và xuất hiện thêm một số peak mới. Từ kết quả này thể hiện sự tương tác rất phức tạp giữa chitosan, gelatin và benzoat. Từ kết quả phổ hồng ngoại phân tích ra ta thấy có sự kết hợp giữa nhóm amino của phân tử chitosan với nhóm cacboxyl của phân tử gelatin và Natri benzoat làm cho cấu trúc màng chặt chẽ hơn. Chính sự kết hợp giữa chitosan và gelatin cũng như với tác nhân kháng khuẩn Natri benzoat sẽ làm thay đổi các tính chất cơ học, tính chất vật lý của màng chitosan và làm giảm tính chất kháng khuẩn của màng.

Các tác giả Pranoto và các cộng tác viên (2005) cũng tiến hành phân tích phổ hồng ngoại của màng chitosan bổ sung tác nhân kháng khuẩn là dầu tỏi, potassium sorbate, nisin ở các nồng độ khác nhau [41] thì cũng thấy rằng tất các các phổ đều có 3 peak chính là 3400 cm-1 tương ứng với sự duỗi của nhóm – OH và – NH, peak 1550 – 1590 tương ứng với sự duỗi của nhóm – NH2 và peak 1400 cho biết sự duỗi của nhóm – COO-. Phổ hồng ngoại của màng chitosan kết hợp dầu tỏi cho thấy khơng có sự thay đổi cấu trúc của chitosan nghĩa là khơng có sự kết hợp giữa nhóm hoạt động của dầu tỏi với nhóm chức năng của chitosan. Phổ hồng ngoại của màng chitosan kết hợp kali sorbat thì thấy có sự thay đổi cấu trúc tương ứng với peak 1638 cm-1, gia tăng nồng độ kali sorbat thì thấy có sự tương tác giữa nhóm – NH2 của chitosan và nhóm – COO- của sorbat. Phổ hồng ngoại của màng chitosan kết hợp

nisin thì thấy có sự thay đổi cấu trúc tương ứng với peak 1638 cm , gia tăng nồng độ nisin thì thấy có sự tương tác giữa nhóm – NH2 của chitosan và nhóm chức năng của nisin và kết quả làm tăng cường độ peak. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của luận văn này.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chế tạo màng chitosan - gelatin ứng dụng làm bao bì thực phẩm (Trang 71 - 74)