Tính đa dạng của sản phẩm

Một phần của tài liệu tình hình xuất khẩu nông sản của việt nam trong tiến trình gia nhập wto và những định hướng phát triển (Trang 46 - 48)

II. Sức cạnh tranh mặt hàng cao su xuất khẩu

4. Tính đa dạng của sản phẩm

Với những lợi thế về điều kiện khí hậu, đất đai, lao động và yếu tố “đặc sản” của sản phẩm, Việt nam có lợi thế tơng đối về tính đa dạng của sản phẩm. Điều kiện khí hậu cho phép chúng ta phát triển không chỉ các loại quả nhiệt đới phổ biến nh dứa, xoài, nhãn, chôm chôm, sầu riêng mà các loại quả á nhiệt đới nh vải cho đến các loại quả ôn đới nh mận, đào. Bên cạnh đó, ở các vùng ĐBSH cũng nh tại các tỉnh TDMNBB chúng ta còn có thể phát triển đợc các loại rau vụ đông nh da chuột, khoai tây, cải bắp. Có thể nói, mỗi miền của đất nớc đều có những đặc sản rau quả riêng đặc trng cho từng vùng. Miền Bắc có vải thiều, mận, rau vụ đông, Miền Trung có thanh long, nho. Miền Nam có dứa, xoài, măng cụt, sầu riêng, chôm chôm. Gần đây chúng ta cũng đã bắt đầu sản xuất đợc một số loại rau cao cấp nh súp lơ xanh, một số loại cải cao cấp.

iV. Sức cạnh tranh Mặt hàng chè xuất khẩu

Việt Nam tuy đợc xếp vào hàng thứ 10 về diện tích, nhng năng suất chè thuộc loại thấp của thế giới, chỉ bằng 52% năng suất bình quân châu á

và 50% năng suất thế giới. Hiệu quả sản xuất - xuất khẩu chè hiện nay tuy cha cao, nhng do có điều kiện tự nhiên thuận lợi đối với cây chè, có diện tích lớn, đã hình thành các vùng nguyên liệu - chế biến. Một lợi thế cơ bản là cây chè dễ trồng, ít mất mùa, thu hoạch quanh năm, diện tích trồng chè trên thực tế ít có sự tranh chấp với các cây trồng khác, có tác dụng chống xói mòn bảo vệ môi trờng tạo việc làm ... (chè đợc đánh giá là cây trồng có

hiệu quả cao cả về kinh tế, xã hội và môi trờng là một cây có tính chiến lợc trên vùng đất xấu ở những vùng Trung du - Miền núi). Do vậy, trớc hết để

nâng cao sức cạnh tranh cần cải tạo giống thay thế dẫn các giống chè cũ, tạo bớc "đột phá" trong năng suất và chất lợng. Ngành chè theo đánh giá hiện nay là ngành có sức cạnh tranh trung bình, nhng một khi đã giải quyết đợc "lỗ hổng" về năng suất và công nghệ chế biến trong vài năm tới cùng với lợi thế giá tiền công thấp, ngành chè Việt Nam có khả năng phát triển, nâng cao sức cạnh tranh, đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi tr- ờng.

Giá chè của Việt Nam thấp hơn mức giá xuất khẩu của các nớc khác từ 20 - 25%, thậm chí có năm thấp hơn 30%. Những năm gần đây khoảng cách này đã đợc cải thiện, song nhìn chung vẫn còn thua thiệt nhiều về giá. Hiện nay chúng ta đang từng bớc đa một số giống chè có chất lợng cao của Đài Loan, Nhật Bản vào trồng để nâng cao giá trị xuất khẩu.

Hiện nay giá thành sản xuất chè thấp, chủ yếu nhờ chi phí lao động và thuế đất đồi núi thấp. Đồng thời nhờ vào kinh nghiệm trồng và chăm sóc của nhân dân. Do vậy, với giá mua chè búp tơi (nguyên liệu) 2,0-2,5 ngàn đồng/kg, nông dân có thể chấp nhận. Chi phí chế biến (4 tơi = 1khô) + (cộng với) phí xuất khẩu = 9,50 tr. đồng/tấn chè thành phẩm + (cộng) giá chè nguyên liệu = Giá vốn xuất khẩu khoảng 19,5 - 20,0 tr.đồng/tấn, vậy so với giá xuất (FOB) chè Việt Nam (1550- 1600 USD/tấn) xuất khẩu sẽ có lãi và có khả năng canh tranh trên thị trờng.

Những hạn chế trong cạnh tranh xuất khẩu chè

- Vùng sản xuất chè chủ yếu là những nơi đất xấu, đại bộ phận trên các đồi núi, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống còn nhiều yếu kém. Trong các vùng trồng chè phần lớn là đồng bào các dân tộc ít ngời, đời sống gặp nhiều khó khăn ảnh hởng lớn tới khả năng đầu t thâm canh và đổi mới kỹ thuật canh tác. Năng suất chè Việt Nam còn thấp so với thế giới và các nớc trong khu vực, là cản lực lớn nhất đối với nâng cao sức cạnh tranh của ngành chè.

- Sản phẩm chè của Việt nam cha có thơng hiệu. Cha có thị trờng, bạn hàng lớn ổn định và điều kiện tín dụng thuận lợi. Việc thanh toán ở một số thị trờng gặp rất nhiều khó khăn, vừa chậm vừa không an toàn do họ thiếu ngoại tệ (Nga ), hoặc bị cấm vận ( Irắc, Libi ) ...

Trên cơ sở phân tích về những lợi thế, (thuận lợi, khó khăn), có thể đánh giá tổng quát: Ngành chè Việt Nam là ngành có khả năng phát triển

và có triễn vọng về thị trờng, tơng lai có khả năng cạnh tranh nâng cao đ- ợc hiệu quả là ngành có ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội và cải thiện môi tr- ờng. Xoá đói, giảm nghèo, việc làm và cải tạo đất. Tuy vậy cần giải quyết

tốt các vấn đề sau:

- Tăng cờng sản xuất nguyên liệu bằng đầu t thâm canh, phục hồi vờn chè xấu, giống cũ, đảm bảo thuỷ lợi tới. Phát triển chè ở những vùng thích hợp và nâng cao mức đầu t thâm canh chè lên 2500USD/ha. Theo các

chuyên gia FAO cho rằng: “nâng cao sản lợng và chất lợng các vờn chè -

là yếu tố quyết định tơng lai của ngành chè Việt Nam ”

- Tập trung đầu t vào chế biến chè ngon, chè sạch, chè chữa bệnh, khai thác lợi thế tiểu khí hậu sản xuất chè đặc sản vùng cao, bao bì đẹp hấp dẫn đi vào những thị hiếu và nhu cầu đa dạng của ngời tiêu dùng hiện nay.

Một phần của tài liệu tình hình xuất khẩu nông sản của việt nam trong tiến trình gia nhập wto và những định hướng phát triển (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w