III. Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị về mặt số l ợng, thời gian, công suất.
3. Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị về mặt thời gian.
Để đánh giá tình hình sử dụng máy móc thiết bị về mặt thời gian ta dùng hệ số sử dụng máy móc thiết bị về mặt thời gian. Ta sử dụng các hệ số sau:
Thời gian làm việc thực tế Thời gian làm việc theo chế độ
Hệ số này cho biết trong 1 năm máy móc thiết bị hoạt động bao nhiêu giờ, phải ngừng hoạt động bao nhiêu giờ. Hệ số này càng tiến tới 1 thì hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị càng cao.
Trong thời gian qua, do tính chất sản xuất ổn định, sản xuất đợc tiến hành liên tục vì vậy mà thời gian làm việc của thực tế của máy móc thiết bị ở Nhà máy có điều kiện nâng cao. Cụ thể ta có thể xem xét tình hình sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị tại Nhà máy ở bảng 14 trang sau.
Theo chế độ, Nhà máy quy định chung là mỗi máy làm việc 2 ca/ngày và một năm làm 273 ngày, trong đó 1 ca làm việc 8 tiếng.
Không giống nh các doanh nghiệp xây dựng có thời gian làm việc thực tế rất thấp so với thời gian làm việc theo chế độ. ở Nhà máy do tính chất sản xuất liên tục nên thời gian làm việc thực tế tơng đối cao, và không có sự biến động lớn giữa các loại máy. Nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy năm 2000 hệ số sử dụng thời gian cũng khá cao ở một số máy nh máy in offset 1 màu, 4 màu, máy gấp và máy khâu chỉ (bằng 0,8; 0,58; 0,71; 0,79). Tuy nhiên máy in 2 màu có hệ số này rất thấp (chỉ bằng 0,19). Đó là do lợng đặt hàng về trang in 2 màu rất thấp so với năng lực sản xuất.
Sang năm 2001, hệ số sử dụng thời gian của tất cả các loại máy đều tăng lên đáng kể và hệ số này của các loại máy là tơng đối cao, đặc biệt là máy in 1 màu,
máy gấp và máy khâu chỉ (bằng 0,82; 0,82; 0,92). Do vậy mà sang năm 2002, hệ số này cũng tăng nhng không đáng kể.
Nhìn chung 3 năm qua, ta thấy máy in 1 màu, 4 màu, máy gấp, máy khâu chỉ có hệ số sử dụng thời gian tơng đối cao, do vậy mà hệ số huy động công suất của các máy này cũng rất cao (nh đã phân tích ở phần trớc).
Có đợc nhữnh tình hình nh trên là do 1 số nguyên nhân sau:
• Sản phẩm SGK tuy là có tính chất mùa vụ, nhng lại có khả năng lu kho nên Nhà máy có thể sản xuất từ tháng 11 năm trớc cho đến hết tháng 8 năm sau. Đồng thời vào tháng 9, tháng 10. Nhà máy có thể thực hiện in sách tham khảo. Do vậy mà có thể làm giảm tính mùa vụ của sản xuất, làm cho sản xuất đợc tiến hành liên tục, nâng cao thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị. Vào những lúc sản xuất cao điểm, theo chế độ thì Nhà máy chỉ làm việc 2 ca một ngày, nhng lại huy động làm 3 ca 1 ngày, do vậy cũng tăng thời gian làm việc thực tế.
• Việc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất đợc thực hiện tơng đối tốt. Hầu nh các máy móc thiết bị của Nhà máy cha từng phải ngừng máy do thiếu nguyên vật liệu. Điều này cũng tạo điều kiện cho máy móc thiết bị đợc hoạt động liên tục.
• Công tác bảo dỡng máy hàng ngày, hàng tuần tạo điều kiện cho việc duy trì sự lâu bền của máy móc thiết bị và có thể kịp thời phát hiện sự cố và hỏng hóc để kịp thời sửa chữa, tránh để máy ngừng lâu. Tuy nhiên, ở Nhà máy lại không có công tác sửa chữa dự phòng, mà chỉ có sửa chữa khi phát hiện sự cố nên nhiều khi bị động và quá tải trong sửa chữa, làm cho thời gian ngừng máy kéo dài. Chế độ bảo dỡng máy hàng ngày hàng tuần tốn khá nhiều thời gian gây nên thời gian ngừng máy dài. Đặc biệt lại với biên chế chỉ có 6 ngời trong tổ Cơ điện thì không tránh khỏi việc không hoàn thành nhiệm vụ sửa chữa nhanh chóng. Điều đó đã làm cho thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị giảm xuống.
• Năng lực sản xuất đợc bố trí không đồng đều giữa các máy trong một dây chuyền sản xuất, gây nên tình trạng một số máy thì làm việc khẩn trơng còn một số máy thì không có việc để làm. Do vậy cũng ảnh hởng đến sự không đồng đều giữa các máy về việc huy động thời gian làm việc theo chế độ.
Trên đây là một số nguyên nhân chung cơ bản ảnh hởng đến tình hình huy động máy móc thiết bị về mặt thời gian. Và trong mỗi năm lại có những nguyên nhân, lý do riêng cho sự tăng giảm hệ số huy động thời gian của mỗi loại máy móc thiết bị.