I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG
1. Phân chia khu vực thị trường
Phân chia khu vực thị trường là một biện pháp hiệu quả giúp công ty Cổ phần kim khí Hà Nội có thể dễ dàng hơn trong việc tổ chức hệ thống kênh tiêu thụ của mình trên các thị trường khác nhau. Hiện nay hệ thống kênh tiêu thụ của công ty bao gồm văn phòng công ty, 11 xí nghiệp thành viên, 1 chi nhánh và 26 cửa hàng bán lẻ. Thị trường của công ty hiện nay tập trung chủ yếu ở Hà Nội. Trên thị trường này còn
có rất nhiều các đơn vị kinh doanh kim khí nên tính chất cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm là rất cao. Do vậy công ty cần có biện pháp phân chia khu vực thị trường. Trên thực tế thì hiện nay hệ thống các xí nghiệp và cửa hàng bán lẻ chưa đáp ứng được hết nhu cầu khách hàng. Nhu cầu về thép hiện nay là rất cao phục vụ cho ngành xây dựng cơ bản nhất là ở một số vùng lân cận Hà Nội như: phía tây là một số khu như Mỹ Đình, Từ Liêm, khu Công nghiệp An Khánh (Hà Tây); Phía đông bắc là khu Công nghiệp Bắc Thăng Long (Đông Anh), Khu Quang Minh (Vĩnh Phúc), Khu Sài Đồng (Gia Lâm)..vv.Trong khi đó thì nhu cầu kim khí trong nội thành lại ngày càng giảm do khối tích xây dựng ngày càng thu hẹp. Chính từ xu hướng đó ta sẽ đề xuất giải pháp cho việc phân chia khu vực thị trường trước mắt tại khu vực Hà Nội như sau:
-Giải thể một số cửa hàng bán lẻ trong nội thành kinh doanh kém hiệu quả như: CHKK Giải Phóng, CHKK La Thành…
-Thay vào đó là việc thành lập mới một số cửa hàng bán lẻ tại khu Đông Anh; Từ Liêm; Thường tín( Hà Tây); Bắc Ninh…
-Các cửa hàng thuộc các thị trường gần nhau hợp thành một nhóm khoảng 5->6 cửa được quản lý bởi một xí nghiệp trực thuộc.
Giải pháp này sẽ giúp công ty đáp ứng được nhu cầu khách hàng mua lẻ trực tiếp. Mặt khác giảm được áp lực cạnh tranh từ các đối thủ hiện tại, tăng khả năng cạnh tranh của mình, mở rộng thị trường, tăng thị phần và tăng doanh số bán.
Giải pháp về lâu dài là công ty nên mở rộng thị trường của mình ra một số tỉnh thành phía Bắc đang có mức đầu tư phát triển cao và
tiến trình công nghiệp hoá diễn ra mạnh như: Vĩnh phúc, Bắc Ninh,Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Bắc Ninh…
Đối với 1 chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh là hơi ít so với nhu cầu thị trường rộng lớn các sản phẩm kim khí. Như vậy công ty có thể cử đại diện trực tiếp vào điều hành chi nhánh này mặt khác đầu tư mở rộng thêm chi nhánh ở một số quận khác của thành phố lấy cơ sở là chi nhánh sẵn có đã có một thời gian hoạt động nhất định nên ít nhiều đã có kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường Miền Nam.
Để thực hiện giải pháp này công ty cần có thêm một cấp quản lý nữa, đó là cấp quản lý một nhóm 5->6 các cửa hàng. Như vậy số xí nghiệp thành viên kinh doanh sẽ chỉ còn lại khoảng 4->5 xí nghiệp tập trung vào một đầu mối quản lý.
Khi đó việc tổ chức lại bộ máy quản lý của các xí nghiệp trực thuộc là hết sức quan trọng mà công ty cần quan tâm.
* Hiệu quả của giải pháp mang lại gồm:
- Phân chia theo khu vực thị trường như trên sẽ giảm được tính cạnh tranh giữa công ty và các đối thủ.
-Dễ dàng hơn trong quản lý cửa hàng. -Đáp ứng nhu cầu thị trường
- Đón đầu được sự phát triển kinh tế và những xu hướng biến động của cầu trong khu vực thị trường trong tương lai.
- Vận hành hiệu quả hơn mạng lưới tiêu thụ.