Huy động vốn

Một phần của tài liệu mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện kinh môn (Trang 31 - 35)

Hoạt động huy vốn trong 3 năm trở lại đây luôn tăng trưởng với tốc độ cao. Năm 2004, tổng nguồn vốn huy động được là 90,47 tỉ tăng 15,27 tỉ so với năm 2003 tương đương 20,3% về số tương đối.

Năm 2005, tổng nguồn vốn huy động được là 130,41 tỉ tăng 39,94 tỉ so với năm 2004 tương đương tăng 44,1 % về số tương đối.

Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT Kinh Môn.

Đơn vị: tỉ đồng

Chỉ tiêu 2003 2004 2005

Tổng nguồn vốn huy động 92.401 106.09 144.915

Tỉ trọng so với năm 2003(%) 100 114.8 156.8.

Nguồn: phòng kế toán-ngân quĩ NHNo&PTNT Kinh Môn

Cơ cấu nguồn vốn ( theo thời gian)

GIÁM ĐỐC

PGĐ KINH DOANH

CHI NHÁNH CẤP

3 PHÚC THÀNH PGĐ KẾ TOÁN NGÂN QUĨ

PHÒNG KINH

DOANH PHÒNG KẾ TOÁN- NGÂN QUĨ

Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn tại NHNo&PTNT Kinh Môn năm 2003-2005 Đơn vị: tỉ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 Tỉ trọng 04/03 2005 Tỉ trọng 05/04 Không thời hạn 20,01 26,854 34.2% 34,324 27.8% TK có kì hạn<12 tháng 13,811 14,022 1.5% 14,911 6.3% TK có kì hạn từ 12- 24 tháng 24,849 26,93 8.3% 35,764 32.8% TK có kì hạn > 24 tháng 33.731 34.111 01.1% 51.153 49.9% tổng nguồn vốn huy động 92.401 106.09 144.915 36.6%

Nguồn: phòng kế toán-ngân quỹ NHNo&PTNT Kinh Môn Tiết kiệm có kì hạn <12 tháng chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong tổng nguồn vốn huy động, và có xu hướng tăng qua các năm song không có sự biến động nhiều cả về số tương đối và số tuyệt đối. Năm 2003 tiền gửi dưới 12 tháng đạt 13.811 tỷ đồng, năm 2004 tăng lên 14.022 tỉ đồng và năm 2005 tăng lên 14.911 tỉ đồng, tăng so với năm 2003 là 1.1 tỉ đồng tương đương tăng 7.9%.

Tiết kiệm có kì hạn từ 12 đến 24 tháng và trên 24 tháng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2003, tổng nguồn vốn trên 12 tháng đạt 56.516 tỉ đồng chiếm 61% tổng nguồn huy động, năm 2004 đạt 61.041 tỉ đồng tăng 4.525 tỉ so với năm 2003 tương đương 8%, năm 2005 đạt 86.917 tỉ đồng tăng so với năm 2003 là 30.401 tỷ tương đương 1.53 lần, chiếm 60% tổng nguồn vốn. Đây là nguồn vốn trung và dài hạn, có tính ổn định cao, thuận lợi cho ngân hàng trong quản lí và lập kế hoạch. Song lãi suất của nguồn này thường cao hơn các nguồn khác, dẫn tới chi phí huy động cao hơn.

Tiết kiệm không kì hạn chiếm tỉ trọng tương đối trong tổng nguồn vốn huy động.Năm 2003, tiết kiệm không kì hạn đạt 20.01 tỉ đồng, năm 2004 đạt 26.854 tỷ, tăng so với năm trước là 6.844 tỉ tương đương 34%, năm 2005 đạt 34.324 tỉ tăng so với năm trước là 7.47 tỉ đồng tương đương 27.8%. Đây là tiền gửi chủ yếu từ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn huyện với mục đích dùng để thanh toán là chủ yếu, không có thời hạn xác định. Ưu điểm của nguồn này là lãi suất thấp nên chi phí huy động thấp, song không ổn định khó quản lí, không chủ động trong sử dụng vốn.

Nguồn vốn qua các năm tăng cao là do sự tăng trưởng cao của nguồn tiền gửi không kì hạn và có kì hạn trên 12 tháng.Trong những năm vừa qua các doanh nghiệp tổ chức trên địa bàn huyện luôn mở rộng quy mô, tăng cường hợp tác quan hệ với các đối tác bên ngoài, nên nhu cầu thanh toán qua ngân hàng tăng. Đồng thời do nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, người dân tin tưởng vào sự phát triển ổn định của đất nứơc. Và do ngân hàng trong thời gian qua đã đưa ra mức lãi suất hấp dẫn người gửi tiền

Cơ cấu theo loại tiền

Bảng 3: Tình hình huy đông vốn phân theo loại tiền

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2003 2004 2005

Ngoại tệ(qui đổi) 2,063 4,173 8,763

Nội tệ 90.338 101.917 136.152

Tổng nguồn 92.401 106.09 144.915

Nguồn: phòng kế toán-ngân quĩ NHNo&PTNT Kinh Môn Nguồn vốn huy động bằng nội tệ chiếm tỉ trọng và quy mô lớn trong các năm(năm 2003 chiếm 97,7% trong tổng nguồn vốn huy động được, năm 2004 chiếm 96%, năm 2005 chiếm 93,9%). Quy mô nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn huy động. Cả hai nguồn này đều có xu hướng tăng nhanh cả về số tuyệt đối và số tương đối. Nguồn vốn nội tệ năm 2003 đạt 90.338 tỷ đồng, đến năm 2004 đạt 101.917 tỷ đồng, năm 2005 đạt 136.152 tỷ đồng tăng so với năm 2003 là 45.814 tỉ tương đương 50.7%. Nguồn vốn huy động bằng tiết kiệm ngoại tệ chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động song nó có vai trò to lớn, góp phần tăng ngoại tệ cho thanh toán quốc tế, dự trữ quốc gia. Trong các năm qua nguồn vốn ngoại tệ tăng đều về số tương đối và tuyệt đối ( 2005 tăng 4,59 tỷ đồng về số tuyệt đối tương đương 109,9% về số tương đối so với năm 2004, 2004 tăng 2,11 tỷ về số tuyệt đối tương đương 102,3% về số tương đối so với năm2003).

Có thể coi đây là những thành công của chi nhánh trong việc huy động vốn. Đây là kết quả của sự nỗ lực cố gắng của toàn bộ ban lãnh đạo và nhân viên của

các hoạt động khác,coi nguồn vốn bằng nội tệ là chủ yếu nhưng đồng thời chú trọng đến nguồn vốn bằng ngoại tê của các tổ chức kinh tế và dân cư. Chi nhánh luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền nhanh chóng và chính xác nhất, đồng thời luôn tư vấn cho khách hàng về các thủ tục, về lãi suất và các kì hạn gửi tiền, giúp khách hàng gửi tiền có sự lựa chọn tốt nhất cho riêng mình, đồng thời tạo niềm tin với khách hàng. Do nắm bắt được thời điểm nguồn vốn nhàn rỗi của nhân dân như sau các vụ mùa hay khi người nhà gửi tiền từ nước ngoài về để huy động tối đa vốn nhàn rỗi.

Cơ cấu theo thành phần kinh tế

Bảng 4:tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế tại NHNo&PTNT Kinh Môn năm 2003-2005

Đơn vị: tỉ đồng

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2004/03 05/04

Vốn huy động từ dân cư 55.19 63.553 96.081 13.2% 51.18%

Vốn huy động từ các TCTD+KB 20.01 26.854 34.324 34.2% 27.8%

Vốn uỷ thác 17.201 15.620 14.510

Tổng nguồn vốn huy động 92.401 106.09 144.915

Qua bảng số liệu trên ta thấy, nguồn vốn qua các năm tăng trưởng không đều qua các năm cả vể số tương đối và số tuyệt đối. Trong năm 2004, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và kho bạc tăng 34.2% nhưng nguồn tiền gửi của dân cư tăng 13.2%. Qui mô nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng nhanh hơn tiền gửi dân cư, nhưng xét về số tuyệt đối thì nguồn tiền gửi dân cư vẫn tăng trưởng nhiều hơn. Cụ thể tiền gửi dân cư tăng 8.363 tỉ đồng còn tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 6.844 tỉ đồng. Năm 2005, nguồn tiền gửi dân cư tăng nhanh vượt trội, đạt 96.081 tỉ đồng tăng so với năm 2004 là 55%. Còn tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng tăng thêm7.47 tỉ nhưng tốc độ tăng đã giảm chỉ còn 27.8% so với năm trứơc.

Có được những kết quả đó là do chi nhánh đã có những chiến lược phù hợp để thù hút vốn từ tầng lớp dân cư- là những khách hàng mục tiêu của ngân hàng. Hình ảnh về ngân hàng từng bước được cải thiện, nâmg cao uy tín nên được nhân dân tin tưởng gủi tiền. Đồng thời phản ánh thu nhập của nhân dân trong

huyện đã được nâng cao, nhân dân thay đổi từ tích trữ tiền sang gửi tiền vào ngân hàng.

Do điều kiên kinh tế xã hội của huyện là một huyện nông nghiệp nên các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện là không nhiều. Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế chỉ chíêm 1/3 trong tổng khối lượng huy động. Trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển, các doanh nghiệp xuất hiện trên địa bàn huyện cũng tăng nhanh. Ngân hàng đã chủ động tạo mối quan hệ với các doanh nghiệp, tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi của họ. Vì vậy tiền gửi của các tổ chức kinh tế liên tục tăng nhanh. Ưu điểm của nguồn tiền này là lãi suất huy động thấp, đồng thời ngân hàng còn thực hiện các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng bằng số tiền gửi trong ngân hàng, phát triển các dịch vụ khác của ngân hàng.

Một phần của tài liệu mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện kinh môn (Trang 31 - 35)