Kiến nghị với các cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện kinh môn (Trang 60 - 67)

3.3.1. Với NHNo&PTNT Việt Nam.

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nên nhanh chóng hoàn thiện công tác cải cách đổi mới ngân hàng, sớm đưa giao dịch một cửa vào hoạt động. Như vậy vừa tạo thuận lợi cho khách hàng, vừa là điều kiện để cán bộ ngân hàng nâng cao trình độ, nhanh nhạy với thời cuộc.

Thay đổi cách tính cho khách hàng khi khách hàng không trả đủ.

Khi đến hạn hoặc quá hạn, khách hàng không mang trả đủ số nợ mà chỉ có một phần, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng trả hết lãi, số còn lại trả vào gốc. Như vậy về phía khách hàng không được lợi. Ngân hàng nên thay đổi lại cách tính, số tiền khách hàng mang trả sẽ trả cho gốc và lãi theo tỉ lệ.

Trang bị thêm máy móc công nghệ hiện đại đến các chi nhánh, đặc biệt là các chi nhánh cấp 3.

Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ ngân hàng có điều kiện học tập, nâng cao trình độ. Mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ. Đồng thời nên có những chính sách ưu tiên, khuyến khích nhân viên tự nâng cao trình độ như có trợ cấp thêm cho người có trình độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn cao, để khuyến khích nhân viên tự học hỏi, bồi dưỡng kiến thức.

Chính sách lãi suất ưu đãi: thực tế hiện nay, mức lãi suất cho vay hộ sản xuất vẫn còn cao, dẫn đến nhiều hộ nông dân không vay được vốn của ngân hàng. Lợi nhuận trong lĩnh vực nông nghiệp thường thấp hơn các ngành khác. Nhưng nguồn tiền huy động cho vay hộ sản xuất chịu lãi suất cao. Ngân hàng là trung gian tài chính, là cầu nối trung gian, đồng thời dung hoà lợi ích của cả người gửi và người vay. Ngân hàng nên có biện pháp cụ thể để giảm chi phí huy động để giảm lãi suất cho vay. Mặt khác, ngân hàng nên áp dụng mức lãi suất cho vay hộ sản xuất thấp hơn các khách hàng khác, để tất cả các hộ có nhu cầu vốn đều có thể đến với ngân hàng.

3.3.2. Với ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng nhà nước là cơ quan quản lí điều hành các ngân hàng thương mại, là cơ quan định hướng hoạt động cho các ngân hàng. Ngân hàng nhà nước tham mưu cho quốc hội, Chính Phủ đề ra các văn bản luật, nghị định để điều chỉnh các hoạt động của ngân hàng thương mại nói riêng và thị trường tiền tệ nói chung. Ngân hàng nhà nước có chính sách tiền tệ hợp lí hơn để khuyến khích các hộ nông dân có thể đến với ngân hàng.

Ngân hàng nhà nước nên có những văn bản , các quyết định quy định hoạt động của các ngân hàng theo sát chuẩn mực quốc tế hơn nữa. Đồng thời có cái nhìn chính xác về chất lượng hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam. Hiện nay, chất lượng tín dụng của các ngân hàng so với chuẩn thế giới còn thấp. Hoạt động của ngân hàng còn chạy theo lợi nhuận trước mắt mà bỏ qua sự an toàn của ngân hàng.

Các ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần dù làm ăn có hiệu quả nhất song vẫn có nguy cơ phá sản. Vì vậy, ngoài những văn bản luật, ngân hàng nhà nước còn phải nâng cao kiểm tra giám sát đối với hệ thống ngân hàng. Có những biện pháp xử lí nghiêm minh khi phát hiện sai phạm, không bao che.

Nhanh chóng hoàn thiện tổ chức lại hệ thống ngân hàng:

Hệ thống ngân hàng hiện nay đang được tổ chức lại theo hướng hiện đại hoá theo tiêu chuẩn quốc tế. Khi được tổ chức lại sẽ hoạt động có hiệu quả hơn. Hiện nay quá trình hiện đại hoá ngân hàng vẫn còn diễn ra, ngân hàng nhà nước nên có biện pháp đẩy nhanh quá trình tổ chức lại. Bên cạnh đó, ngân hàng nhà nước cần thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các ngân hàng quốc doanh. Khi cổ phần hoá, các ngân hàng có điều kiện tăng nguồn vốn, kinh doanh có hiệu quả hơn,

3.3.3. Với chính phủ

Chính phủ phải có chính sách phát triển đồng bộ giữa các lĩnh vực. Chính sách khuyến nông nhưng phải kết hợp đồng thời với việc lo tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho nông dân. Hiện nay vấn đề tiêu thụ nông sản đang là một vấn đề đặt ra. Người nông dân làm ra sản phẩm song không tiêu thụ được hoặc phải bán với giá rẻ do không có nới tiêu thụ. Người làm ra sản phẩm không có lãi hoặc có lãi song lãi ít. Chính phủ nên có biện pháp để tạo đầu ra ổn định, giá cả hợp lí cho mặt hàng nông sản, người nông dân yên tâm sản xuất.

Không nên can thiệp quá sâu vào các hoạt động của ngân hàng. Chính phủ nên để ngân hàng hoạt động tự chủ, không nên bắt ngân hàng phải cho vay theo chỉ định của chính phủ.

Có chính sách bảo bảo hộ kinh tế hộ. Kinh tế hộ còn trong giai đoạn đầu phát triển còn non kém, khó cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời khuyến khích các hộ phát triển kinh tế hộ lên kinh tế trang trại, liên kết các hộ sản xuất kinh doanh để tạo động lực và sức mạnh tổng hợp cho nông nghiệp nông thôn phát triển.

Chính phủ nên có hỗ trợ về vốn, công nghiệp chế biến. Hiện nay các nông sản của chúng ta hầu hết đều xuất thô chưa qua chế biến nên giá trị thấp, nhiều mặt hàng do không có công nghệ bảo quản nên không xuất khẩu được. Chính phủ nên có chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, xuất khẩu có giá trị cao, đồng thời tạo thị trường tiêu thụ cho nhiều loại nông sản.

Xoá bỏ thúê sử dụng đất nông nghiệp. Thuế sử dụng đất nông nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn thu ngân sách quốc gia. Khi xoá bỏ thuế nông nghiệp không ảnh hưỏng nhiều đến nguồn thu của ngân sách, đồng thời tạo động lực kích thích người nông dân sản xuất. Xoá bỏ thuế nông nghiệp có tác dụng hỗ trợ cho các hộ, đặc biệt là những hộ khó khăn.

Xây dựng các công trình thuỷ lợi, hỗ trợ các địa phương hiện đại hoá hệ thống tưới tiêu. Ở nhiều địa phương hệ thống trạm bơm tưới tiêu chưa có. Người nông dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất. Xây dựng hệ thống trạm bơm giảm sức lao độngvà tạo sự chủ động trong sản xuất cho hộ nông dân.

Kết luận

Lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nước ta trong những năm đổi mới nền kinh tế vừa qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, làm thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam. Đóng góp vào những thành công đó có vai trò của ngành ngân hàng và đặc biệt là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Với vai trò là trung gian tài chính, mang vốn đến với người nông dân. Nguồn vốn ngân hàng góp phần giảm tình trạng thiếu vốn của nông thôn, hạn chế vay nặng lãi có từ lâu đời.

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kinh Môn là một chi nhánh trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Trong thời gian qua ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Kinh Môn luôn cố gắng vươn lên để tự khẳng định vị trí, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập của người dân đặc biệt là những người nông dân.

Do thời gian thực tập ngắn và khả năng có hạn, nên bài viết còn nhiều sai sót. Em mong các thầy cô đóng góp xây dựng để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Cao Cự Bội và các thày cô trong khoa Ngân hàng – tài chính đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Ts Phan Thu Hà - Giáo trình Ngân hàng thương mại, Đại học Kinh tế Quốc Dân

2. Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, đại học Kinh Tế Quốc Dân 3. Kinh tế hộ sản xuất

4. Frederic Mishkin - Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, nhà xuất bản khoa học kĩ thuật.

5. Thời báo ngân hàng năm 2004-2005 6. Thời báo kinh tế năm 2004-2005

7. Quy định cho vay với khách hàng – NHNo&PTNT Việt Nam 8. Tài liệu phòng kế toán- ngân quỹ NHNo&PTNT Kinh Môn

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu ...1

Chương 1: Hộ sản xuất trong nền kinh tế nước ta và vai trò tín dụng đối với sự phát triển của hộ sản xuất...2

1.1. Kinh tế hộ sản xuất trong nền kinh tế Việt Nam...2

1.1.1. Khái niệm hộ sản xuất...2

1.1.2. Đặc điểm kinh tế hộ sản xuất...3

1.1.3. Vai trò hộ sản xuất và kinh tế hộ đối với sự phát triển kinh tế của nứơc ta...5

1.2. Tín dụng ngân hàng với sự phát triển kinh tế hộ sản xuất...8

1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng...8

1.2.2 Phân loại tín dụng...8

1.3. Vai trò tín dụng ngân hàng với sự phát triển kinh tế hộ sản xuất...13

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới quy mô tín dụng hộ sản xuất...16

1.4.1. Nhân tố thuộc về môi trường pháp lí...16

1.4.2. Môi trường kinh tế...17

1.4.3. Nhân tố thuộc về ngân hàng...17

1.4.4. Nhân tố từ các hộ gia đình...20

1.5. Chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất...21

1.5.1. Khái niệm chung về chất lượng tín dụng...21

1.5.2. Những chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng...22

1.5.2.1. Chỉ tiêu tương đối...22

1.5.2.2. Chỉ tiêu định lượng...23

1.5.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng...24

1.5.3.1. Nhân tố khách quan...24

1.5.3.2. Nhân tố chủ quan...25

Chương 2: Thực trạng tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT Kinh Môn...27

2.1. Giới thiệu chung về chi nhánh...27

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các phòng ban...28

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp Kinh Môn...31

2.1.3.1. Huy động vốn...31

2.1.3.2 Cho vay...35

2.1.3.3. Hoạt động tài chính, thanh toán, ngân quĩ...37

2.2. Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Kinh Môn...38

2.2.1. Quy trình cho vay hộ sản xuất...38

2.2.1.1. Đối tượng cho vay...38

2.2.1.2. Quy trình cho vay...39

2.2.2. Hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kinh Môn...42

2.2.2.1. Doanh số cho vay...42

2.2.2.2. Thu nợ ...44

2.2.2.3. Dư nợ ...45

2.3. Đánh giá kết quả hoạt động cho vay hộ sản xuất...47

2.3.1. Những thành tựu đạt được...47

2.3.1.1. Đối với ngân hàng...47

2.3.2. Những mặt hạn chế...51

2.3.2.1. Thời hạn vay chưa phù hợp với thời vụ sản xuất...51

2.3.2.2. Tỉ lệ nợ quá hạn...51

2.3.2.3. Công tác thẩm định còn sơ sài chưa được chú trọng, theo dõi sử dụng vốn chưa được quan tâm...52

Chương 3: Giải pháp mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Kinh Môn...53

3.1. Phương hướng và mục tiêu trong thời gian tới...53

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế hộ tại huyện Kinh Môn...53

3.1.2. Định hướng phát triển của ngân NHNo&PTNT Kinh Môn...53

3.2. Giải pháp mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Kinh Môn...54

3.2.1. Cải tiến qui trình và thủ tục vay vốn...54

3.2.2. Nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng...55

3.2.3. Mở rộng mạng lưới hoạt động, củng cố lại mạng lưới sẵn có...56

3.2.4. Xây dựng kế hoạch marketing,...57

3.2.5. Đa dạng hoá phương thức cho vay...59

3.2.6. Nâng cao thẩm định trước và sau khi vay vốn...60

3.3. Kiến nghị với các cơ quan chức năng...60

Kết luận...64

Một phần của tài liệu mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện kinh môn (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w