Quy trình cho vay

Một phần của tài liệu mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện kinh môn (Trang 39 - 42)

Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn

Khách hàng cần có các giấy tờ sau:

Các giấy tờ để chứng minh tính pháp lí: giấy chứng minh nhân dân của người đứng tên vay, sổ hộ khẩu gia đình..

Phương án sử dụng vốn. Đối với khoản vay có giá trị nhỏ, người vay không cần phương án sử dụng vốn mà chỉ cần khai báo thông tin có liên quan về lao động, đất đai, đối tượng sản xuất… và ghi trực tiếp vào giấy đề nghị vay vốn.

Các giấy tờ liên quan tới tài sản bảo đảm. Thông thường các hộ vay khoản vay nhỏ nên không cần thế chấp tài sản, nhưng hầu hêt phương án sản xuất đều liên quan tới sử dụng đất nên phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải có xác nhận của địa chính xã, xác nhận đất không có tranh chấp như minh chứng về tính khả thi của dự án.

Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của ngân hàng.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay vốn

Thẩm định là bước quan trọng nhất, quyết định có cho khách hàng vay vốn hay không. Thẩm định kĩ giúp ngân hàng tránh được rủi ro đạo đức của khách hàng, chọn được dự án thực sự có tính khả thi. Thẩm định trên phương diện tài chính và phi tài chính.

Thẩm định về phương diện phi tài chính: Hộ nông dân cư trú trên địa bàn có trụ sở của chi nhánh. Người đại diện cho hộ giao dịch với ngân hàng có thể là chủ hộ hoặc người được uỷ quyền có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Vốn được sử dụng cho mục đích hợp pháp, phù hợp với các qui định phát triển kinh tế, môi trường. Các yếu tố xã hội của hộ cũng là điểm ngân hàng rất quan tâm. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của hộ, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của hộ như thói quen sinh hoạt, uy tín chủ hộ, khả năng tổ chức sản xuất của hộ.

Thẩm định trên phương diện tài chính: theo hai hướng là thẩm định nhu cầu vay và khả năng trả nợ của hộ. Thẩm định nhu cầu vay của hộ, ngân hàng dựa vào phương pháp định mức cho vay( số tiền vay xác định trên đơn vị diện tích

canh tác, đầu gia súc. Khả năng trả nợ dựa trên năng lực tài chính của hộ. Ngân hàng không tài trợ cho toàn bộ dự án mà yêu cầu hộ phải tham gia một phần vốn vào dự án, để đảm bảo hộ cố gắng làm ăn có hiệu quả. Vốn của hộ tham gia không nhất thiết dưới dạng tiền mà có thể dưới dạng hiện vật như giống, phân bón, sức kéo….Tuỳ từng loại hình sản xuất mà ngân hàng yêu cầu vốn tự có nhiều hay ít.

Ngân hàng còn phân tích các nguồn tài chính dùng để trả nợ cho ngân hàng, đây là nguồn cho thấy khách hàng có khả năng trả nợ cho ngân hàng hay không. Nguồn trả nợ chính là thu nhập từ kết quả thực hiện dự án ngân hàng tài trợ. Bên cạnh đó còn có các nguồn khác. Khi hộ tham gia sản xuất nhiều nghề thì thu nhập từ tất cả các nghề có thể là nguồn trả nợ cho ngân hàng. Khi xem xét kì hạn nợ, ngân hàng nên chú ý tới thời điểm có thu nhập của hộ.

Phương pháp thẩm định: phân tích các dữ liệu có trong hồ sơ vay vốn, hồ sơ khách hàng, sau đó đối chiếu với các quy định của chính sách tín dụng, chính sách phát triển kinh tế và thẩm tra tại chỗ.

Bước 3: Quyết định tín dụng.

Sau khi xem xét hồ sơ và thẩm định dự án, nếu đủ điều kiện vay vôn, ngân hàng sẽ quyết định cho vay. Thông thường, người ra quyết định là phó giám đốc kinh doanh. Hợp đồng tín dụng được kí kết giữa người đại diện của hộ với phó giám đốc ngân hàng.

Bước 4: Giám sát tiền vay và thu hồi nợ.

Cách thức giải ngân phụ thuộc vào phương thức cho vay. Thường các hộ vay số tiền nhỏ, ngân hàng cho vay theo phương thức cho vay là từng lần.

Sau khi giải ngân, ngân hàng phải kiểm tra tại chỗ việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích không. Ngân hàng thu nợ theo định kì. Trong trường hợp không trả được nợ, ngân hàng căn cứ từng nguyên nhân cụ thể để ra quyết định.

Một phần của tài liệu mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện kinh môn (Trang 39 - 42)