Những chỉ báo trong phân tích kỹ thuật

Một phần của tài liệu áp dụng phân tích kỹ thuật trong phân tích và đầu tư chứng khoán (Trang 45)

Các chỉ báo trong phân tích kỹ thuật có thể chia làm 2 loại:

• Một nhóm các dấu hiệu thường được sử dụng để xác định xu hướng thị trường một cách khách quan. Những dấu hiệu này gọi là những dấu hiệu dự báo xu hướng.

• Một nhóm các dấu hiệu thị trường được dùng để đo lường tốc độ biến động giá. Nhóm dấu hiệu này được gọi là công cụ đo đà giao động của giá.

Sau đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng chỉ báo.

1.8.1. Đường trung bình động (MA)

a) Giới thiệu

Trung bình động là một trong những công cụ phổ biến và dễ sử dụng trong phân tích kỹ thuật. Chúng làm trơn dãy dữ liệu và giúp cho việc nhận biết xu thế được dễ hơn, đặc biệt nó có ích trong những thị trường không ổn định. Chúng cũng đặt nền móng mcho việc xây dựng những chỉ báo kỹ thuật khác.

Hai dạng phổ biến nhất của trung bình động là: trung bình động giản đơn (SMA) và trung bình động mũ.

Trung bình động giản đơn (SMA)

Trung bình động giản đơn được cấu thành bởi giá trung bình của một chứng khoán trong một thời kỳ. Trong khi có thể tạo trung bình động từ dữ liệu điểm: open, high, low, hầu hết trung bình động sử dụng giá đóng cửa.

VD1: trong 5 ngày trung bình động giản đơn được tính bằng cách cộng giá đóng cửa 5 ngày rồi lấy tổng chia cho 5.

(10 +11+12+13+14+15)/5 = 12

Trong ví dụ trên sử dụng giá đóng của của Eastman Kodak (EK). Ngày 10 là ngày đầu tiên để tính cho trung bình động giản đơn 10 ngày. Khi các tính toán tiếp tục, những ngày gần nhất được thêm vào và những ngày xa nhất bị trừ đi. SMA 10 ngày cho ngày thứ 11 được tính bằng cách tính tổng của giá ngày thứ 2 cho tới giá ngày thứ 11 sau đó chia cho 10. Quá trình cứ tiếp tục cho ngày tiếp theo với SMA 10 ngày.

Sự minh họa giản đơn này làm nổi bật một thực tế là tất cả đường trung bình động giản đơn đều là các chỉ báo trễ và luôn đi đằng sau giá. Giá của EK có xu hướng giảm, nhưng đường trung bình động giản đơn, dựa trên số liệu 10 ngày trước

đó, vẫn ở trên đường giá. Nếu giá tăng SMA sẽ ở phía dưới. Bởi vì trung bình động là các chỉ báo trễ, chúng phù hợp trong phạm trù là các chỉ báo xu thế. Khi giá có xu thế, trung bình động có hiệu quả. Tuy nhiên khi giá không có xu thế, trung bình động có thể đưa lại những dấu hiệu sai lầm.

Trung bình động mũ (EMA)

Để giảm độ trễ của trung bình động giản đơn, các nhà kỹ thuật thường dùng trung bình động mũ ( còn gọi là trung bình động mũ có trọng số). Giảm độ trễ của EMA là áo dụng trọng số để phản ánh mối quan hệ giữa giá thời điểm này với giá thời điểm trước đó. Trọng số áp dụng với tất cả giá ở thời điểm hiện tại phụ thuộc vào độ dài thời kỳ của trung bình động. Thời kỳ EMA càng ngắn trọng số lớn hơn sẽ được áp dụng cho hầu hết những thời kỳ gần đây.

VD: trung bình động mũ cho 10 kỳ trọng số hầy hết là 18,18 % trong khi đó trọng số trung bình động mũ cho 20 kỳ là 9,52%. Khi đó chúng ta thấy rằng, tính toán của EMA phức tạp hơn SMA. Nhưng nhớ điều quan trọng là trung bình động mũ đặt trọng số vào giá. Như vậy nó sẽ phản ứng lại nhanh hơn với thay đỏi của giá so với trung bình động giản đơn.

Sau đây là công thức tính

EMA(current) = ( (Price(current) - EMA(prev) ) x Multiplier) + EMA(prev) Với % EMA: “Multiplier” = % EMA theo lý thuyết

EMA giai đoạn: “Multiplier” = 2/(1+N) trong đó N là số thời kỳ “Multiplier” của EMA 10 thời kỳ được tính như sau:

Multiplier = 2/(10+1) = 0,1818 (=18,18%)

Có nghĩa là Multiplier của EMA 10 kỳ là 18,18% • Trung bình động giản đơn và trung bình động mũ

Từ lâu xuất hiện vấn đề là sự khác biệt giữa trung bình đông giản đơn và trung bình động mũ là ít nhất.

VD: sử dụng 20 ngày giao dịch. Sự khác nhau là nhỏ nhất nhưng nó vẫn có sự khác biệt. Trung bình động mũ gần hơn đến giá thực.

Trung bình tuyệt đối khác giữa trung bình động mũ và giá là 1,52 và trung bình động giản đơn có trung bình tuyệt đối khác biệt là 1,69. nghĩa là với trung bình này trung bình động mũ có 1,52 điểm phía trên hoặc phía dưới đường giá và với trung bình dộng giản đơn là 1,69 điển phía trên hoặc phía dưới đường giá.

b) Phương pháp nào tốt hơn ?

Trung bình động nào bạn sử dụng sẽ phụ thuộc vào giao dịch của bạn, cách đầu tư và sự ưa thích. Trung bình động giản đơn được nhiên có độ trễ những trung bình động mỹ có thể nghiên về sự thay đổi nhanh hơn. Một vài nhà đầu tư thích sử dụng trung bình động mũ cho thời kỳ ngắn để đạt được sự thay đổi nhanh hơn. Một số khác thích dùng trung bình động giản đơn cho thời gian dài để phát hiện sự thay đổi trong dài hạn. Thêm vào đó, sự sử dụng này còn phụ thuộc nhiều vào lợi ích cá nhân. SMA 50 ngày có thể đạt hiệu quả trong việc nhận ra mức hỗ trợ của NASDAQ, nhưng EMA 100 ngày tốt hơn với Dow Transports. Cách sử dụng trung bình động và chuỗi thời gian sẽ phụ thuộc vào chứng khoán riêng lẻ và cách nó phải ứng lại trong quá khứ.

Lúc đầu người ta cho rằng đọ nhạy càng lớn, dấu hiệu càng nhanh đem đến những lợi ích. Điều này luôn không đúng và đem đến những kết luật sai cho những nhà phân tích kỹ thuật.: sự đánh đổi giữa độ nhạy và sự tin cậy. Độ nhạy của chỉ tiêu càng lớn, càng nhiều dấu hiệu được đưa ra, những dấu hiệu đó thể hiện sự đúng

lúc, nhưng với độ nhạy tăng có thể làm tăng những dấu hiệu sai lầm. Càng ít dấu hiệu trong một chỉ tiêu càng ít dấu hiệu được đưa ra. Tuy nhiên độ nhạy càng ít thì mức tin cậy càng cao. Thỉnh thoảng những dấu hiệu đó có thể trễ.

Với trung bình động, đường trung bình động càng ngắn sẽ càng nhiều độ nhạy và do đó sẽ đưa ra nhiều dấu hiệu. EMA, nói chung nhạy hơn SMA và cũng đưa ra nhiều dấu hiệu hơn. Tuy nhiên, số liệu tăng thì mức ý nghĩa giảm. Trung bình động càng dài sẽ dịch chuyển chậm hơn và đưa ra ít dấu hieuj hơn. Những dấu hiệu này sẽ chứng minh rõ hơn nhưng chúng cũng trễ. Những nhà đầu tư nên có kinh nghiệm với sự khác nhau giữa trung bình động dìa và cách để đưa ra sự đánh đổi giữa độ nhạy và mức ý nghĩa.

c) Xu thế - chỉ báo tiếp theo

Làm trơn đường trung bình động một dãy số liệu sẽ dễ dàng hơn để nhận ra xu thế. Vì dữ liệu giá quá khứ được sử dụng để định dạng trung bình động, chúng được coi là trễ hoặc xu thế tiếp theo. Trung bình động sẽ không dự đoán xu hướng thay đổi nhưng nó đi sau xu thế hiện tại. Do đó chúng là cách tiện lợi nhất cho việc nhận ra xu thế, không phải sử dụng để dự đoán.

d) Khi nào thì sử dụng

Vì trung bình động theo xu thế, chúng đạt kết quả tốt nhất khi một chứng khoán đang có xu thế và không đạt hiệu quả khi chứng khoán biến động trong một khoảng nhất định. Trong trường hợp này những nhà đầu tư và những nhà giao dịch nên tìm những chứng khoán và đưa ra một vài yếu tố xu thế trước khi phân tích với trung bình động. Quá trình này không đòi hỏi những phương pháp khoa học. Thông thường,1 cách đơn giản từ biểu đồ giá có thể nhận biết một chứng khoán biểu lộ ra những đặc điểm của một xu thế.

Dạng đơn giản nhất, giá của một chứng khoán biến động theo ba cách: tăng , giảm, và biến động trong giới hạn. Xu hướng tăng là khi chứng khoán đó có các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn. Ngược lại xu hướng giảm là khi chứng khoán đó có các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn. Giao dịch trong một giới hạn là khi chứng khoán đó không thể thiết lập một xu thế tăng hoặc một xu thế giảm. Nếu giá chứng

khoán trong một giới hạn, xu thế tăng được bắt đầu khi đường biên phía trên của giới hạn đó được phá vỡ, và xu thế giảm khi đường biên phía dưỡi của giới hạn bị phá vỡ.

e) Thiết lập các đường trung bình động

Một chứng khoán cho thấy rằng có những dấu hiệu của xu thế, công việc tiếp theo là chọn số lượng các đường trung bình động và sử dụng chúng. Số lượng của thời kỳ được sử dụng của đường trung bình động sẽ thay đổi theo sự không ổn định của chứng khoán, đường xu thế, và sở thích của mỗi cá nhân. Sự biến đổi càng tăng, quá trình làm trơn cũng phải tăng và do đó cần phải sử dụng những đường trung bình động dài hơn. Những cổ phiếu không biểu lộ những dấu hiệu mạnh mẽ về xu hướng có thể cũng cần những đường trung bình động dài hơn. Không có ai thiết lập độ dài của thời kỳ, nhưng độ dài của thời kỳ thường được sử dụng là 21,50,89,150 và 200 ngày tương tự như 10,30 và 40 tuần. Những nhà giao dịch ngắn hạn có thể tìm kiếm dấu hiệu của xu hướng 2 – 3 tuần với đường trung bình động 21 ngày, trong khi những nhà đầu tư dài hạn có thể tìm kiếm dấu hiệu của xu hướng 3 – 4 tháng với đường trung bình động 40 tuần. Phương pháp thử và sai thường là cách thức tốt nhất để tìm ra độ dài tốt nhất của thời kỳ. Nghiên cứu đường trung bình động ăn khớp với dữ liệu giá như thế nào. Nếu có quá nhiều sự gián đoạn, đường trung bình động dài hơn sẽ làm giảm độ nhạy. Nếu đường trung bình động chậm để tác động trở lại, đường trung bình động ngắn hơn sẽ làm tăng độ nhạy. Hơn nữa, bạn có thể muốn sử dụng cùng lúc cả đường trung bình động giản đơn và đường trung bình động mũ. Đường trung bình động mũ thường tốt hơn trong ngắn hạn. Đường trung bình động giản đơn được sử dụng tốt trong dài hạn và không cần nhiều độ nhạy.

f) Sử dụng đường trung bình động

Có nhiều cách sử dụng đường trung bình động nhưng có 3 cách chính sau •Nhận ra và xác nhận xu thế

•Nhận ra và xác nhận mức hỗ trợ và kháng cự •Hệ thống giao dịch

g) Nhận ra và xác nhận xu thế

Có 3 cách trực tiếp để tìm ra xu thế với trung bình trượt: phương hướng, định vị, sự cắt nhau.

Kỹ thuật để nhận ra xu hướng đầu tiên sử dụng phương hướng đường trung bình động để xác định xu thế. Nếu trung bình đông tăng, xu thế được coi là tăng. Nếu trung bình động giảm, xu thế được coi là giảm. Phương hướng đường trung bình động có thể được xác định đơn giản bởi việc nhìn vào biều đồ đường trung bình động

Kỹ thuật thứ 2 để nhận ra xu thế là giá. Vị trí của giá đến đường trung bình động có thể được sử dụng để xác định xu hướng cơ bản. Nếu giá trên đường trung bình động, xu thế tăng. Nếu gia đươi đường trung bình động xu thế là giảm.

Kỹ thuật thứ 3 cho dự báo được dựa trên vị trí tương đối của đường trung bình động ngắn ngày so với đường trung bình động dài ngày. Nếu đường trung bình động ngắn hơn nằm trên đường trung bình động dài hơn, xu thế được xem như là tăng. Nếu đường trung bình động ngắn hơn nằm dưới đường trung bình động dài hơn, xu thế được xem như là giảm.

h) Mức hỗ trợ và mức kháng cự

Cách sử dụng khác của đường trung bình động là nhận ra mức kháng cự và mức hỗ trợ. Thường dựa vào 1 đường trung bình động và dựa trên sự kiện lịch sử. Cùng với việc nhận ra xu thế, sự nhận ra mức hỗ trợ và mức kháng cự có thể được thực hiện bởi đường trung bình động trong thị trường có xu thế.

1.8.2. On Balance Volume (OBV)

Giới thiệu

Joe Granville đã giới thiệu khối lượng cân bằng trong cuốn sách của ông năm 1963,

Granville's New Key to Stock Market Profits. Nó là cách đầu tiên và phổ biến nhất để đo lường dòng khối lượng giao dịch cùng chiều và ngược chiều. OBV đơn giản là thêm một thời kỳ của khối lượng giao dịch khi giá đóng của tăng và trừ đi một thời kỳ của khối lượng giao dịch khi giá đóng cửa giảm. Tổng khối lượng giao dịch

cộng dồn thêm vào và trừ đi từ đường OBV. Đường này có thể được so sánh với biểu đồ giá của chứng khoán dưới để tìm ra sự phân kỳ hoặc sự củng cố.

Cách tính

Như trên, OBV được tính bằng cách thêm khối lượng ngày giao dịch để cộng dồn khi giá đóng của tăng và trừ đi khi giá đóng cửa giảm.

Nếu giá đóng của ngày hôm nay cao hơn ngày hôm qua, OBV = Yesterday's OBV + Today's Volume Nếu giá đóng của ngày hôm nay thấp hơn ngày hôm qua,

OBV = Yesterday's OBV - Today's Volume

Nếu giá đóng của ngày hôm nay bằng giá đóng cửa ngày hôm trước, OBV = Yesterday's OBV

Cách sử dụng

Ý tưởng đằng sau chỉ báo OBV chúng là sự thay đổi của OBV sẽ diễn ra trước sự thay đổi của giá. Khối lượng giao dịch tăng có thể cho biết được sự thay đổi dòng tiền của chứng khoán.

Giống các cách khác, OBV sẽ đưa ra một cách trực tiếp. Đường OBV tăng chỉ ra là khối lượng giao dịch tăng lên trong ngày. Nếu giá cũng tăng, sau đó OBV có thể đáp ứng như một sự khẳng định về xu thế giá. Trong trường hợp này giá tăng là kết quả của cầu chứng khoán đó tăng.

Tuy nhiên nếu giá tăng trong khi khối lượng giao dịch đang giảm đó là một sai lầm tiêu cực ở hiện tại. Sự phân kỳ này chỉ ra rằng xu thế không tốt và nên có những dấu hiệu cảnh báo xu thế sẽ không còn. Giá trị bằng số của OBV thì không quan trọng. Người sử dụng nên chú ý mối liên hệ giữa xu thế OBV và giá chứng khoán.

1.8.3. Rate of Change (ROC) and Momentum

Giới thiệu và cách tính toán

(Chỉ tiêu tốc độ thay đổi ROC là 1 chỉ tiêu phản ánh biến động rất đơn giản nhưng hiệu quả, phản ánh sự thay đổi % của giá cả kỳ này so với kỳ trước. ROC so sánh giá cả kỳ hiện tại với giá cả n kỳ trước.)

ROC= (Giá đóng cửa hôm nay- giá đóng cửa n kỳ trước)/(giá đóng cửa của n kỳ trước)*100

(Biểu đồ sẽ phản ánh sự biến động dao động lên xuống quanh đường =0 khi ROC thay đổi từ giá trị âm sang dương. Biểu đồ dao động này có thể dùng như các biểu đồ phản ánh sự dao động khác với các tín hiệu của v

Ví dụ

Biểu đồ Lucent ở trên đã phản ánh sự thay đổi theo chiều hướng xấu trog tháng 12/99 với chỉ tiêu ROC đã giảm xuống khu vực giá trị âm ngay trước khi có 1 sự tụt giảm mạnh. Với những tín hiệu bán mạnh như trên, chỉ tiêu ROC có thể vẽ ra đường răng cưa khi nó thay đổi lên xuống quanh giá trị 0.

1.8.4. Relative Strength Index (RSI)

Giới thiệu

Được phát triển bởi J.W.Wilder và giới thiệu trong cuốn ‘Những khái niệm mơí trong hệ thống kỹ thuật ngoại thương’ của ông năm 1978, ‘chỉ tiêu sức mạnh tương đối’, RSI thực sự là công cụ phản ánh biến động hữu ích và phổ biến. Chỉ tiêu RSI so sánh độ lớn của khoản lãi gần đây của 1 cổ phiếu với những khoản lỗ của nó, thể hiện bằng giá trị từ 0 đến 100. Nó dùng 1 thông số đơn giản là số kỳ để tính toán. Trong cuốn sách của mình, Wilder khuyên nên dùng 14 kỳ.

Tên đầy đủ của RSI thực sự là không được may mắn cho lắm khi nó dễ dàng bị nhầm lẫn với các mẫu phân tích sức mạnh tương đối khác như biểu đồ’sức mạnh tương đối’ của J.M và xếp hạng ‘sức mạnh tương đối” của IBD. Hầu hết các dạng phân tích sức mạnh tương đối khác đều dùng hơn 1 cổ phiếu để phân tích. RSI

Một phần của tài liệu áp dụng phân tích kỹ thuật trong phân tích và đầu tư chứng khoán (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w