Phân tích cổ phiếu Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (STB)

Một phần của tài liệu áp dụng phân tích kỹ thuật trong phân tích và đầu tư chứng khoán (Trang 90 - 101)

Sacombank có thể nói là một cổ phiếu xuất hiện muộn trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Lên sàn vào tháng 7 năm 2006, khá muộn so với các cổ phiếu khác như REE, SAM, hay GMD. Mặc dù lên sàn khá muộn nhưng ảnh hưởng của STB đến thị trường chứng khoán Việt Nam mà cụ thể là VN index là không nhỏ.

Biểu đồ 2.10.

Vừa chào sàn với giá 78000 đ/cp, dường như ngay sau đó giá cổ phiếu STB đi xuống liên tục. Thời điểm này có rất nhiều cách để lý giải cho việc đi xuống của giá STB, nhưng nguyên nhân chính có lẽ là việc phát hành cổ phiếu ra công chúng của STB không thu hút được quan tâm của nhà đầu tư, đem lại lợi ích quá ít đối với các cổ đông cũ. Có lẽ chính điều này đã khiến cho giá của STB giảm trong thời gian đầu. Hơn nữa thời kỳ này thị trường cũng đang có xu hướng xuống, đây có phải là một nguyên nhân chăng ?

Mặc dù sau đó phương án phát hành cổ phiếu ra công chúng đã có những thay đổi đáng kể, các thông tin tốt về STB cũng được công bố như STB là ngân hàng “Thực hiện xuất sắc thanh toán quốc tế với tỷ lệ đạt chuẩn cao năm 2005”, hay báo cáo tài chính quý 2 năm 2006 đều tốt nhưng giá của STB vẫn dao động quanh mức giá 70000 đ/cp, có khi còn tụt xuống hơn trên 60000 đ/cp.

Với kiểu biến động giá của STB thời kỳ đầu lên sàn có thể thấy giá cổ phiếu này biến động không theo một xu hướng nào cả, mà chỉ biến động trong một khoảng dao động giá (trading range).

Điều này cũng thật khó lý giải, vì trong thời gian này các thông tin tốt về STB liên tục được công bố, phải chăng cổ phiếu STB bị thao túng ?

Với kiểu biến động giá không có xu hướng của STB các chỉ báo đo đà dao động là khá hữu ích.

Biểu đồ 2.11.

Nhìn trên đồ thị ta thấy thời điểm 12 tháng 10 năm 2006 đường MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống và có dấu hiệu cắt và đi xuống dưới đường zero.

Ngày 12 tháng 10 năm 2006 đường momentum cũng cắt đường zero từ trên xuống báo hiệu giá giảm.

Biểu đồ 2.13.

Đường RSI cũng có chiều hướng đi xuống đường 30 ở thời điểm 12 tháng 10 năm 2006. Điều này càng chứng tỏ rằng có một sự giảm giá ở cổ phiếu STB

Và đúng như vậy, những ngày tiếp theo giá của STB tiếp tục giảm và có những thời điểm tưởng chừng như giá của STB có thể phá vỡ mức hỗ trợ cũ. Trong khoảng thời gian này giá STB xuống thấp nhất là 59500 đ/cp chỉ trên mức hỗ trợ 1000 đ.

Cuối năm 2006 đầu năm 2007 một loạt các thông tin tốt đến với các nhà đầu tư về cổ phiếu STB : STB tăng vốn điều lệ từ 1899 tỷ đồng lên 2089 tỷ đồng, chia cổ phiếu bằng cổ tức, có các hợp đồng mới, mở rộng thêm chi nhánh...

Có lẽ chính những tin tốt này đã đem lại một thời kỳ tăng giá mới cho STB. Thời điểm này, thị trường cũng trở nên nóng bỏng, các nguồn vốn đều đổ vào thị trường chứng khoán. Có thể nói ảnh hưởng của thị trường tới việc tăng giá của các cổ phiếu nói chung và của STB nói riêng là không nhỏ.

Biểu đồ 2.15.

Thời kỳ này giá cổ phiếu STB tăng liên tục và đạt đỉnh cao nhất là 169000 đ/cp. Nhìn trên đồ thị ta thấy rõ một xu hướng tăng được hình thành thông qua đường thẳng màu xanh.

Biểu đồ 2.16.

Nhìn trên đồ thị ta thấy rõ được là thời điểm giữa tháng 1 dài Bollinger màu đỏ rất hẹp, điều này giúp ta có thể dự đoán trong tương lại sẽ có một đợt biến động giá lớn. Và thực tế đã chứng minh như vậy. Một xu hướng tăng được thiết lập.

Thời điểm hiện tại giá của STB có xu hướng đi ngang. Cùng với sự giảm giá trung của thị trường, giá STB có giảm nhưng có lẽ vì là một cổ phiếu có tính thanh khoản cao nên sự giảm giá của STB là không quá lớn.

Thông tin về ngân hàng Sacombank được NHNN cho phép tăng vốn đã được công bố. Đây là một tin khá tốt đối với Sacombank. Việc các nhà đầu tư được quyền mua theo tỷ lệ 1 : 1 với giá 15000 đ/cp là một điều khá hấp dẫn. Có lẽ khi ngày giao dịch không hưởng quyền được công bố, giá của STB sẽ còn có những biến đổi tích cực nữa.

Kết Luận chương 2

Như vậy thông qua việc phân tích 2 cổ phiếu trên ta có thể thấy được tác dụng của phân tích kỹ thuật đối với việc đầu tư và kinh doanh chứng khoán. Có thể việc áp dụng phân tích kỹ thuật không hoàn toàn chính xác, tuy nhiên không thể phủ nhận các tác động tích cực của phân tích kỹ thuật đến quá trình đầu tư.

Ở Việt Nam tâm lý còn ảnh hưởng nhiều tới đầu tư, hơn nữa các điều kiện để sử dụng tốt nhất đối với phân tích kỹ thuật cũng chưa đầy đủ. Vì vậy các kết quả của phân tích kỹ thuật đưa ra sai sót cũng không có gì là đáng ngạc nhiên. Kể cả các thị trường phát triển toàn diện như Mỹ, phân tích kỹ thuật không phải lúc nào cũng chính xác.

Vì vậy việc kết hợp giữa phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản cũng như nắm bắt các luồng thông tin là hết sức cần thiết đối với thị trường Việt Nam hiện tại cũng như tương lai. Việc kết hợp tốt các phương pháp trên có thể đem đến những kết quả tốt trong đầu tư và kinh doanh chứng khoán.

KẾT LUẬN

Sau 7 năm vận hành, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được những thành tựu không nhỏ, lượng vốn thu hút vào thị trường ngày một lớn. Thị trường chứng khoán ngày càng chiếm một vị trí quan trọng đối với ngành tài chính nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam có thể nói là còn rất sơ khai nếu chúng ta so sánh với các thị trường chứng khoán nước ngoài có lịch sử rất lâu đời. Vì vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có những đặc điểm của một thị trường chứng khoán mới nồi. Và để thị trường ngày càng phát triển hoàn thiện hơn, việc hoàn thiện pháp lý, bộ máy hoạt động cũng như nâng cao kiến thức là rất quan trọng.

Trong chuyên đề của mình em đã trình bày các phấn đề liên quan đến phân tích kỹ thuật, một phương pháp phân tích có thể coi là khá mới ở Việt Nam.. Những kiến thức nền tảng cũng như việc ứng dụng phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán đều được trình bày trong chuyên đề.

Việc nắm bắt và sử dụng thành thạo phân tích kỹ thuật, cũng như việc kết hợp với phân tích cơ bản và thông tin có thể đem lại những kết quả tốt cho hoạt động đầu tư.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I- Tiếng Việt

1. PGS.TS. Nguyễn Văn Nam, PGS.TS. Vương Trọng Nghĩa - Giáo trình Thị trường chứng khoán - NXB Tài chính 2002

2. Uỷ ban chứng khoán - Giáo trình Phân tích và đầu tư chứng khoán (2002) 3. Hiệp hội kinh doanh chứng khoán - Tài liệu phân tích kỹ thuật

II- Tiếng Anh

1. Robert D Edwards and John Mayer - Technical Analysis of Stock Trends 2. John Murphy - Technical Analysis of Financial Market

III- Website

1. www.bsc.com.vn

2. www.vcbs.com.vn

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1...81 Biểu đồ 2.2...82 Biểu đồ 2.3...83 Biểu đồ 2.4...84 Biểu đồ 2.5...85 Biểu đồ 2.6...86 Biểu đồ 2.7...87 Biểu đồ 2.8...88 Biểu đồ 2.9...88 Biểu đồ 2.10...90 Biểu đồ 2.11...91 Biểu đồ 2.12...91 Biểu đồ 2.13...92 Biểu đồ 2.14...92 Biểu đồ 2.15...93 Biểu đồ 2.16...94

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRONG PHÂN TÍCH VÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN...3

1.1. Khái niệm và các giả định...3

1.1.1. Khái niệm...3

1.1.2. Các giả định cơ bản của phân tích kỹ thuật...5

1.2. So sánh phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản...8

1.2.1. Phân tích cơ bản...8

1.2.2. Phân tích kỹ thuật...9

1.2.3. Sự bổ sung lẫn nhay giữa phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản...10

1.3. Lý thuyết Dow...11

1.3.1. Những nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Dow...11

1.3.2. Các hạn chế của lý thuyết Dow...16

1.4. Các loại biểu đồ...17

1.4.1. Biểu đồ dạng đường (Line chart)...18

1.4.2. Biểu đồ dạng then chắn (Bar chart)...19

1.4.3. Biểu đồ dạng ống (Candlestick chart)...21

1.5. Xu thế, Đường xu thế, Kênh...22

1.5.1. Đường xu thế...22

1.5.2. Kênh ...23

1.6. Mức hoàn lại - Khung giao dịch - Hỗ trợ và Kháng cự...26

1.6.1. Mức hoàn lại...26

1.6.2. Khung Giao Dịch...27

1.6.3. Hỗ trợ và kháng cự...28

1.7. Các hình mẫu trong phân tích kỹ thuật...30

1.7.1. Các hình mẫu kỹ thuật đảo chiều xu hướng thị trường...30

1.7.2. Các hình mẫu kỹ thuật củng cố xu hướng thị trường...38

1.8. Những chỉ báo trong phân tích kỹ thuật...45

1.8.1. Đường trung bình động (MA)...45

1.8.2. On Balance Volume (OBV)...51

1.8.3. Rate of Change (ROC) and Momentum...52

Giới thiệu và cách tính toán...52

Ví dụ...53

1.8.4. Relative Strength Index (RSI)...53

Giới thiệu...53

Cánh sử dụng...56

Sự phân kỳ...56

Sự cắt nhau với đường trung tâm...56

Ví dụ...57 1.8.5. StochRSI...57 Giới thiệu...57 Dấu hiệu...58 Ví dụ...60 1.8.6. TRIX...60

Giới thiệu...60 Cách tính...60 Cách sử dụng...61 Ví dụ...62 1.8.7. Ultimate Oscillator...62 Giới thiệu...62 Cách tính...62 Cách sử dụng...63 Ví dụ...64

1.8.8. Close location value:...64

1.8.9. Detrended Price Oscillator...65

1.8.10. Stochastic Oscillator (Fast, Slow, and Full)...66

Giới thiệu...66

Cách tính...66

Tóm tắt của %K and %D...68

Cách sử dụng...68

1.8.11. Money Flow Index (MFI)...69

1.8.12. Positive Volume Index...71

1.8.13. Negative Volume Index...72

1.8.14. Average Directional Index (ADX)...73

Positive/Negative Directional Indicators...74

1.8.15. Average True Range (ATR)...74

1.8.16. Bollinger Bands...77

Sử dụng...78

1.8.17. Bollinger Band Width...78

1.8.18.Chaikin Money Flow (CMF)...79

Accumulation Indications...80

Distribution Indications...80

Những giao động CMF cho thấy những dấu hiệu giảm giá thông qua chỉ báo về áp lực trong việc bán chứng chứng khoán. Cũng giống với dấu hiệu tăng giá, có 3 điểm được sử dụng để xác định khi nào chứng khoán có áp lực về cung và nhận ra nó như thế nào. ...80

Kết luận chương 1...81

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ĐỂ PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HỒ CHÍ MINH...82

2.1. Phân tích cổ phiếu Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE)...82

2.2. Phân tích cổ phiếu Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (STB)...90

Một phần của tài liệu áp dụng phân tích kỹ thuật trong phân tích và đầu tư chứng khoán (Trang 90 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w