Khái quát tình hình kinh doanh của EIB Hà Nội

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hà nội (Trang 34 - 42)

Chương I Lý luận chung về Tín dụng xuất nhập khẩu

2.1. Khái quát về EIB Hà Nội

2.1.2. Khái quát tình hình kinh doanh của EIB Hà Nội

Tình hình kinh doanh của EIB trong những năm gần đây có nhiều tiến triển tốt đẹp, đặc biệt thời gian này là thời kỳ vừa thốt khỏi tình trạng kiểm sốt đặc biệt của Ngân hàng nhà nước(2000-2002). Vì vậy, đây là một tín hiệu tốt cho EIB Hà Nội nói riêng cũng như, EIB Việt Nam nói chung. Điều này thể hiện cụ thể qua hoạt động kinh doanh của EIB Hà Nội như sau:

2.1.2.1. Huy động vốn

BẢNG 1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA EIB HÀ NỘI

Chỉ tiêu 2003 2004 2005

Tr.đồng % Tr.đồng % Tr.đồng % Vốn huy động 727,160 100 839,450 100 1,177,460 100

- Tiền gửi của DN 113,647 15.6 130,640 15.6 228,456 19.4

- TG của dân cư 424,833 58.4 515,358 61.4 698,235 59.3

- TG kbạc & TCTD khác 150,160 20.7 166,414 19.8 199,722 17.0

- Nguồn khác 38,520 5.3 27,038 3.2 51,047 4.3

(Nguồn Phịng Kế tốn) Tổng nguồn vốn EIB tăng liên tục qua các năm, năm 2004 đạt 1.208,960 triệu đồng, tăng 15.5% so với năm 2003 (tương đương 161,970); đến cuối 2005 đạt 1,714,470 triệu đồng, tăng 41.8% so với năm 2004 (tương đương 505,510). Cơ cấu nguồn vốn đã được cải thiện rõ rệt, tỷ trọng các nguồn vốn chủ yếu đều tăng trưởng đúng với định hướng. Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng 69.4% năm 2004 và 68.7% năm 2005, trong đó, vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động lần lượt là 77% và 78.7% qua các năm 2004 và 2005. Cùng với sự tăng lên của nguồn vốn huy động, vốn điều lệ của Eximbank cũng tăng thêm để đáp ứng nhu cầu và xu hướng phát triển hiện tại. Cụ thể trong 2 năm 2004 và 2005, EIB Việt Nam đã 2 lần tăng vốn điều lệ (mỗi lần 200 tỷ), vốn điều lệ của EIB Việt Nam năm 2004 và 2005 lần lượt là: 500 tỷ, 700 tỷ. Điều đó có nghĩa là EIB Hà Nội cũng tăng vốn điều lệ vào hai năm này. Vốn điều lệ của EIB Hà Nội năm 2004 là 134,790 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 11.1%; và đến năm 2005 là 198,777 triệu đồng, chiếm 11.6%. Đây là một thành tích đáng kể của EIB Hà Nội trong việc cơ cấu lại nguồn vốn để tăng năng lực tài chính theo hướng tích cực, phù hợp với xu hướng phát triển, từ đó nâng cao hệ số an tồn của mình lên và đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

2.1.2.2. Về hoạt động tín dụng

BẢNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

ĐVT: Triệu Đồng

Chỉ tiêu 2003 2004 2004/03 2005 2005/04

1.Doanh số cho vay 1,666,323 2,036,786 22.2% 4,252,760 108.8%

- VNĐ 467,963 716,441 53.1% 1,417,043 97.8% - Ngoại tệ 1,198,360 1,320,345 10.2% 2,835,717 114.8% 2.Doanh số thu nợ 1,464,415 1,914,896 30.8% 4,055,187 111.8% - VNĐ 378,437 576,703 52.4% 1,301,178 25.6% - Ngoại tệ 1,085,978 1,338,193 23.2% 2,754,009 105.8% 3.Dư nợ 663,503 790,140 19.1% 995,851 26.0% - VNĐ 262,077 401,815 53.3% 521,907 29.9% - Ngoại tệ 401,426 388,325 -3.3% 473,944 22.0% 4.Nợ quá hạn 86,240 70,322 -18.5% 17,925 -74.5% 5.NQH/TDN 13.0% 8.9% 1.8%

(Nguồn phịng Tín dụng - Đầu tư)

Cả 2 năm vừa qua đều là 2 năm thành công của EIB Hà Nội trong các sản phẩm tín dụng phục vụ doanh nghiệp và dân cư. Năm 2004, doanh số cho vay tăng 22.2% và doanh số thu nợ tăng 30.8% so với năm 2003. Tổng dư nợ cho vay cuối năm 2004 tăng 19.1% so với cuối năm 2003, trong khi nợ quá hạn giảm 18.5% so với đầu năm. Đến năm 2005 hoạt động tín dụng của EIB Hà Nội khá khả quan góp phần đưa tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2005 lên 995,851 triệu đồng, tăng 26% so với đầu năm. Doanh số cho vay năm 2005 tăng 108.8% so với năm 2004, tương đương 2,215,974 triệu đồng; doanh số thu nợ trong năm 2005 tăng 111.8% so với năm 2004, đưa tỷ lệ quá hạn trên tổng dư nợ đến ngày 31/12/2005 xuống dưới 1.8% (chỉ tiêu kế hoạch là dưới 5% và năm 2004 tỷ lệ này là 8,9%). Đạt được những thành tựu như hơm nay chính là nhờ chính sách đúng đắn của các nhà quản trị EIB. Đa dạng hoá và thu hẹp quy mơ khoản vay là chính sách được EIB theo đuổi trong năm 2004, 2005 và sẽ tiếp tục trong những năm tiếp theo. Thị trường bán lẻ dịch vụ ngân

hàng tuy là thị trường mới nhưng đã được xác định là thị trường đầy tiềm năng và là một trong những thị trường mục tiêu của cả hệ thống EIB. Số lượng khách hàng cá nhân đã tăng gấp bội trong năm 2004 và 2005 phản ánh chính sách này của ngân hàng. Chính sách tín dụng thận trọng cũng được tuân thủ trong hoạt động cấp tín dụng chặt chẽ trong 2 năm vừa qua. Kết quả là thu nhập tín dụng đạt mức cao và khơng có phát sinh những khoản vay khó địi.

Ngồi ra, EIB chủ yếu tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu, mà đặc biệt là nhập khẩu nên chủ yếu cho vay tài trợ bằng đồng ngoại tệ, còn bằng VNĐ chủ yếu là cho vay trong nước. Do đó, doanh số cho vay và doanh số thu nợ VNĐ chỉ bằng nửa doanh số cho vay và thu nợ ngoại tệ, mà chủ yếu là USD.

2.1.2.3. Về hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ

Tuy có nhiều diễn biến bất lợi do các yếu tố thị trường bên ngoài,

nhưng EIB đã thực hiện các biện pháp về tỷ giá và quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh nên hoạt động kinh doanh ngoại tệ vẫn đạt được tăng trưởng đáng kể. Tổng doanh số mua bán ngoại tệ năm 2004 là 1,547 triệu USD, tăng 29.5% so với năm 2003 và năm 2005 đạt mức 1,261 triệu USD, giảm 18.5% so với năm 2004. Thu nhập từ nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ năm 2004 gấp 3.5 lần và năm 2005 gấp 2.7 lần so với năm 2003. Như vậy, chi nhánh đã luôn chủ động khai thác và tìm kiếm nguồn ngoại tệ phục vụ cho khách hàng nhập khẩu. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh vàng cũng được đẩy mạnh trong 2 năm 2004 và 2005, tổng doanh số kinh doanh vàng nguyên liệu và vàng thành phẩm đạt 60.000 lượng năm 2004 và 240.000 lượng năm 2005.

2.1.2.4. Về hoạt động thanh toán quốc tế

Năm 2005, tổng doanh số thanh toán quốc tế tăng 28.0% so với năm 2004, trong đó, xuất khẩu tăng 13.0%, nhập khẩu tăng 40.8%. Cịn năm 2004, doanh số thanh toán quốc tế tăng 15.7%, trong đó, xuất khẩu tăng 19.7%, nhập khẩu 12.5%. Như vậy, một lần nữa ta thấy rằng hoạt động ở chi nhánh

phần lớn là tài trợ và thanh toán cho nhập khẩu. Phương thức thanh toán là L/C, nhờ thu và chuyển tiền bằng điện, nhưng chủ yếu vẫn là phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ L/C. Bởi vì, phương thức này là phương thức có nhiều ưu điểm đối với cả nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu cũng như ngân hàng.

BẢNG 3: DOANH SỐ THỰC HIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ

CHỈ TIÊU 2003 2004 % 2005 % TỔNG 111,645.51 129,192.91 15.7 165,374.93 28.0

I. Thanh toán xuất khẩu 49,651.73 59,453.28 19.7 67,192.48 13.0

1. LC - Số món 286 342 263 - Giá trị(ngàn USD) 49,132.02 58,752.28 19.6 66,344.28 12.9 2. Nhờ thu - Số món 43 58 52 - Giá trị(ngàn USD) 519.71 701.00 34.9 848.20 21.0 3. TTR - Số món - Giá trị(ngàn USD)

II. Thanh toán nhập khẩu 61,993.78 69,739.63 12.5 98,182.45 40.8

1. LC - Số món 646 721 925 - Giá trị(ngàn USD) 50,263.66 56,099.22 11.6 76,824.48 36.9 2. Nhờ thu - Số món 143 152 152 - Giá trị(ngàn USD) 3,222.35 3,425.15 6.3 1,887.30 -44.9 3. TTR - Số món 573 688 791 - Giá trị(ngàn USD) 8,507.77 10,215.26 20.1 19,470.67 90.6

2.1.2.5. Về hoạt động thẻ

Doanh số thanh toán thẻ tại EIB, trong năm 2004 đã đạt được 9 triệu USD, với số lượng thẻ tín dụng thanh tốn quốc tế Visa, Mastercard và thẻ Eximbankcard đã phát hành được gần 8.000 thẻ. Đến năm 2005, doanh số thanh toán và phát hành thẻ quốc tế tăng 28%, số lượng thẻ quốc tế mới tăng 96% đạt hơn 8.500 thẻ; thẻ ATM phát hành mới cũng tăng 92% đạt mức 23.000 thẻ. Nguyên nhân của tốc độ tăng nhanh chóng này là: thứ nhất, xu hướng thanh tốn không dùng tiền mặt trong dân cư tăng cao; thứ hai, hệ thống ATM của EIB đã kết nối thành công với hệ thống ATM của Ngân hàng ngoại thương.

2.1.2.6. Hoạt động kiều hối

Bên cạnh nguồn thu hút xuất khẩu, kiều hối cũng trở thành nguồn thu quan trọng trong cán cân vãng lai. Doanh số kiều hối EIB 2004 đạt 128 triệu USD, tăng 28 triệu USD so với năm 2003. Năm 2005, doanh số kiều hối tăng 21% so với năm 2004. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do EIB áp dụng mức phí cạnh tranh, ngồi ra, EIB cịn có thuận lợi là có mạng lưới các ngân hàng đại lý ở tất cả các quốc gia có người Việt đang sinh sống và làm việc.

2.1.2.7. Về hoạt động ngân quỹ

Tổng số khách hàng mở tài khoản tại EIB Hà Nội trong những năm gần đây tăng lên rất nhiều. Nhờ áp dụng công nghệ tin học hiện đại và tham gia hệ thống thanh toán điện tử nên lệnh thanh toán EIB được thực hiện nhanh chóng, chính xác. Việc thanh tốn trong tồn hệ thống EIB được thực hiện trực tuyến nên khách hàng mở tài khoản ở một chi nhánh có thể rút ra ở các chi nhánh khác. Vì vậy, tổng phương tiện thanh tốn đi trong nước năm 2005 cũng tăng lên rất nhiều.

2.1.2.8. Về hoạt động quan hệ đối ngoại

Quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài thường xuyên được củng cố và phát triển về mặt số lượng và chất lượng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các mảng dịch vụ khác của chi nhánh. Trong năm 2005, chi nhánh đã thiết lập thêm quan hệ đại lý với 21 ngân hàng nước ngồi. Tính đến 31/12/2005 chi nhánh đã quan hệ với đại lý với 623 ngân hàng tại 61 quốc gia. Bên cạnh đó, chi nhánh cịn duy trì một mạng lưới tài khoản nostro tại các NHĐL có tầm vóc lớn, dịch vụ thanh tốn hàng đầu trên thế giới để thực hiện tốt nhất, hiệu quả nhất cơng tác thanh tốn quốc tế phục vụ khách hàng của chi nhánh.

2.1.2.9. Quan hệ khách hàng

Trong vài năm gần đây, hoạt động ngân hàng đã có nhiều chuyển biến tích cực, Bên cạnh những yếu tố tích cực khách quan, các ngân hàng đều chủ động hơn trong cơng tác chăm sóc khách hàng và quảng bá thương hiệu. Các ngân hàng đã chú trọng đầu tư khá nhiều vào công tác này nhằm nâng cao thị phần hoạt động. Hoà nhập xu thế chung EIB cũng có bộ phận chuyên trách thực hiện công tác này.

Công tác khách hàng đã được chi nhánh chú trọng hơn rất nhiều. Bên cạnh việc thực hiện những chính sách linh động về lãi suất, phí..., chi nhánh cũng rất chú trọng đên những dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động của khách hàng: cung cấp bản tin dự đoán tỳ giá ngoại tệ, vàng, theo dõi giá bán ngoại tệ trên thị trường quốc tế để đặt mua trực tiếp cho khách hàng có nhu cầu, dịch vụ home-banking, phone-banking, giao nhận chứng từ tại công ty,...tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch. Tăng cường tiếp xúc để lắng nghe ý kiến của khách hàng nhằm hồn thiện các sản phẩm của mình cũng như định hướng để đưa ra các sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng. Tích cực giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đến các khách hàng theo nhiều cách

khác nhau, như báo, đài, internet... làm thương hiệu của EIB đã trở nên quên thuộc hơn đối với doanh nghiệp và người dân.

Bên cạnh các hoạt động đã kể trên, chi nhánh còn chú trọng đến các hoạt động khác như: tiếp tục hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, cơng tác kiểm tra nội bộ, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của EIB.

Kết quả kinh doanh:

BẢNG 4: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

ĐVT: Triệu Đồng

CHỈ TIÊU 2003 2004 % 2005 % I. Tổng thu: 56,802 115,458 103.3 164,877 42.8 1. Thu từ hoạt động tín dụng 39,734 51,532 29.7 108,824 111.2

2.Thu từ lãi tiền gửi 6,254 13,052 108.7 24,238 85.7

3.Thu từ các loại phí dịch vụ 6,098 7,406 21.4 9,075 22.5

4.Thu khác 4,716 43,468 821.7 22,740 -47.7

II. Tổng chi 48,526 97,919 101.8 135,140 38.0

1. Chi về huy động vốn 36,251 44,158 21.8 92,826 110.2

2. Chi về hoạt động thanh toán

và ngân quỹ 721 1,356 88.1 1,717 26.6 3.Chi về các hoạt động khác 2,944 41,499 1309.6 26,947 -35.1 4.Chi phí quản lý 8,258 10,638 28.8 13,397 25.9 5.Chi nộp thuế,phí,lệ phí khác 352 268 -23.9 253 -5.6 III. Lãi(Lỗ) 8,276 17,539 111.9 29,737 69.5 (Nguồn Phịng Kế tốn) Từ việc phân tích các hoạt động kinh doanh của EIB Hà Nội như trên cho ta thấy rằng 2 năm vừa qua là 2 năm hoạt động tương đối thành công. Năm 2004, thu nhập rịng trước khi trích lập quỹ dự phịng rủi ro đạt 17,539 triệu đồng, tăng 111.9% so với năm 2003. Và đến năm 2005, kết quả kinh

doanh của EIB tiếp tục đạt được thành tựu đáng kể và đã vượt mức kế hoạch

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hà nội (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w