Chương I Lý luận chung về Tín dụng xuất nhập khẩu
3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh XNK của Việt Nam trong thời gian tới
gian tới
Thực hiện chủ trương mở cửa kinh tế để hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới được Đảng và Chính phủ đề ra từ hội nghị Trung ương Đảng cộng snả Việt Nam khố VI năm 1986. Chính sách ngoại thương của Việt Nam hiện tại được xây dựng trên cơ sở thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội mà Chính phủ đề ra cho giai đoạn 2001-2010. Mục tiêu hoạt động XNK trong gia đoạn 2001-2010 được nêu trong văn kiện Đại hội của Ban chấp hành Trung Ương Đảng lần thứ 9 là: Nỗ lực gia tăng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh CNH-HĐH, tạo công ăn việc làm, thu ngoại tệ, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, thúc đẩy xuất khẩu, các loại sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ; về nhập khẩu chú trọng thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, nhất là công nghệ tiên tiến, bảo đảm cán cân thương mại ở mức hợp lý, tiến tới cân bằng kim ngạch xuất - nhập khẩu; mở rộng và đa dạng hoá thị trường và phương thức kinh doanh; hội nhập thắng lợi vào kinh tế khu vực và thế giới.
Để thực hiện các mục tiêu hoạt động XNK, các chính sách ngoại thương của Việt Nam sẽ hoàn thiện và đổi mới theo hướng:
- Xây dựng hành lang pháp lý hồn chỉnh đầy đủ và mang tính hội nhập và ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển hoạt động XNK có hiệu quả.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia trực tiếp vào hoạt động XNK.
- Xây dựng môi trường kinh doanh quốc tế mang tính bình đẳng, các cơng ty XNK của nhà nước hoạt động bình đẳng.
- Nhà nước tác động vào môi trường kinh doanh giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, nhằm giảm giá thành sản phẩm, nhờ đó tăng sức cạnh tranh về giá cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới.