Các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu tại EIB Hà Nội

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hà nội (Trang 43 - 49)

Chương I Lý luận chung về Tín dụng xuất nhập khẩu

2.2. Thực trạng nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại EIB Hà Nội

2.2.2. Các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu tại EIB Hà Nội

2.2.2.1. Tài trợ xuất khẩu

Tài trợ xuất khẩu là một hình thức mà EIB cung ứng vốn đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho các doanh nghiệp, giúp cho họ có thể chủ động thu gom, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu. Ở EIB Hà Nội hiện đang áp dụng các hình thức tài trợ sau:

- Cho vay trên cơ sở hợp đồng xuất khẩu nhưng chưa có L/C:

Sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương với nhà nhập khẩu nước ngồi và thoả thuận thanh tốn bằng phương thức tín dụng chứng từ, nhà xuất khẩu

phải chờ nhà nhập khẩu nước ngồi mở thư tín dụng và gửi về ngân hàng thông báo L/C. Trong khi đó, doanh nghiệp xuất khẩu có thể chủ động vay vốn ngân hàng để sản xuất, thu gom theo hợp đồng đã ký. EIB Hà Nội sẽ căn cứ vào hợp đồng ngoại thương, chu kỳ quay vòng vốn cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp để quyết định mức và thời hạn cho vay.

Loại hình này tập trung chủ yếu vào các đơn vị thu mua các mặt hàng xuất khẩu theo thời vụ. Theo hình thức này, chỉ căn cứ vào hợp đồng ngoại thương, khi chưa có L/C, có nghĩa là chưa được bảo đảm thanh tốn từ phía nhà nhập khẩu nước ngồi nên rủi ro đối với ngân hàng cao. Vì vậy, khi cho vay theo hình thức này ngân hàng thường rất thận trọng, do vậy, chỉ áp dụng đối với các khách hàng có sự tín nhiệm cao, có độ bảo đảm an tồn lớn trong trường hợp có rủi ro xảy ra (thường là các doanh nghiệp nhà nước) với mức lãi suất cao. Mức lãi suất hiện nay áp dụng cho hình thức này là 0.88%/tháng, hay 10.56%/năm.

- Cho vay khi doanh nghiệp đã có L/C thơng báo và thanh tốn qua EIB Hà Nội:

Hình thức tài trợ này được ngân hàng áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu có thơng báo L/C và thanh tốn qua EIB Hà Nội. Sau khi nhận được thông báo của EIB Hà Nội về việc Ngân hàng đã nhận được L/C do ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu mở, nếu doanh nghiệp có nhu cầu vây vốn để xuất hàng theo L/C và theo hợp đồng ngoại thương thì có thể làm đơn xin vay vốn.

Ở hình thức này, EIB Hà Nội thường cho khách hàng vay theo từng đợt, hàng hoá sản xuất ra sẽ được dùng làm tài sản thế chấp cho các đơi vay tiếp theo. Để quản lý tốt các món vay này, EIB Hà Nội yêu cầu doanh nghiệp nhập hàng sản xuất ra vào kho của một bên thứ ba do hai bên thoả thuận bằng hợp đồng thuê kho, chi phí thuê kho do khách hàng chịu, việc xuất hàng ra khỏi kho phải có sự chấp thuận của EIB Hà Nội, lệnh xuất kho phải do EIB Hà Nội ký.

Với mỗi khách hàng, mỗi loại hàng hoá khác nhau, NH sẽ áp dụng mức cho vay cũng như những điều kiện ưu đãi cũng khác nhau. Đối với các doanh nghiệp có uy tín, quan hệ lâu năm với NH, NH có thể cho vay tối đa tới 90% giá trị hợp đồng thậm chí có trường hợp cịn cao hơn, ngồi ra, cịn có những ưu đãi nhất định về lãi suất hoặc cho phép khách hàng chuyển thẳng vào kho của đơn vị mà không cần qua kho thứ ba.

Vì trong hình thức cho vay này, EIB Hà Nội vừa là NH thông báo vừa là người cho vay nên dễ dàng thu hồi món nợ do đó, rủi ro là khơng cao. Vì vậy, lãi suất áp dụng cho hình thức này thường thấp. Hiện nay, tại EIB Hà Nội, mức lãi suất cho hình thức này là 0.84%/tháng, hay 10.08%/năm.

- Cho vay L/C do ngân hàng khác thơng báo nhưng cam kết xuất trình chứng từ cho EIB thanh tốn:

EIB Hà Nội đóng vai trị là ngân hàng thanh tốn L/C nhưng khơng là ngân hàng thơng báo trong hình thức này. Khi NH nhận được L/C từ phía NH phục vụ nhà nhập khẩu thơng qua NH thơng báo L/C, thì NH thơng báo cho khách hàng là đã nhận được thơng báo thanh tốn. Lúc này, khách hàng có nhu cầu có thể đến xin vay vốn. Các thủ tục cũng tương tự như hình thức trên, nhưng với mức độ rủi ro cũng cao hơn. Hiện nay, EIB Hà Nội áp dụng mức lãi suất cho hình thức này là 0.84%/tháng, hay 10.08%/năm.

- Chiết khấu bộ chứng từ thanh tốn hàng xuất:

Hình thức tài trợ này được tiến hành sau khi giao hàng và nhà xuất khẩu phải có một bộ chứng từ hồn hảo, nghĩa là có đầy đủ bộ chứng từ hàng xuất cùng L/C và hối phiếu nhận nợ của nhà nhâp khẩu. Khi nhà xuất khẩu có nhu cầu vốn để tiếp tục sản xuất kinh doanh cho những hợp đồng mới có thể đến ngân hàng vay vốn cùng với bộ chứng từ đó xin chiết khấu.

Để đảm bảo cho khoản tín dụng thu hồi nợ dễ dàng nhanh chóng, NHTM thường yêu cầu các L/C xuất của khách hàng phải được thông báo qua

ngân hàng, ngân hàng tài trợ vừa là ngân hàng thông báo hoặc vừa là ngân hàng thanh tốn L/C. Cũng vì lý do để đảm bảo thu hồi nợ dễ dàng, EIB Hà Nội thường áp dụng hình thức “chiết khấu tuy địi”.

Căn cứ vào bộ chứng từ hàg xuất, NH sẽ ứng trước cho khách hàng một số tiền nào đó trong tổng giá trị của L/C. Tuỳ vào từng đối tượng khách hàng, từng loại hàng hoá cụ thể và độ tin cậy của ngân hàng mở L/C mà mức ứng trước có thể dao động từ 70%-98% tổng giá trị.

Cụ thể:

+ Đối với bộ chứng từ hoàn hảo thuộc L/C trả ngay:

▪ Tối đa 98% tổng giá trị đối với L/C xuất khẩu do NH đại lý của EIB mở và được EIB tín nhiệm cao

▪ Tối đa 95% đối với L/C xuất khẩu do NH khơng có quan hệ đại lý với EIB mở nhưng có độ tín nhiệm cao với EIB

▪ Tối đa 90% đối với L/C do NH đại lý của EIB nhưng chưa đánh giá được độ tín nhiệm.

▪ Tối đa 80% đối với L/C do NH khơng có quan hệ đại lý với EIB và khơng đánh giá được độ tín nhiệm của NH này, nhưng nhà nhập khẩu là đối tác có quan hệ mua bán thường xuyên với doanh nghiệp đề nghị xin chiết khấu và có quan hệ tốt trong thanh toán L/C xuất với EIB Hà Nội.

+ Đối với bộ chứng từ có sai sót thuộc L/C trả ngay:

▪ Tối đa 90% tổng giá trị ghi trên L/C đối với sai sót của bộ chứng từ xuất khẩu chỉ là sai sót về mặt chính tả, văn phạm khơng phát sinh nhầm lẫn ảnh hưởng tới hàng hóa về mặt số lượng, chất lượng,..mà L/C xuất khẩu do NH đại lý của EIB mở và được EIB tín nhiệm cao.

▪ Tối đa 80% tổng giá trị đối với sai sót của bộ chứng từ xuất khẩu chỉ là sai sót về mặt chính tả, văn phạm khơng phát sinh nhầm lẫn ảnh hưởng tới

hàng hóa về mặt số lượng, chất lượng,..mà L/C xuất khẩu do NH khơng có quan hệ đại lý với EIB nhưng được EIB tín nhiệm cao.

▪ Tối đa 70% tổng giá trị đối với các sai sót có liên quan đến tên hàng hoá, chủng loại, số lượng, chất lượng hàng hoá, quy cách mà:

. NH mở L/C là NH đại lý của EIB và được tín nhiệm cao

. Nhà nhập khẩu có văn bản cam kết chấp nhận những bất hợp lệ có liên quan

. Nhà nhập khẩu là đối tác có quan hệ mua bán thường xuyên với doanh nghiệp đề nghị xin chiết khấu và có quan hệ tốt trong thanh toán L/C xuất với EIB.

EIB Hà Nội tiến hành thu nợ bằng cách gửi bộ chứng từ ra nược ngồi địi thanh tốn. Trong vòng 60 ngày kể từ ngày gửi chứng từ địi tiền mà khơng nhận được báo có thì ngân hàng tự động ghi nợ tài khoản tiền gửi của khách hàng. Nếu tài khoản tiền gửi khơng đủ tiền thì trong vịng 7 làm việc, ngân hàng sẽ chuyển số tiền ứng trước sang nợ quá hạn và khách hàng sẽ chịu mức lãi suất quá hạn theo quy định là 150% lãi suất cho vay.

2.2.2.2. Tài trợ nhập khẩu

Hiện nay, các khoản tài trợ nhập khẩu chiếm khoảng 70% doanh số tài trợ tại EIB Hà Nội, đa số là bằng ngoại tệ, trong đó chủ yếu là USD. Tín dụng tài trợ nhập khẩu của EIB Hà Nội thực hiện dưới các hình thức chủ yếu sau: Mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu; cho vay thanh toán bộ chứng từ theo L/C nhập, D/P nhập, và TTR; nghiệp vụ bão lãnh.

- Mở L/C :

Khi quyết định mở L/C, NH thường yêu cầu khách hàng phải ký quỹ một số tiền nhất định trong tổng số tiền mở L/C. EIB Hà Nội thường áp dụng tỷ lệ ký quỹ trong khoảng từ 10-100%, tuỳ theo từng loại khách hàng, từng loại L/C và căn cứ trên cơ sở các quy định của Nhà nước.

Tiền ký quỹ là số tiền mà khách hàng phải nộp vào ngân hàng để làm đảm bảo cho việc trả nợ, và thường thì số tiền ký quỹ là bằng VNĐ. Đơn vị vay vốn nộp số tiền này vào tài khoản tiền gửi bằng VNĐ tại EIB Hà Nội, sau đó làm đơn xin mua ngoại tệ gửi cho ngân hàng. Trên cơ sở đó, NH xem xét và bán lượng ngoại tệ tương ứng cho đơn vị và chuyển số tiền này vào tài khoản ký quỹ mở L/C.

- Cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập:

Hình thức cho vay nhập khẩu này tại EIB Hà Nội bao gồm các hình thức chủ yếu sau:

+ Cho vay thanh toán bộ chứng từ nhập khẩu theo L/C do EIB Hà Nội phát hành . Đây là hình thức phổ biến nhất tại EIB Hà Nội, chiếm tỷ trọng từ 80-90% tổng dư nợ trong nhiều năm qua.

+ Cho vay thanh toán bộ chứng từ nhập khẩu theo L/C do TCTD khách phát hành

+ Cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập theo phương thức thanh toán khác như: D/P và TTR.

- Bảo lãnh: là việc ngân hàng sử dụng uy tín của mình cho khách hàng với cam kết là khách hàng phải trả phí bảo lãnh cho ngân hàng trong thời gian nhất định. Thực chất của bảo lãnh là một hình thức cho vay trài trợ.

Ở EIB Hà Nội, nghiệp vụ bảo lãnh được sử dụng để tài trợ cho cả nhập khẩu lẫn xuất khẩu. Các hình thức bảo lãnh mà EIB Hà Nội sử dụng là: bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài; bão lãnh về dự thầu; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh bảo đảm hoàn trả vốn vay trong nước; bảo lãnh tiền ứng trước, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu có thể u cầu EIB bảo lãnh thanh tốn, cịn các doanh nghiệp xuất khẩu có thể yêu cầu EIB bảo lãnh thực hiện hợp đồng hoặc bảo lãnh tiền ứng trước hoặc bảo lãnh đảm bảo chất lượng hàng hoá. Hạn mức bảo lãnh tại EIB Hà Nội từ 25/08/2003 là 3 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hà nội (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w