Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại EIB Hà Nội

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hà nội (Trang 49 - 57)

Chương I Lý luận chung về Tín dụng xuất nhập khẩu

2.2. Thực trạng nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại EIB Hà Nội

2.2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại EIB Hà Nội

Nội

2.2.3.1. Quy trình thực hiện tài trợ xuất nhập khẩu tại EIB Hà Nội

Quy trình thực hiện tài trợ tại EIB Hà Nội cũng dựa trên quy trình chung mà ta đã nêu ở phần trên. Cụ thể như sau:

Bước 1:

- Đối với khách hàng vay lần đầu, khi vay cần phải gửi đến ngân hàng các hồ sơ cần thiết và mở một tài khoản tại EIB Hà Nội

Bước 2:

- Sau khi nhận được đơn xin vay của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng trực tiếp thẩm định hồ sơ và khảo sát thực tế.

- Sau khi thẩm định, tìm hiểu đơn xin vay, nếu chấp thuận hồ sơ CBTD lập tờ trình Ban Giám đốc

- Nếu chấp thuận tài trợ, CBTD chuẩn bị nội dung hợp đồng và hoàn thiện thủ tục tài trợ, gửi đến ngườu được uỷ quyền quyết định tín dụng ký kết

- Khi thực hiện tài trợ, CBTD ln phải bám sát quy trình nghiệp vụ trong và sau khi tài trợ để theo dõi việc sử dụng vốn vau của khách hàng, hạn chế và tránh những rủi ro có thể xảy ra.

2.2.3.2. Thực trạng XNK chung

a. Cơ cấu hoạt động tín dụng chung:

Qua phân tích tình hình khái qt hoạt động kinh doanh ở phần trên ta đã biết khá rõ về hoạt động của nghiệp vụ tín dụng của EIB Hà Nội những năm gần đây. Hai năm 2004 và 2005 là hai năm thành công của EIB Hà Nội đặc biệt là hoạt động tín dụng. Đóng góp khơng nhỏ vào thành tựu này là nghiệp vụ tín dụng tài trợ XNK, bởi vì ngay từ khi thành lập mục tiêu hoạt động của EIB là tài trợ cho các doanh nghiệp XNK, nên tín dụng XNK là hoạt

động chủ yếu của NH, nó chiếm gần như 90% trong doanh số cho vay. Cụ thể ta có thể quan sát bảng số liệu sau:

BẢNG 6: CƠ CẤU HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Tr.Đ % Tr.Đ % Tr.Đ % Doanh số cho vay 1,666,323 100.0 2,036,786 100.0 4,252,760 100.0 - XK 301,604 18.1 397,173 19.5 948,365 22.3 - NK 1,194,754 71.7 1,419,640 69.7 2,874,866 67.6 - Trong nước 169,965 10.2 219,973 10.8 429,529 10.1 Doanh số thu nợ 1,464,415 100.0 1,914,896 100.0 4,055,187 100.0 - XK 260,666 17.8 361,915 18.9 952,969 23.5 - NK 1,052,914 71.9 1,338,512 69.9 2,708,865 66.8 - Trong nước 150,835 10.3 214,468 11.2 393,353 9.7 Dư nợ 663,503 100.0 790,140 100.0 995,851 100.0 - XK 121,421 18.3 150,917 19.1 228,050 22.9 - NK 476,395 71.8 557,049 70.5 659,253 66.2 - Trong nước 65,687 9.9 82,175 10.4 108,548 10.9

(Nguồn phịng Tín dụng - đầu tư) Hiện nay, nước ta vẫn là nước nhập siêu, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu phần lớn là thực hiện nhập khẩu, do đó nhu cầu tài trợ cho nhập khẩu vẫn là chủ yếu. Từ đó, ảnh hưởng tới tình trạng tín dụng xuất nhập tại các NHTM, EIB Hà Nội cũng khơng ngồi xu thế này. Tuy nhiên, EIB Hà Nội đã và đang cố gắng cơ cấu lại hoạt động tín dụng tài trợ của mình, theo hướng là cải thiện cả về số lượng và chất lượng tài trợ xuất khẩu, củng cố chất lượng tài trợ nhập khẩu. Năm 2003, dư nợ tài trợ nhập khẩu chiếm đến 71.8%, xuất khẩu chiếm 18.3%, cịn tín dụng trong nước chỉ chiếm 9.9%. Đến năm 2004 tỷ trọng đó có thay đổi chút ít theo chiều hướng tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu như chiến lược của EIB đề ra. Và năm 2005 đã đánh dấu sự thành công của chiến lược đó, dư nợ tài trợ xuất khẩu 22.9% (tăng 3.8% so với năm 2004), nhập khẩu vẫn chiếm một tỷ trọng cao nhưng đã giảm nhiều so với năm trước, chỉ còn 66.2% (giảm 5.6% so với năm 2004).

Để đạt được những thành tựu này, ngoài sự cố gắng của riêng EIB, cần phải kể đến sự giúp đỡ của Chính phủ với những chính sách nhằm khuyến khích xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại của nước ta. Có như vậy, mới tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu ngày càng nhiều, làm tăng nhu cầu tài trợ xuất khẩu.

Trong những năm vừa qua hoạt động XNK của nước ta liên tục có những bước tăng trưởng đáng kể. Khơng nằm ngồi sự tăng trưởng đó, tín dụng tài trợ XNK tại EIB Hà Nội cũng tăng trưởng. Những năm gần đây, đặc biệt là 2 năm 2004 và 2005, EIB Hà Nội đã hỗ trợ đắc lực cho các khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực XNK. Nếu như năm 2003 doanh số cho vay XNK là 1,496,358 triệu Đồng thì năm 2004 con số này là 1,816,813 triệu Đồng và đến năm 2005 lên tới 3,823,231 triệu Đồng (gấp đôi năm 2004). Tuy nhiên nếu so sánh với doanh số cho vay tài trợ XNK tại các ngân hàng thương mại quốc doanh đóng trên cùng địa bàn như NH Ngoại thường Việt Nam(Vietcombank) hay NH Đầu tư và phát triển Việt Nam(BIDV) thì con số này là rất nhỏ bé.

b. Cơ cấu hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu theo loại tiền:

Trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu thì phần lớn là bằng ngoại tệ, mà chủ yếu là USD. Thực tế ở EIB Hà Nội đã chứng minh điều đó, doanh số cho vay và doanh số thu nợ bằng ngoại tệ luôn chiếm tỷ trọng cao, thường chiếm từ 75-85% trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu. Bởi vì, nước ta là các doanh nghiệp nước ta chủ yếu là nhập khẩu nên thanh toán bằng ngoại tệ là chính, do đó hoạt động tín dụng XNK bằng ngoại tệ là phần lớn. Ngồi ra, cịn một lý do khác nữa là các mặt hàng xuất khẩu của nước ta chủ yếu là nông sản, dệt may,...đều là những mặt hàng thường được thanh toán bằng USD.

BẢNG 7: CƠ CẤU HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU THEO LOẠI TIỀN

ĐVT: Triệu Đồng

Chỉ tiêu Tổng VNĐ Ngoại Tệ

Tổng USD EUR JPY 2003 Doan số cho vay 1,496,358 297,998 19.9% 1,198,36 0 80.1 % 1,156,781 41,579 Doanh số thu nợ 1,313,580 227,602 17.3% 1,085,978 82.7% 1,053,688 32,290 Dư nợ 597816 196,390 32.9% 401,426 67.1% 380,175 21,251 2004 Doan số cho vay 1,816,813 496,468 27.3% 1,320,34 5 72.7% 1,289,306 31,039 Doanh số thu nợ 1,700,428 362,235 21.3% 1,338,19 3 78.7% 1,289,436 48,757 Dư nợ 707,965 319,640 45.1% 388,325 54.9% 383,204 5,121 2005 Doan số cho vay 3,823,231 987,514 25.8% 2,835,717 74.2% 2,781,197 47,220 7,300 Doanh số thu nợ 3,661,834 907,825 24.8% 2,754,009 75.2% 2,701,835 46,682 5,492 Dư nợ 887303 413,359 46.6% 473,944 53.4% 465,967 6,168 1,809

(Nguồn Phịng Tín dụng - Đầu tư) d. Cơ cấu theo kỳ hạn và thành phần kinh tế:

BẢNG 8 : CƠ CẤU TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU THEO KỲ HẠN VÀ THÀNH PHẦN KINH TẾ

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng dư nợ 707,965 100.0 887,303 100.0 1.Cho vay ngắn hạn 642,124 90.7 757,757 85.4

Trong đó

- Doanh nghiệp nhà nước 278,938 43.4 255,543 33.7

- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 363,186 56.6 502,213 66.3

2.Cho vay trung và dài hạn 65,841 9.3 129,546 14.6

Trong đó

- Doanh nghiệp nhà nước 27,611 41.9 47,027 36.3

- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 38,230 58.1 82,519 63.7

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy rằng, tín dụng tài trợ xuất khẩu chủ yếu là tín dụng ngắn hạn, cịn tín dụng trung và dài hạn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do các món vay ngắn hạn có thời gian thu hồi vốn nhanh, rủi ro thấp hơn. Cho vay ngắn hạn giúp cho ngân hàng tận dụng vốn huy động ngắn hạn, tăng vòng quay của vốn nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu về vốn lưu động của các khách hàng.

Tuy nhiên, cơ cấu tín dụng xuất khẩu ở EIB Hà Nội đang có sự chuyển dịch: tăng dần tỷ trọng tín dụng trung - dài hạn, giảm dần tỷ trọng tín dụng ngắn hạn. Ta có thể thấy sự thay đổi này như sau: năm 2004, tín dụng trung – dài hạn là 9.3% và tín dụng ngắn hạn là 90.7%, đến năm 2005, hai tỷ lệ này lần lượt là 14.6% và 85.4%. Nguyên nhân của sự thay đổi này là vì có sự chuyển biến trong nhu cầu của các doanh nghiệp XNK muốn có nguồn vốn trong thời gian dài để đầu tư vào mua máy móc, nhà xưởng, trang thiết bị sản xuất hàng xuất khẩu hoặc đầu tư vào các mặt hàng có vịng quay vốn chậm.

Mặt khác, EIB Hà Nội là một ngân hàng thương mại cổ phần với thị trường mục tiêu là phục vụ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó, cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế nghiêng về phía các doanh nghiệp ngồi quốc doanh . Bởi vì, loại doanh nghiệp này thường có vốn và quy mơ vừa và nhỏ. Những con số ở bảng số liệu trên đã chứng minh rất rõ điều đó. Doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng là 43.4%, 33.7% trong hai năm 2004 và 2005; cịn doanh nghiệp ngồi quốc doanh hai tỷ lệ này là 56.6% và 66.7%.

2.2.3.3. Thực trạng xuất khẩu

Như ta đã biết, tài trợ xuất khẩu tại EIB Hà Nội trong những năm gần đây có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, nghĩa là doanh số cho vay xuất khẩu ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng doanh số cho vay XNK. Tuy nhiên, tỷ trọng này vẫn quá nhỏ so với nhập khẩu.

BẢNG 9: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU

ĐVT: Triệu Đồng

Chỉ tiêu 2003 2004 2004/03 2005 2005/04

Doanh số cho vay 301,604 397,173 31.7% 948,365 138.8%

Doanh số thu nợ 260,666 361,915 38.8% 952,969 163.3%

Dư nợ cho vay 121,421 150,917 24.3% 228,050 51.1%

(Nguồn Phịng Tín dụng – Đầu tư) Ta thấy rằng tình hình hoạt động tín dụng xuất khẩu tại EIB Hà Nội ngày càng tăng nhanh. Năm 2003, doanh số cho vay chỉ là 301,604 triệu Đồng nhưng năm 2005 đã là 948,365 triệu đồng, tăng đến 138.8% so với năm 2004. Do đó, dư nợ cũng tăng lên đáng kể, đạt mức 228,050 triệu đồng năm 2005, tăng 51.1% so với năm 2004. Có sự tăng đột biến này là vì các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của nước ta như: gạo, chè, dầu thơ, thuỷ sản... vẫn tăng cao qua các năm. Ngồi ra, trong thời kỳ “mở cửa”, hàng hoá cảu Việt Nam trong những năm gần đây chất lượng đã đạt được tiêu chuẩn quốc tế về cả mẫu mã lẫn kiểu dáng, đáp ứng được thị hiếu của không chỉ người Việt Nam mà cả người nước ngoài.

Tuy nhiên, dư nợ để cho vay xuất khẩu vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp cũng như các hộ kinh doanh trong nước. Do đó, trong thời gian tới, Ngân hàng cần tìm ra được các nguồn huy động vốn để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước.

Tại EIB Hà Nội, tín dụng tài trợ xuất khẩu được thực hiện trên 4 hình thức như đã đề cập ở phần trên, đó là: cho vay trên cơ sở hợp đồng xuất khẩu nhưng chưa có L/C, cho vay khi doanh nghiệp đã có L/C thơng báo và thanh toán qua EIB Hà Nội, cho vay L/C do ngân hàng khác thông báo nhưng cam kết xuất trình chứng từ cho EIB Hà Nội thanh tốn, chiết khấu bộ chứng từ thanh tốn hàng xuất. Trong đó, hình thức cho vay khi doanh nghiệp đã có

L/C thơng báo và thanh toán qua EIB Hà Nội là được áp dụng nhiều nhất, nó chiếm tới 62.3% năm 2004 và 63.5% năm 2005, bởi vì, đây là phương thức an tồn nhất, ít mang lại rủi ro cho Ngân hàng nhất. Theo thơng lệ thường thì Ngân hàng thơng báo và ngân hàng thanh tốn là một, nên hình thức cho vay khi doanh nghiệp đã có L/C do ngân hàng khác thơng báo cịn EIB Hà Nội là NH hàng thanh toán chiếm tỷ trọng ít nhất, nó chỉ chiếm lần lượt là 3.7% và 2.5% trong 2 năm 2004 và 2005.

BẢNG 10: CƠ CẤU TÍN DỤNG XUẤT KHẨU THEO HÌNH THỨC CHO VAY Các hình thức cho vay Năm 2004 Năm 2005

Giá trị (Tr.Đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.Đồng) Tỷ trọng (%) Tổng 150,917 100.0 228,050 100.0

1. Cho vay trên cơ sở hợp đồng xuất

khẩu nhưng chưa có L/C 29,882 19.8 41,961 18.4

2. Cho vay khi DN đã có L/C và

thanh tốn qua EIB Hà Nội 94,021 62.3 144,812 63.5

3. Cho vay khi DN đã có L/C do NH khác thơng báo nhưng xuất trình bộ chứng từ cho EIB HN thanh toán

5,584 3.7 5,701 2.5

4. Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất 21,430 14.2 35,576 15.6

(Nguồn Phịng Tín dụng - Đầu tư)

2.2.3.4. Thực trạng nhập khẩu

BẢNG 11: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHẬP KHẨU

ĐVT: Triệu Đồng

Chỉ tiêu 2003 2004 2004/03 2005 2005/04

Doanh số cho vay 1,194,754 1,419,640 18.8 2,874,866 102.5

Doanh số thu nợ 1,052,914 1,338,512 27.1 2,708,865 102.4

Dư nợ cho vay 476,395 557,049 16.9 659,253 18.3

(Nguồn Phịng Tín dụng - Đầu tư) Tín dụng tài trợ nhập khẩu luôn là hoạt động quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh của EIB Hà Nội. Tình hình hoạt động tín dụng nhập khẩu tại EIB Hà Nội ngày càng tăng nhanh. Năm 2003, doanh số cho vay chỉ là 1,194,754 triệu Đồng nhưng năm 2005 đã là 2,874,866 triệu

đồng, tăng đến 102.5% so với năm 2004. Do đó, dư nợ cũng tăng lên đáng kể, đạt mức 659,253 triệu đồng năm 2005, tăng 18.3% so với năm 2004. Có sự tăng này là vì các mặt hàng nước ta hay nhập khẩu như: Xăng dầu, máy móc thiết bị, sắt thép, phân bón... vẫn tăng cao qua các năm. Ngồi ra, so tình hình giá cả của các mặt hàng này trong những năm gần đây luôn biến động mạnh trên tồn thế giới gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động nhập khẩu, từ đó, gián tiếp tác động đến hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu. Một lý do nữa là nhu cầu những mặt hàng này trong nước tăng để phục vụ cho các dự án sản xuất lớn của đất nước như: xây dựng các nhà máy, cầu vượt...

Ở EIB Hà Nội, tài trợ xuất khẩu bằng các hình thức: Mở L/C, cho vay thanh tốn bộ chứng từ hàng nhập và bảo lãnh.

a. Mở L/C

Khi ngân hàng đồng ý mở L/C cho nhà nhập khẩu, có nghĩa là ngân hàng cam kết thanh tốn cho người hưởng lợi L/C nếu bộ chứng từ hợp lý. Ngân hàng sẽ gánh chịu rủi ro nếu như nhà nhập khẩu khơng có khả năng thanh tốn, nhưng để đảm bảo uy tín của mình ngân hàng mở L/C phải thanh tốn cho phía nước ngồi, điều này có nghĩa là ngân hàng mở L/C cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu. EIB Hà Nội thường áp dụng tỷ lệ ký quỹ trong khoảng từ 10-100%, tuỳ theo từng loại khách hàng, từng loại L/C và căn cứ trên cơ sở các quy định của Nhà nước. Hình thức tài trợ này tại EIB Hà Nội, được thể hiện qua bảng số liệu sau:

BẢNG 12: TÌNH HÌNH MỞ L/C THANH TỐN

Thanh toán L/C nhập 2003 2004 2004/03 2005 2005/04

- Số món 646 721 925

- Giá trị (ngàn USD) 50,263.66 56,099.22 11.6% 76,824.48 36.9%

(Nguồn Phịng Thanh tốn quốc tế) Năm 2005, số lượng và giá trị L/C được mở tại EIB Hà Nội tăng nhanh, đạt 925 món với giá trị là 76,824.48 ngàn USD, tăng 36.9% so với nămg 2004. Đạt được kết quả này là do EIB đã tổ chức các đợt tiếp thị để tìm kiếm

khách hàng mới, áp dụng lãi suất ưu đãi đối với khách hàng có cam kết thanh tốn tại EIB Hà Nội, mở rộng và áp dụng các dịch vụ mới để phục vụ khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ.

b. Cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập

Tài trợ theo hình thức cho vay thanh tốn bộ chứng từ hàng nhập bao gồm 3 phương thức sau: Cho vay thanh toán bộ chứng từ nhập khẩu theo L/C do EIB Hà Nội phát hành, cho vay thanh toán bộ chứng từ nhập khẩu theo L/C do tổ chức tín dụng khác phát hành, cho vay thanh tốn bộ chứng từ nhập theo nhờ thu D/P và chuyển tiền TTR. Trong đó, phương cho vay thanh tốn bộ chứng từ nhập khẩu theo L/C do EIB Hà Nội phát hành được EIB Hà Nội áp dụng nhiều nhất, chiếm tỷ trọng 82.6% và 87.3% trong hai năm 2004 và 2005.

BẢNG 13: CƠ CẤU TÍN DỤNG NHẬP KHẨU THEO HÌNH THỨC TÀI TRỢ Các hình thức cho vay thanh toán

bộ chứng từ hàng nhập Năm 2004 Năm 2005 Giá trị (Tr.Đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.Đồng) Tỷ trọng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hà nội (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w