Hình tượng quê hương, đất nước trong thời bình.

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ hữu thỉnh (Trang 78 - 87)

Nhận xét về chất “văn hóa nhà quê” trong thơ Hữu Thỉnh, Nguyễn Nguyên Tản cho rằng: “Ở anh không thấy chút gì là kiêu kỳ mà chỉ thấy sự hồn hậu, chân chất xởi lởi…Chất hồn quê ấy đã làm nên đặc điểm của một hồn thơ, in dấu đậm nét trong thơ anh. Những ai từng đọc thơ anh đều thống nhất ở cảm nhận ấy. Nguyễn Trọng Tạo gọi đó là thứ văn hóa nhà quê thật đẹp, Lý Hoài Thu cho rằng thơ Hữu Thỉnh thấm đẫm sắc màu văn hóa dân gian” [130, 84].

Hình ảnh quê hương đất nước sau chiến tranh trong thơ Hữu Thỉnh mang đậm màu sắc của đồng quê Việt Nam, nói một cách chính xác và rõ ràng hơn là làng quê đồng bằng Bắc Bộ. Có thể dẫn ra ngay sau đây những những khung cảnh thiên nhiên gắn liền với đồ vật, cảnh vật, cây cối của đồng bằng Bắc Bộ: hoa gạo bến sông, nước ngấn lưng đê, đường cỏ may, cánh đồng sủi tăm phù sa, da nâu và mía mật, gốc cau vại nước, thơm nín hương cau, bời bời hoa bưởi, cau ấp bẹ, ngọn cỏ, cánh chuồn, cánh diều để chỏm, cây rơm gầy, bầu trời trên giàn mướp, rơm rạ nằm mơ ngủ, cuốc kêu ngoài bến xa, cặp thừng treo gác bếp, cái cối cái chày, ban mai thổi lửa,…

Trong trường ca Hữu Thỉnh, quê hương có thói quen đi liền với thời gian mùa vụ. Mùa xuân: “Giêng hai về/ Năm lại mới khi qua tháng chạp…Có một màu giấy điệp/ Bay tưng bừng làm ấm cả cây nêu”. Mùa hạ: “Đom đóm ơi đom đóm đi đâu/ Đêm là tàu lá sen che nửa phần trái đất/ Ấy là lúc những vì sao xa lắc/ Nối với tôi qua một sợi dây diều”. Mùa thu: “Trứng ốc nhồi nở trắng dọc bờ ao/ Con ếch sọc dưa đi tìm tức tưởi/ Trời sùi sụt những cơn mưa tháng bảy/ Tôi ngấm đầy nước mắt những ngày ngâu”. Mùa đông: “Một chút lửa hoa dong diềng cuối dậu/ Sợ một ngày sương muối đến đem đi” ( Trường ca Biển).

Sẽ không có gì quá ngạc nhiên khi chúng ta bắt gặp một số lượng lớn những hình ảnh rất đổi quen thuộc, có giá trị đại diện tin cậy cho một vùng quê nào đó: “Vạc mảnh bờ con cua mất quê/ Rau đay làm lẽ buổi tôi về/ Ổi đào lên tỉnh xem son phấn/ Mạ vẫn chờ em dóc mía de/ Gió nảy đàn tre cung tháng chạp/ Trăm câu không đỡ nổi câu mình/ Em mang thiên lí về thưa mẹ/ Sông vẫn ba đào trúc vẫn xinh” (Cung tháng Chạp).

Những triền sông, ô mạ trũng, đìa, trâu, quả duối, ánh đèn dầu…đi vào thơ Hữu Thỉnh một cách hết sức tự nhiên và đôn hậu như chính hình ảnh chân quê, mộc mạc của quê hương: “Bạn trở về làm lụng dọc triền sông/ Nước mấp mé, mây vần ô mạ trũng…Những quả duối chín mòng trẻ lại ríu chân lên…Ếch mong mưa kêu váng ở sau đìa…” (Gửi bạn triền sông).

Những cánh đồng ngập nước vào mùa mưa cũng được gợi tả hết sức tự nhiên và nên thơ:

“Hạt lép vồng lên trương với gió Đồng như canh bạc nước như mê”

(Mưa đá)

Những mái lá, bóng dừa, cánh bèo, bụi chà là, bông so đũa, giàn mướp…cũng là những hình ảnh rất quen thuộc trong thơ Hữu Thỉnh. Chúng như những gì mà quê hương đã cắm vào hồn ông, những kỉ niệm đẹp trong vườn tiềm thức:

“Thân dừa găm vết đạn” “Mái lá tường cũng lá” “Bông so đũa buông đầy”

(Bóng dừa).

Sự cảm nhận tinh tế đã đem lại cho Hữu Thỉnh những giây phút chụp lại được cái thần tình của thiên nhiên – vẻ đẹp của sự giao mùa. “Hứa hẹn bao nhiêu bầu trời trên giàn mướp/ Lúc hoa vàng thu mới chập chờn thu” (Bầu trời trên giàn mướp); “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu” (Sang thu).

Hữu Thỉnh, như nhận xét của Thanh Thảo, là một người luôn nặng tình với quê hương. Ông luôn hướng về gốc rễ đã sinh ra mình dù sống xa quê: “Tôi bước vào thành phố/ Với nguyên mùi rơm tươi” (Tôi bước vào thành phố). Trần Mạnh Hảo khi nhận xét về điểm mạnh của thơ Hữu Thỉnh cũng cho rằng: sở trường thơ Hữu Thỉnh là những vần thơ về quê hương.

“Đi suốt nụ cười, phía sau tay bắt

Vẫn lan man cùng ngọn khói quê nghèo” (Ngọn khói)

Nghĩ về quê hương, Hữu Thỉnh không quên hình bóng bà mẹ già và có thể khẳng định một điều rằng hình ảnh quê hương trong thơ luôn gắn liền với hình ảnh của người mẹ. Đó là đặc điểm đáng lưu ý nhất về khía cạnh này mà chúng ta có thể dễ dàng nhận diện: “Mẹ tôi nón lá bước lên/ Mạ non đầu hạ trăng liềm cuối thu/ Quanh năm vẫn một mảnh bờ/ Bấy nhiêu toan tính đến giờ chưa yên/ Mẹ tôi gạt cỏ bước lên/ Cỏ dày cây lúa phải chen nhọc nhằn” (Trông ra bờ ruộng).

Khi nghĩ về ngọn khói quê nghèo, hình ảnh người mẹ lại sực hiện về trong thơ ông như một điệp khúc:

“Sao tôi cứ lan man cùng khói ấy Mẹ nhóm lên nghi ngút mé đồi (…)

Ngọn khói xưa giờ ở nơi đâu Có nhớ mẹ tôi mé đồi cỏ cháy”

(Ngọn khói)

Hình ảnh người mẹ luôn thao thức trong tình quê của Hữu Thỉnh. Những gì giản dị, mộc mạc, chân quê của quê hương trong thơ ông đều được đảm bảo sự chăm sóc đặc biệt của người mẹ:

“Mẹ già khom bóng dưới cau

Ngõ thu nắng dãi ngày mau sập chiều Có gì trời đất mang theo

Thế gian muôn nỗi cánh diều mong manh Có gì xoáy vực chông chênh

Gió neo tay mẹ bỗng thành thiên thu” (Ngõ thu)

Như vậy, hình ảnh quê hương đất nước sau chiến tranh trong thơ Hữu Thỉnh là hình ảnh của làng quê nông thôn với những gì thuộc về đặc trưng, máu thịt của nó.

“Hữu Thỉnh cảm và nói về nói bằng thứ văn hóa nhà quê thật đẹp và thật ngộ. Đó là “cỏ hội hè”, “cau ấp bẹ”, là “cánh diều để chỏm”, là

quê của Hữu Thỉnh khác với Nguyễn Bính mà gần với Hoàng Cầm trong về Kinh Bắc. Đọc họ ta được đắp bồi phù sa văn hóa những vùng quê và ngược lại, có khi phải am hiểu văn hóa vùng quê ấy, chúng ta mới bắt được cái hay, cái thú vị ẩn chứa trong tác phẩm của họ. Thơ cổ điển sống lâu, một phần là nhờ cái bề dày của điển tích – sợi dây văn hóa đảm bảo cho cánh diều thơ ca chao liệng trên cao rộng hồn người. Cái sợi dây văn hóa nhà quê phải chăng đã phần nào níu giữ Hữu Thỉnh đứng được trong nền thơ ca hiện đại bộn bề, xáo trộn ngày nay” [131].

Viết về làng quê Bắc bộ nói riêng hay bất kì một làng quê nào đó nói chung, không phải là câu chuyện mới trong thi ca. Sức mạnh thuyết phục lòng người tùy thuộc vào độ tinh tế trong cách thể hiện của mỗi nhà thơ. Làng quê trong thơ Hữu Thỉnh “vẫn là một không gian quen thuộc với những ai đã sinh trưởng ở nông thôn Bắc Bộ, nhưng bao giờ Hữu Thỉnh cũng làm ta thích thú, ngỡ ngàng bởi anh đã “gọi” được những sự vật quen thuộc vào thơ – những sự vật thường ngày nhưng ta không để ý, nhưng lại gợi lên hồn quê, tình quê thấm đượm. Điều quan trọng hơn là anh đã thể hiện chúng với một ánh nhìn, góc nhìn mới lạ làm sáng lên những sự vật tưởng như tầm thường” [130, 85].

Sự “mới lạ làm sáng lên những vật tầm thường” này là cách diễn đạt một cách bình dị những sự vật của quê hương bằng chính ngôn ngữ của quê hương: “Vẫn chiếc cối xay cười ra hạt trắng tinh/ Vẫn cây chuối cuối vườn hay ngẫm nghĩ/ Con dao băm bèo, cái sa cuốn chỉ/ Phấp phới buồm nâu chiều mỏng tang (Sức bền của đất); Hoa sim tím, quả sim cũng tím/ Đồi treo đầy những túi mật trung du; Tôi sinh ra quả trám đã bùi/ Rễ si buông cước lá sòi rưng rưng (Trường ca Biển).

Nguyễn Trọng Tạo đã tỏ ra tinh vi một cách khôn ngoan khi ông nhận ra cái hồn của những chi tiết “nhà quê” trong thơ Hữu Thỉnh, đưa ra sự so sánh khá rõ nét với Nguyễn Bính, Hoàng Cầm và cố tình giấu đi phần được chờ đợi nhất – chứng minh cụ thể những biểu hiện ấy. Sự dở dang này đã khiến chúng ta trân trọng hơn giá trị của những luận chứng trong cuộc hành trình kiến giải mà ngay từ lúc đầu, ta hoàn toàn có thể ước định được rằng đó không thể là một công việc dễ dàng.

Hình ảnh quê hương trong thơ Hữu Thỉnh và Nguyễn Bính gần nhau ở chỗ thơ hai ông đều đề cập đến những hình ảnh thân quen, rất đặc trưng cho vùng quê Bắc Bộ. Nhưng cùng một hồi ức về hương ấy, trong mỗi sở trường thể hiện của mỗi nhà thơ cũng tồn tại không ít những điểm khác biệt đáng lưu ý.

Làng quê trong thơ Hữu Thỉnh thường được khắc họa qua các hình ảnh: cỏ, cau, lá sen, bờ ruộng, cánh chuồn, cánh diều, ngọn khói…hay loài rau đay, con cua, cây lúa, ô mạ trũng…Tất cả những hình ảnh này là bằng chứng của mối liên lạc thường xuyên của Hữu Thỉnh với gốc gác nhà quê của mình. Đa phần là những hình ảnh xuất phát từ những hồi ức về những kỉ niệm tuổi thơ hay là những hình ảnh thân thuộc nhất của đời sống nông nghiệp nơi làng quê. Tức là, nói theo Nguyễn Trọng Tạo, đấy là sự tự ý thức về nguồn gốc nông dân của Hữu Thỉnh, sự trung thành của Hữu Thỉnh với chính hoàn cảnh xuất thân của mình. Và một đặc điểm nữa, vô cùng quan trọng, những hình ảnh này đa phần đi liền với tình cảm của Hữu Thỉnh dành cho người mẹ nơi chốn quê nghèo. Nghĩ về mẹ, nhớ thương mẹ, Hữu Thỉnh không quên những gì thân thuộc nơi làng quê mà mẹ hằng ngày làm lụng, gắn bó. Đó là đặc trưng riêng về mặt nội dung về hình ảnh làng quê trong thơ Hữu Thỉnh.

Thơ Nguyễn Bính cũng không thiếu những hình ảnh quen thuộc nơi làng quê: trầu, cau, giậu mùng tơi, lũy tre làng, sen, cổng làng, khung cửi, dâu, tằm, ao bèo, giếng, lợn, trúc, tơ liễu, đỗ ván, rau cần, tầm xuân, cải…Những hình ảnh này, xét về mặt hình thức rõ ràng đa dạng hơn so với thơ Hữu Thỉnh. Tuy nhiên, đó chỉ là điều đầu tiên mà sự quan tâm của chúng ta cập bến. Về phương diện nội dung, những hình ảnh ấy cũng có sự vênh đi rất dễ thấy so với thơ Hữu Thỉnh. Tất cả những hình ảnh: trầu, cau, giậu mùng tơi, dâu, tằm, trúc, tơ liễu, tầm xuân, cải…trong thơ Nguyễn Bính đều gắn liền với tình yêu nam nữ nơi làng quê: “Giá đừng có giậu mùng tơi/ Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng” (Người hàng xóm); “Lá sen vương vấn, hương sen ngát/ Ấp ủ hai ta chút nhụy hờ” (Trường huyện); “Nhà em có một giàn giầu/ Nhà anh có một hàng cau liên phòng” (Tương tư); “Anh và em sẽ sống/ Trong một mái nhà tranh/ Lấy trúc thưa làm cổng/ Lấy tơ liễu làm mành” (Hôn nhau lần cuối)

Nói một cách rõ ràng hơn, những biểu hiện của làng quê trong thơ Nguyễn Bính gắn liền với những sắc thái của tình yêu trai gái. Có khi đó là hoài niệm về tình yêu cũ (Trường huyện), là ước mộng không thành (Hôn nhau lần cuối), là biểu trưng của sự ngăn cách (Cô hàng xóm)… Và nếu siêng năng hơn, chúng ta hoàn toàn có thể kéo dài thêm bảng danh sách này đến lúc cạn kiệt những dẫn chứng. Nhưng đó không phải là sự theo đuổi của chúng tôi lúc này.

Điểm khác biệt thứ hai về hình ảnh làng quê trong thơ hai tác giả này là: thơ Nguyễn Bính có sự hiện diện khá đông đảo những hình ảnh có mối liên lạc mật thiết với truyền thống văn hóa làng xã Việt Nam: từ những trang phục đến những lễ hội dân gian mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống (thắt lưng xanh, khăn mỏ quạ, áo tứ thân, quần nái, hội kì yên, hội chèo, uống rượu đề thơ, trẩy hội chùa ngày xuân,…): “Trên đường cát mịn một đôi cô/ Yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa” (Xuân về); “Hội chèo làng Đặng đi qua ngõ/ Mẹ bảo thôn Đoài hát tối nay” (Mưa xuân); “Có những ông già tóc bạc phơ/ Rượu đào đôi chén bút đề thơ” (Thơ xuân)

Như vậy, “không gian văn hóa trong thơ xuân Nguyễn Bính trước hết là không gian của cuộc sống làng quê với những phong tục, tập quán, những sinh hoạt văn hóa gắn bó thiêng liêng với đời sống tâm linh của người Việt” [1].Chẳng hạn như: “Mọi làng đều đặt mã kì yên/ Mũ với hình nhân, ngựa với thuyền” (Cuối tháng ba). Trong khi đó, chúng ta phải chứng kiến sự vắng bóng trong phần còn lại của đối tượng so sánh.

Tóm lại, “Nguyễn Bính chủ yếu viết về tình quê, ông ít khi miêu tả cảnh quê. Cảnh sắc trong thơ thường được nhìn từ khung trời hoài niệm, vì thế cứ bàng bạc một màu sắc cổ tích, cứ lãng đãng một khung mơ về một thời xưa sót lại trong lòng người trót gian díu kinh thành” [29, 215].

So với Hoàng Cầm trong “Vọng về vùng quê Kinh Bắc”, Hữu Thỉnh gần gũi hơn, như nhận xét của Nguyễn Trọng Tạo. Cả Hữu Thỉnh và Hoàng Cầm đều nặng lòng với nơi chôn nhau cắt rốn của mình, đều dành một góc trời thơ ca riêng để nhớ về từng “góc sân và khoảng trời” của mảnh đất quê hương. Trong đó, chất dân dã, bình dị của các hình ảnh viết về quê hương là điểm gặp gỡ dễ nhận thấy. Cả hai nhà thơ đều xây dựng hình ảnh làng quê bằng những nguồn mạch văn hóa dân gian. Với Hoàng Cầm, đó không chỉ

là văn hóa trên bình diện hình thức, tức là tiếp thu có hệ thống văn học dân gian, cách nói dân gian (chủ yếu là chất giọng quan họ của vùng Kinh Bắc) mà còn cả về mặt nội dung. Hữu Thỉnh dường như chỉ tiếp thu văn học dân gian như là một cách thức hổ trợ tích cực trong việc tổ chức những vần thơ nói về quê hương của mình.

Trong thơ Hoàng Cầm, nỗi niềm với quê hương là cái tình của kẻ xa quê dành cho quê hương, chứ không pha lẫn vào đấy tình yêu cá trai gái như Nguyễn Bính. Đọc “Vọng về vùng quê Kinh Bắc”, chúng ta không thể không chú ý đến những hình ảnh gắn liền với cuộc sống ở làng quê: ngõ làng xưa, con rô, nghé, hạt nhãn, cây ổi, cây rơm, sen, hoa gạo, cây cau,…

“Sao không thể khép cửa buồn thương nhớ

Còn phong phanh manh áo dắt về những ngõ làng xưa Sao không quên chiều đổ mưa

Con rô rạch ngược” (Ngõ)

“Về vườn xưa hạt nhãn đã đâm mầm

Cây ổi giơ xương chống đỡ mùa đông sập về đánh úp” (Về với ta)

Tuy nhiên, hình ảnh làng quê trong thơ Hoàng Cầm có đặc điểm mà qua đó, gần như vắng bóng trong thơ Hữu Thỉnh. Đó là gương mặt đời sống tinh thần của quê hương. Về điểm này, Hoàng Cầm tiến ngày càng sát hơn đến dung môi tương đồng với Nguyễn Bính. Nhưng nếu Nguyễn Bính khai thác các yếu tố văn hóa làng quê như là “những phong tục, tập quán, những sinh hoạt văn hóa gắn bó thiêng liêng với đời sống tâm linh của người Việt” , thì Hoàng Cầm chủ yếu chìm đắm một cách say sưa vào những sinh hoạt văn hóa mang tính truyền thống của quê hương Kinh Bắc. Trong đó, hình thức hát Quan họ đặc biệt nổi bật với tư cách một đặc trưng văn hóa nhận diện khó lòng lẫn khuất vào bất kì một vùng quê nào khác. Viết về quan họ, Hoàng Cầm thường không có ý thức xa rời Hội Lim, một đặc trưng sinh hoạt văn hóa của vùng. Điều này mang tính cách tương đương với một lời giải thích vì sao trong thơ Hoàng Cầm có sự hiện diện thường xuyên của những tên phường gắn liền với lễ hội này: “Phường Tam Sơn, phường Núi

Dạm, núi Chè/ Thách với phường Bò Sơn, phường Nội Duệ/ Đã từng đi đông đoài bốn bể/ Tìm câu, tìm điệu, tìm giọng, tìm người/ Đã trèo lên trái núi Thiên Thai/ Đã thấy đôi con chim Loan Phượng ăn ngoài bể Đông” (Quan họ lại bắt đầu).

Và một điều xứng đáng đi cùng với sự lưu ý, không gian văn hóa trong thơ Hoàng

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ hữu thỉnh (Trang 78 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)