Hình tượng con người trong thơ Hữu Thỉnh:

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ hữu thỉnh (Trang 87 - 128)

2.2.1 Hình tượng người lính:

2.2.1.1. Hình tượng người lính trong chiến tranh:

Văn học giai đoạn 1945 – 1975 có mối quan tâm đặc biệt đến hình tượng người chiến sĩ cách mạng. Những chuyển biến mang tầm vĩ mô của lịch sử dân tộc đã thổi vào nền văn học luồng sinh khí tràn đầy của cảm hứng sử thi cùng cảm hứng lãng mạn cách mạng. Trong bối cảnh đó, hình tượng người lính trở thành một trong những hình tượng trung tâm của thời đại.

Văn học nói chung và thơ ca giai đoạn 1945 – 1975 nói riêng chủ yếu khám phá hình tượng người lính từ phương diện xã hội, từ trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc, dân tộc trong hoàn cảnh chiến tranh. Họ trở thành những cá tính thoát khỏi sự ưu ái của gia đình, làng xóm mang tính chất nhỏ hẹp để hòa vào không khí chung của thời đại.

Nguyễn Bá Thành trong công trình Tìm hiểu một số đặc điểm của tư duy thơ cách mạng Việt Nam (1945 – 1975) cho rằng: “Đặc điểm nổi bật trong tâm trạng người chiến sĩ quân đội mà thơ ca thể hiện là tinh thần lạc quan yêu đời, tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của cuộc chiến đấu, là tinh thần chịu đựng gian khổ, hi sinh và quyết tâm đánh giặc đến cùng” [138, 73]. Ở một chỗ khác nhà nghiên cứu nhận xét:

“Hình ảnh anh bộ đội là hình ảnh đặc trưng nhất của con người Việt Nam trong chiến đấu. Trong cuộc chiến đấu lâu dài và gian khổ đó, người Việt Nam đa chịu đựng biết bao hi sinh, tổn thất. Thơ hiện đại 1945 – 1975 không nói nhiều về nỗi đau thương của con người trong chiến tranh. Ngay cả nỗi buồn, nỗi nhớ cũng được “cân lượng” để không làm cho thơ yếu mềm, thiếu tính chiến đấu…Tư duy thơ chú ý nhiều đến niềm vui hơn nỗi buồn, sự sống nhiều hơn cái chết, chiến thắng nhiều hơn chiến bại, lạc quan nhiều hơn bi quan” [138, 73 – 74].

Hình tượng người lính trong thơ Hữu Thỉnh hiện lên với những vẻ đẹp quen thuộc trong thơ ca chống Mỹ. Nhưng điều đáng lưu ý là Hữu Thỉnh đã nói lên được những gì là đặc trưng nhất nơi họ, những gì ông tâm đắc nhất. Do đó, người lính trong thơ ông vừa

mang những nét chung tiêu biểu của thơ ca chống Mỹ, vừa có những nét đặc trưng riêng biệt.

Thứ nhất: người lính trong thơ Hữu Thỉnh, như hình ảnh người lính trong thơ của bao tác giả khác giai đoạn này, hiện lên với tất cả sự hồn nhiên, trẻ trung.

Thứ hai: Người lính trong thơ Hữu Thỉnh được khắc họa như những người có vẻ đẹp cao cả của ý chí, niềm tin sắt đá vào chiến thắng.

Nhìn một cách tổng thể, chúng ta hoàn toàn có thể xuất bản trong óc mình cách giải quyết vấn đề theo những con đường tách bạch nhau trong một lớp sương mù ảm đạm ngăn cách một cách có hiệu lực những mối liên hệ sơ đẳng của chúng. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng, tất cả những khía cạnh tính cách này của người lính trong thơ Hữu Thỉnh đều được chăn dắt và băng qua sự kiểm duyệt của yếu tố trung gian mà qua đó, tất cả hay rất nhiều những dấu tin cậy đã hiện lên. Đó là sự khắc nghiệt, ác liệt của hoàn cảnh chiến trường. Hoàn cảnh chiến trường như một chiếc nôi, một bến cảng định mệnh mà mọi cái vỗ cánh nhẹ nhất của đường viền cảm xúc của người lính đều ít nhiều sướt qua mặt của nó.

Nhắc đến sự hồn nhiên yêu đời của người lính, những người yêu thơ không thể không nhớ đến Phạm Tiến Duật cùng với những câu thơ đầy vẻ hồn nhiên, giàu chất lính:

“Không có kính ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già

Không cần rửa, phì phào châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lắm, cười ha ha”

(Tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật).

Nói cách khác, người lính trong thơ Phạm Tiến Duật mang vẻ yêu đời một cách tinh nghịch và pha chút dáng dấp ngang tàng một cách đáng yêu. Đây là một điều rất dễ nhận thấy.

Thơ Hữu Thỉnh cũng khắc họa những nét tính cách ấy với những biểu hiện cụ thể của nó. Sự hồn nhiên, trẻ trung ấy đi vào những trang thơ của ông như một điều ghi nhận đầy tính hiện thực pha lẫn chút lãng mạn, dí dỏm.

Khắc họa khía cạnh tính cách này của người lính, Hữu Thỉnh, như bao nhà thơ chống Mỹ khác, có xu hướng tổ chức bài thơ của mình thành hai khối rõ rệt: khắc họa hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến trường và qua đó, thực hiện nhiệm vụ then chốt, phản ánh nét đẹp tinh thần của họ. Hai yếu tố này gần như đi đôi với nhau như những cặp ăn ý mang tính cách định mệnh. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là hai yếu tố ấy giữ vai trò ngang nhau trong việc thể hiện chủ đề then chốt. Bởi lẽ, thực tế tồn tại những dấu chỉ rõ rệt rằng, yếu tố thứ nhất chỉ đơn thuần giữ vai trò phụ họa, vai trò của những cái nền để làm nổi bật cho bằng được những thứ bay cao trên những nền mống ấy.

Đọc thơ Hữu Thỉnh, chúng tôi nhận thấy tính cách ấy của người lính đa phần được khắc họa qua sự sinh hoạt, tức là hoàn cảnh sống của người lính nơi chiến trường. Đó có thể là cảnh ăn cơm đứng (Kỷ niệm về bữa ăn cơm đứng), những đêm ngủ không chăn (Đêm không chăn), hay những cảnh tắm mưa (Tắm mưa trên cao điểm, Tắm mưa), những

Giấc ngủ trên đường ra trận…Tựu trung lại, một cách khái quát nhất, đó là những khó khăn, thiếu thốn về vật chất mà một cách khó lòng cưỡng lại, chúng đã đi qua đời lính như những vị khách quen hay những bạn đường tri kỉ nhất.

Đây là cảnh tắm mưa: “Kì lưng nhau ríu rít đùa vui/ Chẳng ai biết đã qua trăm trận đánh/ Chỉ thấy như úp cá ở đâu về” (Tắm mưa); hay một bữa cơm “ăn đứng” của người chiến sĩ: Không còn chỗ nào khô mấy đứa đành ăn đứng/ Trở đũa một đầu, mưa lạnh mất đầu kia” (Kỷ niệm về bữa cơm ăn đứng).

Qua những khắc nghiệt, khó khăn của hoàn cảnh, Hữu Thỉnh ghi lại tính cách hồn nhiên của người chiến sĩ. Hồn nhiên ở đây không phải là sự khinh thường hoàn cảnh đến mức phủ định sự tồn tại của nó hay đối thoại với nó bằng cách nói đại ngôn; mà là sự thản nhiên nhìn nhận và chấp nhận “sống chung” với hoàn cảnh, thỏa hiệp với chúng bằng những khế ước nhỏ mà trong đó, người lính dường như giữ vai trò chủ động đối, vượt lên trên hoàn cảnh để chiến đấu và chiến thắng.

Bài “Giấc ngủ trên đường ra trận” thể hiện rất rõ điều này: “Đèo nặng thế mà khi vào giấc ngủ/ Cứ hồn nhiên như sau buổi chăn trâu/ Võng ta nằm thao thức bên nhau/ Giấc ngủ sâu, tắm đoạn đường nóng bỏng/ Mặc bom Mỹ cắn vào đêm mơ mộng/ Con suối dài cứ hát để đi xa…” (Giấc ngủ trên đường ra trận).

Tính cách hồn nhiên trẻ trung của người lính là điều kiện thiết yếu làm nảy sinh ra một giềng mối láng giềng thân thuộc. Đó là phẩm chất nghệ sĩ của người chiến sĩ. Sống và chiến đấu trong một môi trường mà cái chết và sự sống luôn có xu hướng chìa môi nhau trong một chiếc hôn cháy bỏng, người lính vẫn giữ được chất nghệ sĩ của mình. Thực tế khốc liệt của cuộc chiến tranh lúc bấy giờ khiến người ta không thể không thừa nhận rằng vẻ đẹp của thiên nhiên đã bị xâm phạm và đe dọa hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, bên cạnh sự chết chóc, hoang sơ và điêu tàn dễ thấy ấy, người chiến sĩ trong thơ Hữu Thỉnh vẫn nghe thấy được sự hiện diện của cái đẹp, của sự sống đang tồn tại và trưởng thành.

Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến trường, những nhu cầu tinh thần của con người, mà cụ thể nhất là nhu cầu văn nghệ, trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Bởi lẽ, nó được “diễn xướng” trong một môi trường vô cùng đặc biệt: hoàn cảnh chiến tranh. Thơ Hữu Thỉnh không dựng lại nhiều những huống cảnh này. Tuy nhiên, sự xuất hiện một cách khiêm tốn của nó trong thơ ông không hề mang nét nghĩa điểm danh hay khái quát một cách hời hợt, mà rõ ràng, qua những hiện tượng mang tính hiếm hoi này, nhà thơ đã dựng lại một cách khá thành công phẩm chất nghệ sĩ trong tâm hồn người lính. Không cần đến sự có mặt của những diễn viên chuyên nghiệp, người chiến sĩ đảm nhận cả vai trò trình diễn ấy ngay trên sân khấu của đời mình. Những màn văn nghệ được trình diễn bởi những cô “y tá”, những cô “chính trị viên”, những “anh nuôi”, “đại đội trưởng”,

“bếp trưởng”… tưởng chừng dễ dàng dẫn người xem đến cảm giác chứng kiến sự chờ

đợi bị hẫng. Tuy nhiên, vượt lên hoàn cảnh thiếu thốn mọi bề ấy, họ đã chứng minh một điều giản dị rằng: nghệ thuật vẫn có thể trường tồn ngay trong những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, khi người ta gặp nhau ở sự đồng điệu và một trái tim nhạy cảm tuyệt vời:

“Chao ôi, tiếng hát rung rừng chuyển Đại đội ta tất cả má hồng

(…)

Sớm mai xuất kích tăng gầm xích Tiếng hồ, tiếng nhị cũng theo đi”

Tâm hồn nghệ sĩ của người chiến sĩ không chỉ thể hiện trong cái khung thưởng thức nghệ thuật giản dị ấy, mà còn chan hòa với cả hoàn cảnh chiến đấu lúc bấy giờ. Tâm hồn nghệ sĩ đã thai nghén và làm sủi bọt lên không ngừng những đôi cánh lãng mạn, mà qua đó, bóng đen của hoàn cảnh đã thu hẹp lại quyền lực thao túng của mình. Những lúc ấy, người lính chỉ nhìn thấy tất cả vẻ hoang vu, điêu tàn, của cuộc sống như một khách thể nằm ngoài “tầm đón đợi”. Họ chỉ thấy, trên thực tế ảm đạm ấy những nét đẹp thuần khiết và vô cùng giá trị. Rõ ràng, những cảm xúc này không thể không “thường trú”

trong từ trường lãng mạn cách mạng. Nó hoàn toàn không làm tổn hại đến cục diện chung mà chỉ góp phần giúp tình hình trở nên thêm lành mạnh.

Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp biểu hiện này trong rất nhiều bài thơ viết về người lính của Hữu Thỉnh. Chẳng hạn: Giấc ngủ trên đường ra trận, Chuyến đò đêm giáp ranh, Đêm không chăn, Ý nghĩ không vần, Tiếng hát trong rừng,…

“Trên cao điểm mùa xuân” với thực tế “hai tay đều rộp bỏng”, hai vai “đỏ bầm máu đọng”, người lính không quên sự hiện hữu của “khóm hoa mười giờ nhận từ một cung đường khu Bốn”. Khóm hoa “nở hồn nhiên nở tràn ấm cả sân rồi, Ôi màu đỏ hoa mười giờ thích quá” (Trên cao điểm mùa xuân). Ở đây, nỗi đau về thể chất dường như không sở hữu một vai trò quan trọng nào trong mối quan tâm của nhân vật trữ tình. Nó có phần vơi đi, lắng xuống để nhường chỗ cho sự ngoi lên của tiếng nói tâm hồn. Và đấy là thời điểm thích hợp mà qua sự môi giới duy nhất của trái tim, người chiến sĩ cảm thấy niềm hi vọng của mình được thỏa mãn.

Hay trong Chuyến đò đêm giáp ranh:

“Bìm bịp chùm đôi kêu dính vào nhau Tiếng nước vỗ tan ra rồi chập lại Đêm chỉ thực bằng âm thanh ngần ấy Tất cả là ru tất cả là mơ

(…)

Chúng tôi đi với một niềm tin

Vầng trăng ấy chở chúng tôi cập bến” (Chuyến đò đêm giáp ranh).

Tất cả không gian và thời gian của chuyến đò “đặc biệt” này được tắm gội trong bầu không khí huyền ảo. Và đó là điều kiện lí tưởng để trường tưởng tượng của người lính có dịp bay cao với những tọa độ sướt qua mặt của niềm đam mê cháy bỏng. “Bến đò chìm trong đêm mênh mông”, trong “Tiếng bìm bịp bập bềnh trong đêm nước lên”, trong tiếng “cứa” vào đêm “ram ráp” của “cỏ lác, cỏ lăn”. Tất cả những hình dung của người lính về người đưa đò cũng không giống nhau. Đó là những phán đoán trái ngược nhau một cách sơ đẳng đến dễ hiểu. Với họ, tất cả những gì hiện ra trước mắt hoàn toàn chan hòa vào bến bờ mơ mộng, huyền ảo: “Tất cả là ru tất cả là mơ”. Hình ảnh “Vầng trăng ấy chở chúng tôi cập bến” là minh chứng xác đáng nhất cho phẩm chất nghệ sĩ, dáng dấp lãng mạn của người chiến sĩ cách mạng.

Người lính trong thơ Hữu Thỉnh có xu hướng ồn ào, nhất là bình phẩm về những chiến công của mình:

“Các anh không nói nhiều về chiến thắng những ngày qua Chỉ mong mưa cho đồng bào gieo lúa”

(Sau trận đánh).

Có một thực tế dễ nhận thấy, mặc dù cùng phản ánh một đối tượng là người lính, nhưng cách thể hiện hình tượng của mỗi nhà thơ lại rất khác nhau. Cách thể hiện hoàn cảnh chiến trường trong thơ của Phạm Tiến Duật và Hữu Thỉnh cũng có những nét khu biệt nhất định: “Thơ Phạm Tiến Duật (Thơ một chặng đường) lấy chiến trường làm đối tượng cảm xúc, chủ yếu thể hiện những con người ở mặt trận (anh bộ đội, đồng chí coi kho, cô thanh niên xung phong). Thơ Hữu Thỉnh cũng viết về chiến tranh, về trận đánh nhưng luôn có sự gắn kết giữa tiền tuyến và hậu phương, cuộc chiến đấu ngoài mặt trận với trận tuyến chống kẻ thù trong lòng địch” [130, 41]. Mặt khác, dù cùng thể hiện mối quan tâm về việc phản ánh chân dung người lính trận, nhưng “thơ Phạm Tiến Duật bộc trực sôi nổi, thơ Hữu Thỉnh sâu lắng và day dứt” [130, 41]. Đó là những nét khác biệt cơ bản nhất trong cách thể hiện hình tượng người lính trong sáng tác của hai nhà thơ.

Một khía cạnh đáng lưu ý khác của hình tượng người lính trong thơ Hữu Thỉnh là những suy nghĩ của họ về tình yêu trong thời chiến. Người lính bên cạnh trách nhiệm chiến đấu cho sự nghiệp chung của dân tộc, vẫn đeo mang trong tâm tưởng biết bao cung

bậc sâu lắng về tình cảm lứa đôi. Và điều này, tự bản thân nó đã không quá xa lạ với tất cả chúng ta trong tất cả những biểu hiện sinh động của thơ ca chống Mỹ. Nó tồn tại một cách hiển nhiên như những chân lí không thể khác đi. Do đó, viết về khía cạnh này, Hữu Thỉnh không có xu hướng đi chệch với kim chỉ nam đã được dựng sẵn, mà hoàn toàn, một cách chắc chắn, hòa vào nhịp đập chung của thơ ca đương thời để đem đến cho chúng ta cái nhìn toàn diện vào bao quát hơn về hình ảnh của người chiến sĩ.

Chiến tranh là một hoàn cảnh mà ở đó, nếu muốn chiến thắng, con người phải gạt bỏ đi tất cả những gì thuộc về riêng tư để toàn tâm, toàn ý phục vụ cho lí tưởng. Đó là yếu tố trọng yếu dẫn đến chiến thắng. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là những người lính của chúng ta mang một trái tim sắt đá hay vô cảm một cách có chủ định. Sâu thẳm trong tâm hồn họ, hình ảnh của người yêu, người mẹ, người chị vẫn thấp thoáng và lắm khi bật thành niềm thương cảm mênh mông. Họ vẫn luôn hiện hữu trong từng phút giây mà những người ở tiền tuyến trải qua. Và một điều khá rõ ràng, những nhân vật này không hề là chủ nhân của những cảm giác bi lụy trong người lính, mà là niềm động viên, thôi thúc lớn lao. Với người lính, họ như tất cả hậu phương mà mình đã đặt hết niềm tin và hi vọng.

Nhìn chung, thơ tình giai đoạn này cũng là một kiểu nhận thức về hiện thực, về cuộc sống, về lý tưởng cách mạng. Do đó, không có gì quá đổi ngạc nhiên khi các thi sĩ thường ít chú ý đến việc miêu tả những sắc thái và diễn biến tâm trạng trong tình yêu càng không chú tâm nhiều đến việc đưa ra ánh sáng những bản chất đích thực của ái tình như ở giai đoạn 1930-1945. Đây là thời kì mà cái tôi cá nhân đã hòa vào dòng chảy của cái ta cộng đồng hay nói rõ ràng và chính xác hơn là sự phụng sự một cách nhiệt thành của cái tôi trữ tình cá nhân đối với cái tôi trữ tình công dân. Tất cả những biểu hiện riêng tư đã xếp lại cùng với đôi cánh của nó. Do vậy, tình yêu trong thơ ca giai đoạn 1945 – 1975 cũng không thể đi xa hơn khu qui hoạch mà thời đại đã dành sẵn cho nó: tình yêu và

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ hữu thỉnh (Trang 87 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)