Giọng điệu suy tư, triết lí:

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ hữu thỉnh (Trang 153 - 178)

Có một thực tế giản dị dễ thấy: suy tư, triết lí là giọng điệu nổi bật nhất trong thơ Hữu Thỉnh giai đoạn sau 1975. Điều này có thể tự tìm thấy lời tự biện hộ cho bản thân nó trong hệ thống giọng điệu chung của thời đại. Và ngay trong những biểu hiện sống động của tính tập thể đó, như cách nhìn nhận của Vũ Tuấn Anh, sự phân chia giọng điệu sau 1975 cũng không phải là điều không thể tiến hành. Và theo suy nghĩ của chúng tôi, giọng thơ Hữu Thỉnh bên cạnh nét tâm tình một cách ngọt ngào và trầm lắng , vẫn tồn tại một nét son khác: chất giọng “băn khoăn, triết lí”.

Cùng suy nghĩ, nhìn nhận, đánh giá về vấn đề thế sự, nhưng trong cách thể hiện của mình, các nhà thơ thường không chọn những giải pháp giống nhau. Đó là một thuận lợi nhỏ để chúng ta, bằng những cố gắng nhất định, có thể đưa ra những phán đoán mang tính sơ bộ ban đầu.

Cách thức tiến hành của Chế Lan Viên là qui tắc lộn trái chiếc bít – tất để từ đó chiêm nghiệm về bản chất của vấn đề trong những chuỗi phản ứng nhiệt thành mà ông đã tạo ra. Trong mớ thặng dư tác giả thu được, những hạt kết tủa chìm dưới bề sâu hay những hạt đã bốc hơi đều ít nhiều ánh lên giọt lệ mủi lòng. Do đó, trong những trường hợp phải đưa ra một lời khẳng định quyết đoán về giọng điệu của nhà thơ này ở giai đoạn sáng tác sau 1975, đặc biệt là những bài thơ làm nên tập Di cảo thơ, người ta khó lòng có thể chối từ cách nhìn nhận gần như được thống nhất: “giọng kể việc lạnh lùng mà chất chứa nỗi đau nội tâm”.

Trong khi đó, cũng viết về những trăn trở thế sự nhưng mặt trội trong giọng điệu thơ Nguyễn Duy từ sau 1975 là “trào lộng trước cuộc đời, trước đất trời theo kiểu giọng

vai hề áo ngắn và Xẩm ngọng” [29, 139].

Đọc thơ Hữu Thỉnh, từ những bài thơ ngắn trong “Tiếng hát trong rừng” cho đến

“Thư mùa đông” hay “Thương lượng với thời gian”, giọng điệu suy tư, triết lí bao giờ cũng để lại những dấu chỉ nhất định. Và một điều khá rõ nét, từ tập Thư mùa đông trở đi, chất giọng này mới thật sự chiếm địa vị rõ rệt, có vị thế không nhỏ trong việc góp phần tạo nên phong cách thơ Hữu Thỉnh.

Tuy nhiên, xét về bản chất, ngay trong bản thân giọng điệu trầm lắng ấy cũng đã có sự thay đổi rõ rệt. Nguyễn Đăng Điệp đã cung cấp cho chúng ta một nhận xét hết sức bổ ích: “Cái chất ru vỗ ngọt ngào mang tính sử thi trong Đường tới thành phố và các giai đoạn trước đó đã nhường chỗ cho chất giọng ưu tư, chua chát, đau đời” [30]. Và theo tác giả, sự chuyển biến này có thể nhìn nhận một cách rõ ràng qua các phương diện: tư duy thơ và cấu trúc hình tượng của cái tôi trữ tình.

Thứ nhất: sự thay đổi về tư duy thơ:

“Nếu trước đây, điều quan tâm lớn nhất với Hữu Thỉnh nói riêng và các thi sĩ chống Mỹ nói chung là lời tâm niệm “chúng tôi làm thơ ghi

lấy cuộc đời mình”; thì ở chặng sau, cái nhìn của nhà thơ mang tính

hướng nội rất sâu. Những mảnh vỡ tâm trạng, những lo âu khắc

khoải, những bể dâu cuộc đời được nói đến một cách riết róng qua cái nhìn đời tư. Không còn ở đây cái nhìn của chúng tôi, mà là cái

nhìn của chính tôi” [30].

Thứ hai: về sự thay đổi của cấu trúc hình tượng cái tôi trữ tình, Nguyễn Đăng Điệp cho rằng: “Đó là cái tôi đa diện mà mặt trội của nó là những suy tư về cõi người. Đó

không phải là cái tôi hiện lên trong quầng sáng sử thi mà là hiện lên trong chính cuộc

sống thô ráp thường ngày” [30].

Nếu cần xác định cho bằng được cái mốc cố hữu của sự thay đổi về giọng điệu thơ Hữu Thỉnh, tức là từ đấy, có thể nhận diện một cách khá rõ nét những nét khác biệt cơ bản về giọng điệu của hai giai đoạn sáng tác, chúng tôi xin chọn bài “Lời thưa”, bài mở đầu tập Thư mùa đông làm minh chứng.

Mở đầu bài thơ, Hữu Thỉnh viết:

“Tôi vẫn thường hay lẫn với mồ hôi

Xin bạn cứ hình dung một mảnh đời lấm láp”.

Nếu đặt những dòng thơ này bên cạnh những bài thơ trong Âm vang chiến hào, Tiếng hát trong rừng, hay các trường ca Đường tới thành phố, Biển, chúng ta sẽ thấy tất cả những điểm khác biệt rất rõ rệt giữa giọng thơ hai giai đoạn sáng tác của Hữu Thỉnh. Và như nhận xét của Nguyễn Đăng Điệp, đến Lời thưa, “cái chất giọng ru vỗ ngọt ngào mang tính sử thi trong Đường tới thành phố và các giai đoạn trước đó đã nhường chỗ cho chất giọng ưu tư, chua chát đau đời” và “đã biết bức khỏi âm hưởng tráng ca trong thơ một thời” [30]. Mặc dù, xét trên bình diện tổng thể, bài thơ này vẫn mang màu sắc bị ám ảnh bởi chất giọng êm dịu, ngọt ngào thường thấy trong thơ ca chống Mỹ, nhưng xét về mặt nội dung, nó đã cơ bản hé mở những tâm trạng đau buồn, những u ẩn, trăn trở về thân phận.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là vấn đề suy tư, trăn trở về thân phận nằm trong tình trạng hoàn toàn vắng bóng trong giai đoạn sáng tác trước đó (Trường ca

Thực ra không phải đợi đến Thư mùa đông hay Thương lượng với thời gian, giọng điệu này mới có đủ sức mạnh bật dậy thành một âm chủ đáng lưu ý. Bởi ngay trong cách thể hiện của mình, hai trường ca trên đã chứa đựng những dấu hiệu thầm kín nhưng đầy đủ về phương diện giọng điệu, mà trong chừng mực nào đó, có thể làm lật nhào những kết luận vội vã mang tính võ đoán.

“Ngay cả trong những trường ca Đường tới thành phố hay Biển, khi mà cái âm hưởng hùng ca chiếm vai trò chủ đạo, Hữu Thỉnh vẫn biết nghiêng xuống các bi kịch bằng cái nhìn cảm thông thực sự. Bởi thế khi chạm vào vấn đề thân phận, thơ anh hay đến độ xuất thần. Trong dòng suy cảm này, thơ Hữu Thỉnh đặc biệt xuất sắc khi nói về hai hình ảnh: người mẹ và người chị…Khuôn mặt người phụ nữ là khuôn mặt thật nhất, đầy đủ nhất khi nói đến phận người. Bão dông không ngớt đổ lên đầu họ, cơ cực, khổ đau kéo suốt cuộc đời họ.” [30].

“Một mình một mâm cơm

Ngồi bên nào cũng lệch

Chị chôn tuổi xuân trong má lúm đồng tiền” (Đường tới thành phố)

Như vậy, nhìn một cách tổng thể quan tâm đến thân phận, không ngừng suy tư về nhân thế là là cái sợi dây nhất quán chảy suốt đường thơ Hữu Thỉnh. Chỉ có điều

trong những năm chống Mỹ, dòng cảm xúc ấy lùi lại, nhường chỗ cho cảm hứng sử thi thì ở giai đoạn sau, nó trở thành nét nổi trội, trở thành chủ lưu qua đôi mắt của một người làm thơ lấy sự trải nghiệm của mình làm điểm tựa cảm xúc” [30].

Cuộc sống thô ráp này là tất cả những gì mà con người đang phải trải qua với tư cách một tính cách cụ thể trong xã hội cụ thể. Lẽ tất nhiên, Hữu Thỉnh không phải là nhà thơ duy nhất trở về với chính bản thân mình, với chính nhiệm vụ không thể lẫn tránh của thơ ca giai đoạn sau chiến tranh, càng không phải là người đầu tiên đề ra nhiệm vụ ấy. Ông hòa cùng với thời đại mình đang sống, khắc khoải tìm ra lời giải đáp cho thời đại, miệt mài khám phá những hố sâu ngăn cách trong tâm hồn con người. Nhưng nếu chỉ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dừng lại ở đấy, chúng ta khó lòng phân biệt Hữu Thỉnh với những nhà thơ khác. Bởi lẽ rất khó lòng tách bạch, hay tiến hành phân chất những điểm chung cố hữu ấy.

Cái giọng “ưu tư, chua chát, đau đời” ấy thường xuyên xoáy sâu vào những vấn đề thuộc về thân phận của con người. “Hữu Thỉnh đặc biệt nhạy cảm với vấn đề thân phận (…). Mỗi khi chạm vào thân phận, thơ anh hay đến độ xuất thần” [30]. Thơ ông, như chúng ta đã có lần đề cập ở các phần trên, hay nói nhiều về sự cô đơn, sự xuống cấp của đạo đức xã hội, sự nhạt nhẽo của tình đời, của lòng người…Những chiều kích này, suy cho cùng là kết quả của sự giằng co giữa bản thể trữ tình với các khách thể khác. Đó có thể là ngay chính bản thân anh ta hay trong những giềng mối sơ đẳng khác mà những sự liên lạc thường xuyên đã bị truất phế ra khỏi vương quốc chuẩn mực của nó. “Âm chủ trong thơ Hữu Thỉnh giai đoạn này (tức từ Thư mùa đông trở về sau) là nỗi xót buồn dai dẳng” [30]. Và “cảm xúc đau đớn, xót xa ấy thường trực trong hồn thơ Hữu Thỉnh, hiện ra như một ám ảnh, trở thành nhịp mạnh trong cấu trúc giọng điệu thơ anh. Tuy nhiên, tôi nghĩ, chiều sâu và nét riêng trong cái nhìn nghệ thuật của Hữu Thỉnh chính là những

suy tư không ngừng về nhân thế bằng chất giọng trầm lắng” [30].

Đặc điểm này cũng là điều Nguyễn Nguyên Tản nhìn nhận: “Cảm hứng đời tư– thế sự trong mảng thơ viết về cuộc sống thời bình của Hữu Thỉnh dẫn tới xu hướng bao trùm là tự bày tỏ những trăn trở về thân phận người lính, về nhân dân sau chiến tranh, về hạnh phúc, khổ đau, thế thái nhân tình” [130, 45].

Có thể nói thân phận con người giữ vai trò đối tượng suy tư trong suốt quá trình thơ của Hữu Thỉnh là hình tượng người mẹ. Trong hai trường ca của ông, sự chiêm nghiệm về người mẹ xuất hiện rất nhiều lần. Trong Thư mùa đôngThương lượng với thời gian, hình tượng người mẹ cũng không nằm ngoài sự trăn trở của thi sĩ. Đó là sự tương đồng dễ nhận thấy về mặt hình thức. Tuy nhiên, chúng ta cần xác tín những dấu hiệu có tính chất khu biệt chúng với nhau. Điều này vô cùng cần thiết.

Người mẹ trong trường ca ông chủ yếu được nhìn nhận qua phương diện đức hi sinh, chịu đựng một cách thầm lặng trong cuộc chiến tranh. Và qua đó, nhà thơ viết nên những dòng thơ giàu tình cảm để khẳng định, ca ngợi đức hi sinh, tấm lòng cao cả bao la của mẹ. Nói khác đi, sự chiêm nghiệm này đặt trong mối quan hệ giữa cái chung (cuộc

chiến tranh) và cái riêng (tình cảm gia đình). Trong đó, cái chung, cái cộng đồng giữ vai trò thống ngự rõ nét. Người mẹ trong trường ca Hữu Thỉnh gắn liền với những suy tư mang tầm vóc lớn lao hơn. Chẳng hạn, suy nghĩ, đúc kết nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, suy tư về sức mạnh của truyền thống đấu tranh của dân tộc,…

Ở giai đoạn sau (tức hai tập Thư mùa đôngThương lượng với thời gian), hình tượng người mẹ vẫn thao thức trong chuỗi suy nghiệm của tác giả. Đến đây, người mẹ không được soi sáng trong niềm xúc động triền miên từ những năm tháng chiến tranh, mà trở về với đúng vai trò của một người mẹ bình thường của cuộc sống thường nhật. Nhà thơ bên cạnh việc cảm nhận tình cảm của người mẹ trong mối quan hệ với quê hương, đã dành hẳn cho mẹ một vị trí đáng kính trong những suy tư về lẽ đời, tình đời. Đến đây, hình tượng người mẹ trở thành đối tượng tin cậy để nhân vật trữ tình tâm tư, bộc bạch những nỗi niềm màu xám của mình (Đất ngày thường), hay trở thành một sự minh triết trong việc mách bảo bản chất của lòng người (Lời mẹ); thậm chí, trở thành nỗi “ám ảnh”

chân chính theo suốt quãng đường đời của nhân vật trữ tình:

“Anh hiểu vì sao tôi hay nhắc mẹ tôi Nỗi ám ảnh suốt đời day dứt”

(Chạm cốc với Xa – in).

Sự xuống cấp của những chuẩn mực giá trị tốt đẹp đã kéo người mẹ vào những cuộc phiêu lưu ảm đạm của tình đời:

“Miếng cơm manh áo che khuất mẹ tôi Sự vô tình che khuất mẹ”

(Chạm cốc với Xa – in).

Tuy nhiên, nét nổi bật nhất, đáng lưu tâm nhất là tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho người mẹ. Đây có thể là điều chúng ta chưa từng nghe thấy ở các nhà thơ khác:

“Thơ mỗi ngày người càng ít đọc hơn Nhưng con chọn vũ khí này bênh vực mẹ” (Chạm cốc với Xa – in).

Trong khía cạnh suy tư về thân phận, bên cạnh hình tượng người mẹ, Hữu Thỉnh còn dành mối quan tâm đặc biệt đến những vấn đề thuộc về mang tính chất vĩnh cửu của con người: nỗi cô đơn, sự xuống cấp của các giá trị tinh thần, đạo đức xã hội. Đây là hai yếu tố vô cùng nổi bật trong Thư mùa đôngThương lượng với thời gian.

Ở các phần trên, ta đã đề cập khá nhiều đến vấn đề nỗi cô đơn trong thơ Hữu Thỉnh. Do đó, ở đây, để tránh tình trạng lặp lại một cách tẻ nhạt, chúng tôi không đề cập lại. Chúng tôi chỉ đi sâu vào khía cạnh những trăn trở về sự xuống cấp của đạo đức và các tinh thần của con người.

Trong Thư mùa đôngThương lượng với thời gian, khía cạnh này trở đi trở lại như những điệp khúc đau thương mang màu sắc âm tính của tâm hồn. Các bài thơ tiêu biểu có thể kể ra như: Tạp cảm, Chạm cốc với Xa – in, Tôi bước vào thành phố, Những kẻ chặt cây, Hỏi, Đi dưới cây,…Trong đó, mùa nhân nghĩa, luật nhân quả được tác giả lưu ý đáng kể (Chạm cốc với Xa – in, Tạp cảm, Bất hạnh,…). Sự tráo trở, vô cảm của lòng người, của tình đời cũng được khơi dậy ở các bài: Tôi bước vào thành phố, Những kẻ chặt cây, Hỏi, Đi dưới cây,.. Như vậy, xét về chất, Hữu Thỉnh có xu hướng quan tâm nhiều đến những vấn đề của đạo đức con người.

Giọng điệu suy tư bằng cung bậc trầm lắng đã làm nảy sinh một hệ lụy tất yếu: tính triết lí. Thực chất, ranh giới của hai yếu tố này cũng không thật rạch ròi. Trong rất nhiều trường hợp chúng đi đôi với nhau, thậm chí hòa quyện, xuyên thấm vào nhau để hình thành nên một chất giọng duy nhất: suy tư, triết lí. Bởi lẽ, có một điều dễ hiểu, người ta khó lòng tránh mặt những tẻ nhạt thuần túy khi phải kể lể dài dòng mà không thể khái quát hay đúc kết nó lại. Đó là một cách tiến hành dễ hiểu.

Nhận xét về tính triết lí trong thơ Hữu Thỉnh, Nguyễn Đăng Điệp cho rằng: “Triết lí trong thơ Hữu Thỉnh nhiều khi xuất phát từ những chi tiết nhỏ nhoi, bình dị. Từ những chi tiết ấy, Hữu Thỉnh xác lập tính tương quan. Theo Hê – ghen, chi tiết nghệ thuật là những ô cửa để nhìn vào thế giới. Những chi tiết trong thơ Hữu Thỉnh găm được vào lòng người đọc bởi bởi nó bắt đầu từ những ngẫm ngợi sâu sắc của nhà thơ. Đó cũng là ô cửa hé lộ chiều sâu một bản thể trữ tình” [30].

Đọc thơ Hữu Thỉnh, chúng ta bắt gặp rất nhiều trường hợp, tính triết lí hòa vào chất giọng suy tư. Đối tượng để chiêm nghiệm ở đây, như Nguyễn Đăng Điệp đã nói, là những “chi tiết nhỏ nhoi, bình dị” của cuộc sống. Đó có thể là những cảm nhận, đúc kết về tình yêu, về lẽ đời, về thân phận con người,…

- “Cũng có thể biển này còn gặp lại Em đã thành muối xót ở trong tôi”

(Tạm biệt Sầm Sơn)

- “Ta đâu có đề phòng từ phía những người yêu Cây đổ về nơi không có vết rìu”

(Tự thú)

- “Mẹ ơi mây héo con xin mẹ

Cho con lên an ủi mặt trăng buồn Chợ tan trường cũng tan như chợ

Bán được buồn hay mua được buồn hơn” (Đất ngày thường) .

Nhưng có lẽ điều đáng lưu tâm nhất ở đây là chúng ta phải tìm ra được bản chất của sự triết lí ấy. Tức là Hữu Thỉnh triết lí bằng cách thức nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước hết, theo chúng tôi, đó là cách thức Hữu Thỉnh ưa thích dùng những hình tượng hai mặt để diễn đạt nội dung. Nói khác đi, là cách sử dụng phương thức ẩn dụ. Tập Thư mùa đông là minh chứng vô cùng sáng sủa cho điều này:

“Tập thơ Thư mùa đông có 36 bài thì có đến 9 bài mà hình tượng toàn bài mang tính ẩn dụ. Mưa đá: sự thất vọng của nhà thơ trước

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ hữu thỉnh (Trang 153 - 178)