Quản lý theo kinh tế:

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải giải pháp cải thiện công tác định mức giờ chuẩn tại trường đại học kinh tế quốc dân (Trang 62 - 68)

III Nhóm các giải pháp khác

1. Kết hợp quản lý theo giờ định mức với các biện pháp quản lý khác

1.2 Quản lý theo kinh tế:

Kinh tế là một công cụ quản lý hữu hiệu xét trên phạm vi chung cho tất cả mọi ngành. Tuy nhiên, do đặc điểm tâm lý của nhiều giảng viên, kinh tế là cần thiết nhng cao hơn là danh dự, nên khi sử dụng công cụ này cần lu ý mặt tinh thần của nó. Chẳng hạn, giảng viên nếu chỉ đợc “cho không”, “biếu không” tiền thì có thể ở họ xuất hiện ý nghĩa bị xúc phạm, hoặc sự từ chối. Nhng nếu giao việc cho họ và trả tiền công xứng đáng thì họ sẽ vui vẻ, hài lòng và thấy đó là sự trả công có ý nghĩa.

2.Thiết kế hệ thống phân tích công việc của giảng viên

Quy định về chế độ công tác của giảng viên hiện nay trờng Đại học Kinh tế Quốc dân vẫn đang áp dụng là Quyết định số 1712/QĐ - BĐH ngày 18/12/1978 của Bộ trởng Bộ ĐH và THCN về chế độ làm việc của cán bộ giảng dạy đại học. Đây là quy định áp dụng chung cho tất cả các trờng đại học. Trong khi đó mỗi trờng lại có những đặc điểm riêng về chức năng, nhiệm vụ, cá nội dung họat động, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo Quy định chung… của Bộ cha thể đáp ứng yêu cầu về mức độ cụ thể, chi tiết và sát thực. Trong phạm vi trờng thì từng khoa, từng bộ môn lại có những đặc trng riêng. Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân nên thiết kế cho mình các bảng phân tích công việc để không những phục vụ cho hoạt động định mức mà còn là một công cụ quản lý hữu hiệu trong hầu hết các hoạt động: hoạch định lao động, tuyển mộ, tuyển dụng, đào tạo và phát triển. Riêng đối với công tác định mức giờ chuẩn cho giảng viên thì các bảng phân tích công việc là cơ sở để xây dựng mức giờ chuẩn. các bảng phân tích này nên đợc cụ thể, chi tiết ở từng bộ môn và do chính bộ môn đó thiết kế. Phòng TCCB trờng Đại học Kinh tế Quốc dân là ng- ời hớng dẫn, thiết kế mẫu phiếu chung, thống nhất và lu giữ, quản lý các bản này. một bản phân tích công việc của giảng viên phải chỉ ra đợc các nội dung:

+Giảng viên phải thực hiện những công tác gì? +Thời gian hoàn tất công việc?

+Để thực hiện công việc đó đòi hỏi giảng viên phải có những tiêu chuẩn nào?

Một bản phân tích công việc đợc thiết kế cuối cùng phải có 3 bản chính: 1) Bản mô tả công việc

bản mô tả công việc là một văn bản viết giải thích về những nhiệm vụ,trách nhiệm, điều kiện làm việc của giảng viên và những vấn đề có liên quan đến công việc giảng dạy.

Bản mô tả công việc bao gồm 3 nội dung chính:

Phần xác định công việc: tên công việc (giảng viên ), tên bộ môn, chức danh lãnh đạo trực tiếp…

Phần tóm tắt các nhiệm vụ thuộc công việc: là phần tờng thuật, viết một cách tóm tắt và chính xác về các nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc công việc. Phần này bao gồm các câu mô tả chính xác, nêu rõ giảng viên phải làm gì, thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm nh thế nào.

Các điều kiện làm việc: bao gồm các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, thời gian làm việc, các chế độ khác và các điều kiện khác có liên quan.

Bản mô tả công việc nên ngắn gọn súc tích, và nên sử dụng các động từ hành động có tính quan sát để mô tả từng hoạt động cụ thể của nghĩa vụ chính.

3) Bản yêu cầu công việc đối với giảng viên

Bản yêu cầu công việc đối với ngời thực hiện chỉ nên bao gồm các yêu cầu về chuyên môn có liên quan rõ ràng với việc thực hiện công việc ở mức có thể chấp nhân đợc. Không nên có những yêu cầu quá cao mà không cần thiết để thực hiện công việc, đặc biệt là những yêu cầu về đào tạo không cần thiết, hoặc thể hiện sự phân biệt đối xử đối với giảng viên (giới tính, dân tộc ). Các… yêu cầu của công việc đối với giảng viên có thể đợc viết riêng thành một văn bản, cũng có thể đợc viết gộp trong một văn bản cùng với phần mô tả công việc.

Tiêu chuẩn thực hiện công là một hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chí phản ánh các yêu cầu về số lợng và chất lợng của sự hoàn thành các nhiệm vụ đợc quy định trong bản mô tả công việc.

ở các tổ chức khác nhau, tiêu chuẩn thực hiện công việc có thể đợc thể hiện dới các dạng khác nhau. Tuy nhiên, nên cố gắng sử dụng các khả năng định lợng càng nhiều càng tốt. Trong trờng hợp không thể dùng các tiêu chuẩn định lợng để đánh giá thực hiện công việc, có thể dùng các câu định tính để thể hiện tiêu chuẩn cần đạt đợc. Tiêu chuẩn thực hiện công việc có thể đợc coi là sự mở rộng của bản mô tả công việc. Ưu điểm của các tiêu chuẩn thực hiện công việc đợc diễn đạt viết so với các tiêu chuẩn bằng miệng là ở chỗ nó giúp cho tổ chức có thể kiểm soát đợc sự phát triển của mình đồng thời đó chính là một phơng tiện thuận lợi cho trao đổi và tái hiện thông tin giữa ngời lao động và ngời quản lý.

3.Xây dựng hệ thống đánh giá sự thực hiện nhiệm vụ của giảng viên

Đánh giá giảng viên (ĐGGV) là sự đo lờng mức độ, chất lợng việc thực hiện các nhiệm vụ của ngời giảng viên, những tiêu chuẩn nhà giáo đợc quy định trong luật giáo dục và các văn bản pháp quy của Nhà nớc. Qua đánh giá chính xác, ta có những thông tin về năng lực, phẩm chất và hiệu suất làm việc của mỗi giảng viên để các cấp quản lý có thể làm tốt công tác sử dụng cán bộ, tổ chức và đánh giá thi đua Đối với công tác định mức giờ chuẩn cho giảng… viên thì ĐGGV là một công cụ hữu ích trong việc quản lý mức giờ chuẩn. thông qua việc đánh giá mà thực chất là đo lờng mức độ thực hiện các nhiệm vụ của giảng viên thì các cán bộ quản lý mức cũng có thể nắm đợc thông tin về mức hiện tại có còn phù hợp hay không, phù hợp đến mức nào. Muốn vậy hệ thống ĐGGV phải có đợc các tiêu chí đánh giá thật chất lợng, tiến hành đánh giá chính xác và thờng xuyên.

Xây dựng tiêu chí đánh giá giảng viên : Việc xây dựng phải dựa theo mục đích đánh giá của chủ đánh giá, chứ bản thân việc đánh giá không có mục đích tự thân. Hiện nay xu thế mới trên thế giới trong việc ĐGGV là dựa vào bộ chuẩn nghề nghiệp giảng viên. chúng ta có thể tham khảo 4 tiêu chí

đánh giá đã đợc áp dụng ở các trờng THPT nớc ta hiện nay: trình độ nghiệp vụ, thực hiện quy chế chuyên môn, kết quả của giảng dạy giáo dục, công tác khác. mỗi tiêu chí đợc xếp theo 4 loại: tốt, khá, đạt yêu cầu và cha đạt yêu cầu. Để có căn cứ xếp loại ngời ta sử dụng thang điểm 20. Chẳng hạn, để đánh giá nghiệp vụ, ngời ta dự và phân tích đánh giá giờ giảng của giảng viên theo bốn lĩnh vực: nội dung, phơng pháp, tổ chức và kết quả. Năng lực đầu tiên cần phải đợc đánh giá là năng lực cụ thể hoá mục tiêu đào tạo cho phù hợp với nội dung bài giảng, phù hợp với đối tợng của mình. Sau đó là năng lực biết tổ chức hoạt động dạy học để đạt mục tiêu ( bằng những phơng tiện, phơng pháp cụ thể phù hợp.

Tiến hành đánh giá giảng viên : nhiệm vụ của đánh giá là phải chỉ ra đ- ợc các năng lực phẩm chất cảu ngời giảng viên so với các tiêu chuẩn đề ra theo các tiêu chí đã xây dựng. Việc đánh giá giảng viên thông qua các buổi họp là rất hợp lý vì trong giờ lên lớp giảng viên thể hiện khá đầy đủ năng lực, phẩm chất của mình. Để có thể ĐGGV phải tiến hành theo dõi quan sát trong thời gian dài, thờng xuyên tránh phạm phải những lỗi ảnh hởng của hành vi gần nhất, bình quân chủ nghĩa trong đánh giá. Có thể thu thập thông tin về sự thực hiện công việc của giảng viên thông qua sinh viên. Đây sẽ là một nguồn thông tin rất đáng tin cậy bổ sung cho các tiêu chí đánh giá trên.

Kết luận

Đội ngũ giảng viên luôn đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với bản thân các trờng đại học mà còn đối với toàn xã hội. Công tác quản lý giảng viên vì thế cần phải đợc quan tâm đúng mức. Sử dụng giờ định mức chính là một công cụ quản lý rất hiệu quả song không phải lúc nào nó cũng đợc coi trọng. Thời gian gần đây, trờng Đại học Kinh tế Quốc dân cũng nh một số tr- ờng đại học khác đã bắt đầu chú ý đến việc xây dựng và áp dụng một mức giờ chuẩn mới cho giảng viên thay thế cho mức cũ, lạc hậu trớc kia. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm cải thiện công tác định mức giờ chuẩn cho giảng viên trờng Đại học Kinh tế Quốc dân” của sinh viên Nguyễn Phúc Thọ nh chính tên gọi của nó đã đạt đợc một số kết quả: trình bày đợc một số cơ sở lý luận của chiuyên đề, phân tích thực trạng và từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần cải thiện công tác này. Cũng thông qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thành chuyên đề này, sinh viên Nguyễn Phúc Thọ cũng đã xây dựng đợc vốn hiểu biết nhất định về vấn đề này. bên cạnh một số kết quả đạt đợc đó, chuyên đề này cũng bộc lộ nhiều hạn chế do kiến thức chuyên môn còn cha sâu, rộng, thời gian thực tập và viết chuyên đề có hạn, khả năng thu thập, xử lý thông tin cha tốt. Đó là lý do khiến cho một số nội dung nghiên cứu tác giả cha thể phân tích sâu, rộng và hệ thống, một số ý kiến còn mang tính chủ quan, cha sát thực. Song nếu có điều kiện, tác giả nhất định sẽ nghiên cứu sâu hơn và nâng chuyên đề này lên thành luận văn tốt nghiệp.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. ấn phẩm Đại học Kinh tế Quốc dân 45 năm tự hào - 2001

2. Các quy định về chế độ công tác của giảng viên HVNH, đại học quản lý kinh doanh, đại học thơng mại

3. Dự thảo quy chế thu chi nội bộ lần 6 của trờng Đại học Kinh tế Quốc dân – 2005

4. Giáo trình hành vi tổ chức, TS Bùi Anh Tuấn, NXB Thống kê, 2003 5. Giáo trình Quản trị nhân lực, TS Nguyễn Ngọc Quân và Th.S Nguyễn

Vân Điềm

6. Giáo trình tâm lý xã hội học lao động, Th.S Lơng Văn úc và TS Phạm Thuý Hơng

7. Kiểm định chất lợng giáo dục đại học Việt Nam, Nguyễn Đức Chính 8. Quyết định số 1712/ QĐ - BĐH ngày 18/12/1978 của Bộ ĐH và

THCN

9. Tạp chí giáo dục, số 101 - T 11/2004, số 69 – T10/2003

10. Tri thức giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH, Nguyễn Văn Sơn, NXB Chính trị quốc gia, 2002

Mục lục

Lời mở đầu...1 Lời cảm ơn...3 Chơng I Cơ sở lý luận nghiên cứu...4 một số vấn đề về định mức giờ chuẩn cho giảng viên trờng Đại học Kinh tế Quốc dân...4 Chơng II :...17 Phân tích thực trạng công tác định mức giờ chuẩn cho giảng viên trờng Đại học Kinh tế Quốc dân...17 Chơng III: Một số giải pháp nhằm cải tiến công tác định mức giờ chuẩn cho giảng viên trờng Đại học Kinh tế Quốc dân ...52 Kết luận...66

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải giải pháp cải thiện công tác định mức giờ chuẩn tại trường đại học kinh tế quốc dân (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w