Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại một số trường trung học phổ thông ở quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 46)

7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.2.3.Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT

1.2.3.1. Chức năng quản lý hoạt động GDHN trong trường THPT

Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong năm học

Nội dung kế hoạch hóa hoạt động GDHN phụ thuộc vào mục tiêu của hoạt động GDHN trong năm học và các nhiệm vụ phải thực hiện để đạt mục tiêu đó. Để xác định nội dung kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong năm học cần căn cứ vào kế hoạch tổng thể và nhiệm vụ cụ thể của hoạt động GDHN trong năm học đó.

Nói cách khác, kế hoạch hoạt động GDHN phải bao gồm nhiệm vụ thường xuyên và không thường xuyên, kế hoạch hoạt động GDHN cần được cụ thể hóa thành kế hoạch tháng, tuần theo các hoạt động chính và theo phạm vi trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân với các nguồn lực được xác định, phân bố chi tiết cho từng hoạt động.

Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDHN trong trường học

+ Tổ chức cơ cấu: xây dựng cấu trúc quản lý hoạt động GDHN hoặc bộ máy quản lý hoạt động GDHN bao gồm phân chia thành các bộ phận khác nhau và xác định nhiệm vụ cho từng bộ phận.

Trong quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức cần phải:

- Xác định rõ nhiệm vụ chiến lược và chức năng then chốt của hoạt động

GDHN.

- Nghiên cứu mối quan hệ giữa các hoạt động mang tính thường lệ và các hoạt

động mang tính chiến lược.

- Xác định những hoạt động quan trọng, cần thiết để đạt được mục đích của hoạt

động GDHN.

- Tập hợp các hoạt động có cùng tính chất hoặc cùng chức năng lập nên nhóm.

- Chọn lãnh đạo cho mỗi nhóm

Cần phải căn cứ vào số lượng giáo viên, thời gian làm việc, chức năng nhiệm vụ, đối tượng học sinh mà giáo viên phụ trách để lập nên nhóm.

+ Tổ chức quá trình: thiết kế quá trình quản lý hoạt động GDHN, làm cho cơ cấu quản lý được xây dựng có thể vận hành được trong thực tế thông qua việc xây dựng các nội quy, quy chế trong hợp tác nội bộ; tạo mối liên hệ giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện kế hoạch hoạt động GDHN tại đơn vị.

Cần xây dựng một quá trình phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức để đạt được mục tiêu. Việc này có mục đích phân chia quyền hạn và quy trình thực hiện hoạt động GDHN.

+ Tổ chức nhân sự: xác định số lượng giáo viên và các chức danh cho từng bộ phận tổ chức hoạt động GDHN.

Hiệu trưởng cần thường xuyên bám sát, nắm chắc tình hình thực hiện công tác

GDHN, phân tích các vấn đề thực tiễn một cách nhanh chóng để đưa ra những quyết

định đúng đắn. Muốn như vậy, cần có biện pháp thu thập thông tin một cách chính xác, biết phân tích và xử lý các nguồn thông tin và đưa ra quyết định đúng. Ở đây, hiệu trưởng có thể chỉ đạo ở các vấn đề sau:

- Chỉ đạo Trợ lý Thanh Niên lập kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khóa để

giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.

- Chỉ đạo Ban hướng nghiệp dựa vào đặc điểm của trường mình xây dựng tài

liệu giáo dục hướng nghiệp hỗ trợ cho giáo viên chủ nhiệm và học sinh.

- Chỉ đạo Trợ lý Thanh Niên và các Tổ trưởng bộ môn phải phối hợp với nhau

trong công tác tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp.

- Chỉ đạo Ban hoạt động Ngoài giờ lên lớp kết hợp với Ban hướng nghiệp tổ

chức các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt ngoại khóa nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của GDHN.

- Chỉ đạo Trợ lý Thanh niên xây dựng thang điểm đánh giá mức độ tham gia các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoạt động đoàn thể.

- Chỉ đạo Hiệu phó chuyên môn phối hợp Ban hướng nghiệp xây dựng tiêu chí

đánh giá hoạt động GDHN của giáo viên.

- Chỉ đạo Tổ trưởng bộ môn, đặc biệt là Tổ trưởng dự giờ có báo trước và không

báo trước một số giờ dạy của thành viên trong tổ.

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động GDHN

Có thể đề cập đến các bước thực hiện của việc kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp như sau:

Trước tiên, từng thành viên (thực hiện kế hoạch hoạt động GDHN) trong nhà trường tự đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch trong tháng hoặc trong tuần, bao gồm những việc đã hoàn thành, việc chưa hoàn thành – nguyên nhân, việc phát sinh,…Sau đó, Hiệu trưởng tập hợp các báo cáo cá nhân, biên bản họp giao ban để xác định các việc bị trì hoãn, các vấn đề phát sinh và các việc đã hoàn thành theo tiến độ và kết quả đạt được trên thực tế so với kết quả mong đợi, đánh giá kết quả của cá nhân, tổ, nhóm chuyên môn, đoàn thể,…Kế đến, Hiệu trưởng điều chỉnh kế hoạch

hoạt động GDHN cho phù hợp, đồng thời điều chỉnh phương án tổ chức thực hiện đối với các kế hoạch chưa triển khai được do phương án không phù hợp.

Hiệu trưởng cần bố trí thời gian để dự họp với các tổ chuyên môn, đoàn thể nhằm nắm bắt những vấn đề về động cơ, thái độ thực hiện nhiệm vụ của cán bộ - giáo

viên, cần duy trì việc này thường xuyên để huy động sự tham gia của tất cả cán bộ -

giáo viên thực hiện kế hoạch tốt nhất. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng cũng cần bố trí thời

gian gặp Ban cán sự các lớp để thu thông tin phản hồi từ phía học sinh trong hoạt động GDHN, đồng thời Hiệu trưởng cũng cần thường xuyên dự giờ báo trước và đột

xuất một số giờ dạy của giáo viên.

1.2.3.2.Các nội dung quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT

Theo hướng dẫn của thông tư 31/TT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 17/11/1981 thì mỗi trường phải thành lập Ban hướng nghiệp.Thành phần ban hướng

nghiệp bao gồm: Phó hiệu trưởng - Trưởng ban, Giáo viên kỹ thuật, đại diện giáo

viên chủ nhiệm, các tổ bộ môn, đại diện của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện Hội cha mẹ học sinh, đại diện các cơ sở sản xuất ở địa phương. Chức năng của Ban hướng nghiệp là tham mưu cho Hiệu trưởng về nội dung, kế hoạch hướng nghiệp và phối hợp với các địa phương trong việc sử dụng nguồn học sinh khi ra trường. Ban hướng nghiệp có nhiệm vụ, giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, kiểm tra, sơ kết, tổng kết hoạt động giáo dục hướng nghiệp và sử dụng hợp lí học sinh ra trường, ghi nhận xét, đánh giá vào phiếu hướng nghiệp của các em, có ý kiến kịp thời với cấp ủy và chính quyền địa phương về việc sử dụng học sinh ra trường sao cho hợp lí.

Tổ chức phòng triển lãm hướng nghiệp và xác định nội dung trưng bày của phòng này, từ cách trang trí, trang bị cho phòng hướng nghiệp phải có tác dụng tuyên truyền, giáo dục nghề nghiệp…Trang bị tài liệu về các ngành nghề trọng điểm, tranh ảnh, báo chí giới thiếu các trường đào tạo công nhân, trường cao đẳng, Đại học, trung cấp chuyên nghiệp đến các nghề phổ thông…tùy theo điều kiện của từng trường, quy mô phòng hướng nghiệp có thể khác nhau nhưng nhất thiết phải có phòng hướng nghiệp, góc hướng nghiệp cho các em học sinh phổ thông.

Phân công trách nhiệm hướng nghiệp cụ thể cho từng đối tượng trong nhà trường.

- Hiệu trưởng có nhiệm vụ lập kế hoạch giáo dục hướng nghiệp trong cả năm,

từng học kỳ, từng tháng. Chỉ đạo và kiểm tra công tác giáo dục hướng nghiệp của các giáo viên, phối hợp các hình thức giáo dục hướng nghiệp trong và ngoài trường, chủ động phối hợp với chính quyền, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ để dạy lao động kỹ thuật, giáo dục và tổ chức lao động sản xuất cho học sinh phổ thông. Cuối năm học, tổ chức bàn giao học sinh ra trường cho địa phương, báo cáo rõ phẩm chất, năng lực của từng em để địa phương có hướng sử dụng và tiếp tục bồi dưỡng một cách hợp lý.

- Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm triển khai nội dung giáo dục hướng nghiệp

cho học sinh lớp mình phụ trách, đối với học sinh cuối cấp cần giáo dục tốt ý thức phục vụ cũng như sở trường, khả năng cụ thể của mỗi em để định hướng cho các em ngoài việc tiếp tục học lên, làm nghĩa vụ quân sự, tham gia tích cực các lớp bồi dưỡng nghề nghiệp hay trực tiếp tham gia lao động sản xuất, công tác theo nhu cầu của địa phương. Phối hợp với đoàn thể tổ chức các buổi thảo luận về ý nghĩa, cơ sở khoa học của việc lựa chọn nghề và những nghề nghiệp đang cần phát triển, tổ chức cho học sinh ngoại khóa hướng nghiệp đến các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, các trường đại học, các trường đào tạo nghề có liên quan. Trao đổi với học sinh và cha mẹ học sinh về xu hướng phát triển hứng thú, năng lực của mỗi em qua các phương pháp nghiên cứu như đàm thoại, phỏng vấn, trắc nghiệm…để tìm hiểu hứng thú, nguyện vọng, động cơ, dự định chọn nghề của học sinh, từ đó đề ra những biện pháp giáo dục hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp thích hợp.

- Nhiệm vụ của giáo viên bộ môn là giới thiệu các nghề có ứng dụng đến tri

thức bộ môn nhằm phát triển hứng thú và năng lực của học sinh, tổ chức tham quan hướng nghiệp kết hợp với tham quan môn học.Phát hiện năng lực, sở trường của học sinh phối hợp với giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh lựa chọn nghề và tiến hành giáo dục hướng nghiệp qua việc giảng dạy các môn kỹ thuật phổ thông.

- Đoàn Thanh niên có nhiệm vụ tổ chức các hội nghị, chuyên đề về lựa chọn

lao động. Động viên học sinh tham gia có hiệu quả những buổi lao động sản xuất, hướng nghiệp của nhà trường.

- Hội cha mẹ học sinh cần phải giúp con em của họ trong việc lựa chọn nghề

phủ hợp với những yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, tại địa phương sau cho phù hợp với năng lực sở trường của các em. Đề cử những đại biểu có nhiệt tình với công tác hướng nghiệp vào ban hướng nghiệp của trường, dựa vào lực lượng cha mẹ học sinh trong các cơ sở sản xuất để tổ chức cho học sinh tham quan hướng nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thư viện trường học triển lãm, lựa chọn và giới thiệu sách báo có nội dung

hướng nghiệp để học sinh tham khảo, nghiên cứu hứng thú đọc sách của học sinh, hướng dẫn các em đọc những sách có tác dụng chọn nghề

- Phòng tư vấn hướng nghiệp thực hiện tư vấn hướng học, hướng nghiệp cho

học sinh có nhu cầu được tư vấn.Hướng dẫn cho học sinh cách thức lựa chọn nghề nghiệp tương lai, trên cơ sở hình thành những hứng thú nghề nghiệp vững chắc phù hợp với phẩm chất, năng lực của cá nhân và yêu cầu của nghề cũng như nhu cầu của xã hội. Việc tư vấn hướng nghiệp phải được tiến hành bởi chuyên viên tư vấn, hay cán bộ kiêm nhiệm có nhiều kinh nghiệm và việc tiến hành tư vấn phải khoa học, đúng quy trình, kết hợp với việc quan sát quá trình học tập và rèn luyện của học sinh để có lời khuyên đúng đắn cho học sinh.[7, 23 – 27]

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THPT TẠI

QUẬN GÒ VẤP, TP. HCM

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại một số trường trung học phổ thông ở quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 46)