Đánh giá của học sinh về hoạt động GDHN cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại một số trường trung học phổ thông ở quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 69 - 102)

7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.3.3 Đánh giá của học sinh về hoạt động GDHN cho học sinh THPT

Bảng 2.3.3.1. Tự đánh giá mức độ hiểu biết về giáo dục hương nghiệp

N %

Không ghi 4 0,7

Có biết 275 49,6

Biết lơ mơ 222 40,1

Không biết 53 9,6

Tổng cộng 554 100,0

Thực tế qua kết quả khảo sát ngẫu nhiên 554 học sinh ở 3 khối lớp 10,11,12 với trình độ học vấn khác nhau của 4 trường THPT tại quận Gò vấp cho thấy, đa số học sinh còn rất mơ hồ khi tiếp cận với hoạt động hướng nghiệp. Con số 40,1% học sinh

tự đánh giá là hiểu biết lơ mơ về giáo dục hương nghiệp ở bảng 2.3.3.1 và 9,6 % học sinh xác nhận là mình không biết gì từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Con số đã

cho ta thấy được thực trạng là gia đình và xã hội chưa quan tâm nhiều đến công tác

tuyên truyền, giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, từ thông tin của các ngành, nghề ở địa phương cũng như nhu cầu nhân lực của xã hội chưa được phổ biến đến rộng đến đối tượng học sinh, và các phương pháp, kỹ năng giúp các em định hướng, lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai còn hạn chế...Song song, các trường THPT lại xem giáo dục hướng nghiệp cho học sinh là một trong những hoạt động ngoài giờ chính khóa, không được đánh giá kiểm tra, tính điểm nên nhiều học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của môn học, chưa quan tâm đúng mức cho việc định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Chỉ có 49,6 % học sinh có quan tâm theo dõi các thông tin hướng nghiệp. Đối tượng này thường tập trung vào học sinh cuối cấp có nhu cầu tìm hiểu các ngành, nghề trong xã hội, cần có người tư vấn, định hướng các ngành , nghề phù hợp với sở trường và năng lực của mình để tiếp tục tham gia các kì thi tuyển sinh Đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Điều này, đã đạt ra trách nhiệm cho những người làm công tác giáo dục phải quan tâm thực hiện các nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT và phải có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội.

Bảng 2.3.3.2. Đánh giá người quan trọng nhất giúp

chọn ngành, nghề sau khi tốt nghiệp THPT

N %

Không ghi 7 1,3

Cha mẹ, anh chị 357 64,4

Bạn bè 50 9,0

Thầy cô 60 10,8

Chuyên viên tư vấn hướng nghiệp 80 14,4

Qua kết quả bảng 2.3.3.2. cho thấy, người quan trọng nhất và có ảnh hưởng nhiều nhất trong việc giúp cho học sinh chọn ngành, nghề sau khi tốt nghiệp THPT là cha mẹ, anh chị và những người thân trong gia đình của của các em. Điều này được chứng minh qua con số 64,4 % các em tự đánh giá, chỉ có 10,8 % và 14,% các em học sinh có ý thức tham khảo thêm ý kiến, lời khuyên của thầy cô giáo và chuyên viên tư vấn hướng nghiệp. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại số ít 9% các em còn bị ảnh hưởng bởi bạn bè, chọn ngành nghề theo trào lưu, chưa có nhận thức đúng đắn về hoàn cảnh gia đình và năng lực bản thân nên dễ dẫn tổn thương tâm lý, mắc những sai lầm, không mang lại kết quả như mong muốn, lãng phí thời gian, ảnh hưởng đến tương lai sự nghiệp sau này. Tóm lại, khi chọn ngành nghề cần phải tính đến nhiều yếu tố khác nhau, không chỉ lựa chọn theo sở thích hay tính “ nóng” của ngành học. Cần phải tranh thủ ý kiến của nhiều nguồn, tìm kiếm các nguồn thông tin trên sách báo, thông tin mạng, không nên chạy theo trào lưu vì trào lưu thường có tuổi thọ rất ngắn. Trong quá trình lực chọn, định hướng nghề nghiệp học sinh cần tham khảo các ý kiến chuyên gia tư vấn. Chuyên gia tư vấn không ở đâu xa mà chính là cha mẹ, thầy cô giáo và những người thân trong gia đình.

Bảng 2.3.3.3. Đánh giá ngành nghề mà em chọn để

học sau khi tốt nghiệp THPT phải

N %

Không ghi 1 0,2

Phù hợp với sở thích, năng lực, tính cách và thể chất của bản thân

457 82,5

Có thu nhập cao hoặc có địa vị trong xã hội và được mọi người nể trọng

84 15,2

Là ngành nghề gia đình em thích 8 1,4

Có nhiều bạn bè em chọn học 4 0,7

Tổng cộng 554 100,0

Bảng 2.3.3.4. Đánh giá việc chọn được ngành, nghề

nào để học sau khi tốt nghiệp THPT

N %

Đã chọn được rồi 170 30,7

Đang chọn nhưng chưa quyết định được 323 58,3

Chưa nghĩ đến việc chọn ngành, nghề 58 10,5

Tổng cộng 554 100,0

Bảng 2.3.3.5. Đánh giá tầm quan trọng của việc chọn

ngành, chọn nghề để học sau khi tốt nghiệp THPT

N %

Không ghi 3 0,5

Rất quan trọng, em phải chọn cho mình một ngành hay một nghề thật phù hợp với bản thân để học

494 89,2

Em chỉ cần đậu vào một trường ĐH nào đó để có tấm bằng ĐH

49 8,8

Việc chọn ngành, hay chọn nghề nào đó đối với em đều không quan trọng

8 1,4

Tổng cộng 554 100,0

Qua kết quả khảo sát nội dung ở các bảng 2.3.3.3; bảng 2.3.3.4. và bảng 2.3.3.5 cho thấy hầu hết 89,2 % học sinh đều cho rằng việc chọn ngành, chọn nghề để học sau khi tốt nghiệp THPT là rất quan trọng, 82,5 % học sinh có nhận thức đúng đắn xu hướng chọn ngành, chọn nghề để học sau khi tốt nghiệp THPT phải là ngành, nghề phù hợp với sở thích, năng lực, tính cách và thể chất của bản thân và có 30,7 % học sinh đã tự tin chọn được ngành nghề theo học sau này sau khi tham khảo ý kiến gia đình và các chuyên gia vấn hướng nghiệp, 58,3 % học sinh đang chọn nhưng còn phân vân chưa chọn được ngành nghề gì theo học sau này và đang có nhu cầu được giáo dục hướng nghiệp, tư vấn của chuyên gia. Mặc dù vậy vẫn có 1,4 % học sinh cho là việc chọn ngành, chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT là không quan trọng, chỉ cần ra trường có có bằng đại học là đủ, chưa nghĩ đến việc chọn ngành, chọn nghề cho bản thân, số học sinh này chiếm khoảng 10,5 %. Từ kết quả điều tra cũng cho ta thấy, bên cạnh các nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của việc chọn ngành,

chọn nghề để học sau khi tốt nghiệp THPT, có những học sinh có xu hướng lựa chọn ngành, nghề rất lệch lạc và rời xa mục tiêu, mục đích của giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường THPT. Điều này được chứng minh qua các buổi trao đổi, trò chuyện với một bộ phận không nhỏ học sinh của 4 trường THPT trong quận Gò Vấp, các em điều bày tỏ những nhận định là thích chọn những ngành, nghề có thu nhập cao, có địa vị trong xã hội để được nhiều người nể trọng, cùng với xu hướng chọn nghề chạy theo trào lưu cùng bạn bè mà không chú ý đến năng lực, sở thích, điều kiện kinh tế gia đình chạy theo cái hư danh mà thi vào các trường đại học dễ đậu hơn là chọn một trường cao đẳng, hay trung cấp chuyên nghiệp phù hợp với sức mình hay chọn một nghề nào đó theo học chưa được các em quan tâm đến.

Thực tế rất nhiều em còn lúng túng, thậm chí choáng ngộp trước thế giới nghề nghiệp khi các em phải đối mặt với sự lựa chọn ngành, chọn nghề cho bản thân.Đúng vậy, qua khảo sát ý kiến và trao đổi trò chuyện với các em đã cho thấy nhiều em khi đứng trước thời điểm quyết định sự lựa chọn tương lai, các em thường chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như: Nhiều em đã có ấn tượng đẹp về một ngành hay một nghề nào đó từ trước hoặc thần tượng hóa một ai đó trong nghề hay chịu sự định hướng của gia đình, định hướng của giáo viên hay chịu ảnh hưởng bởi môi trường sống và sự tác động từ phía bạn bè xung quanh, cũng có trường hợp do mù thông tin nên chọn đại một trường nào đó chứ cũng không biết ngành đó sau này ra trường làm việc gì, có em chỉ nghe tên ngành thấy hấp dẫn là là cứ nhắm mắt đăng kí thi vào, có em lại không tự tin vào năng lực của bản thân nên chọn các ngành thấp hơn so với năng lực và cho rằng thi vào ngành đó sẽ dễ đậu hơn, một số khác lại chọn hai, ba ngành cùng một lúc, với tâm lý “cầu may mắn” nên nhiều em cũng rơi vào trạng thái không định hướng được trong việc lựa chọn ngàng nghề hoàn toàn phù hợp với bản thân…Như vậy, thực tế trong nhận thức của học sinh về việc chọn lựa ngành, nghề cho tương lai chưa phù hợp, chưa đáp ứng với mục đích của giáo dục hướng nghiệp THPT theo tinh thần thông tư 31/TT của Bộ GD – ĐT nhằm bồi dưỡng, hướng dẫn học sinh chọn ngành nghề phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, đồng thời phù hợp với thể lực và năng khiếu của cá nhân. Các học sinh khi chọn đúng nghề mình

học, sẽ dễ thành công hơn trong sự nghiệp. Còn như thiếu hiểu biết về các loại ngành nghề, về năng lực và sự hứng thú nghề nghiệp của bản thân sẽ dẫn đến những lựa chọn sai lầm và điều đó sẽ gây lãng phí không chỉ cho bản thân các em mà còn cho cả xã hội, những định hướng sai phải bỏ ra khoảng thời gian 3 - 4 năm để học, thậm chí có các học sinh, sinh viên này sẽ rời bỏ nghề đó sau khi tốt nghiệp.

Điều này, đã đặt ra trách nhiệm cho những người làm công tác giáo dục, Ban giám hiệu của 4 trường THPT trong quận Gò Vấp cần quan tâm đúng mức hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp của nhà trường để hiệu quả giáo dục hướng nghiệp đạt được mục đích mà nhà trường đã đề ra. Bên cạnh đó, giáo dục gia đình chiếm một vị trí ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý lựa chọn ngành, chọn nghề của học sinh và có tác động rất lớn đến sự định hướng nghề nghiệp của các em.Vì thế, cha mẹ học sinh cần phải có những nhận thức đúng để giáo dục và phối hợi cùng với nhà trường giáo dục cho học sinh định hướng đúng trong việc chọn ngành, chọn nghề phù hợp với các em.

Bảng 2.3.3.6. Đánh giá tính hữu ích của hoạt động giáo dục hướng

nghiệp của các thầy,cô và của nhà trường

N %

Không ghi 14 2,5

Nhà trường và các thầy cô giáo chưa có tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho các em

152 27,4

Nhà trường có thường xuyên phổ biến những thông tin, thông báo về tuyển sinh của các trường ĐH hoặc Cao đẳng đến với học sinh không?

194 35,0

Chưa thiết thực cho việc chọn ngành, chọn nghề của chúng em 121 21,8

Nhà trường và các thầy cô giáo có nhiều tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho các em hiệu quả, đã giúp các em nhiều trong việc lựa chọn ngành, nghề

73 13,2

Tổng cộng 554 100,0

Đánh giá tính hữu ích của hoạt động giáo dục hướng nghiệp của các thầy,cô và của nhà trường qua kết quả bảng 2.3.3.6 cho thấy, có 35 % học sinh của 4 trường xác nhận nhà trường có thường xuyên phổ biến những thông tin, thông báo về tuyển sinh

của các trường ĐH hoặc Cao đẳng đến với học sinh, việc thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình giáo dục hướng nghiệp của một số trường cũng như trong nhận thức của một số thầy cô giáo về tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường đã quan tâm đến nhu cầu cấp thiết của học trò mà có nhiều hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho các em hiệu quả, đã giúp cho các em nhiều trong việc lựa chọn ngành, chọn nghề, con số này rất ít chỉ chiếm 13,2 % tập trung

vào đối tượng học sinh khối lớp 12 - học sinh chuẩn bị tốt nghiệp ra trường. Bên

cạnh đó, tới 21,8 % học sinh đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp của nhà trường chưa thiết thực, chưa đi vào chiều sâu cho việc chọn ngành, chọn nghề của các

em, thậm chí có 27,4 % học sinh xác nhận, một số thầy cô giáo của các trường đã bỏ

qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp, chưa quan tâm đúng mức và chưa có tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho các em, dẫn đến tình trạng học sinh lúng túng, thiếu kiến thức, kỹ năng hướng nghiệp, mù thông tin khi chuẩn bị đăng kí vào các

ngành nghề mà mình muốn theo học.

Qua các con số thống kê đã cho ta thấy được thực trạng chung, phần lớn các trường THPT trong quận cũng chỉ chú trọng việc dạy kiến thức văn hóa chung chung, coi trọng tỉ lệ tốt nghiệp THPT mà xem nhẹ kiến thức kỹ thuật nghề nghiệp, chưa chú trọng kỹ năng thực hành, và ít quan tâm đến việc dạy cho học sinh kỹ năng sống và làm việc, kỹ năng tìm hiểu và phân tích thông tin, chưa chuẩn bị cho học sinh những kiến thức đi vào lao động nghề nghiệp, cũng như giáo dục những phẩm chất cần thiết của người lao động và chưa chuẩn bị tốt công tác giáo dục hướng nghiệp cho các em, thậm chí có trường thực hiện công tác này rất qua loa, chiếu lệ. Thêm vào đó là một số nội dung chương trình giáo dục hướng nghiệp không phù hợp với thực tế ở địa phương, có nội dung lại mang tính hàn lâm, đi sâu vào chi tiết và đòi hỏi phải có minh họa thực tế trong khi đó quỹ thời gian dành cho hoạt động này rất hạn chế nên nhiều giáo viên gặp không ít khó khăn khi giảng dạy, chính điều này đã gây ra những khó khăn khi nhà trường triển khai dạy hướng nghiệp cho học sinh và đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả định hướng nghề nghiệp cho học sinh, chưa đạt hiệu quả như các em mong muốn.

Bảng 2.3.3.7. Mức độ nhà trường có tổ chức cho học sinh đến tham quan một số doanh nghiệp, cơ sở sản

xuất đang hoạt động tại địa phương

N % Không ghi 6 1,1 Có tổ chức 43 7,8 Rất ít 118 21,3 Không có tổ chức 387 69,9 Tổng cộng 554 100,0

Qua kết quả bảng 2.3.3.7 cho thấy các hình thức giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường THPT chưa thật sự phong phú, và chưa được tổ chức thường xuyên, chưa tạo được hứng thú và mang tính thuyết phục cho học sinh. Nhà trường chưa tổ chức các hoạt động tham quan hướng nghiệp tại các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo nghề tại địa phương để cho các em giao lưu học hỏi kinh nghiệm của những nhà thành đạt hoặc nghe các nghệ nhân nói chuyện về nghề …hiện thực này được đánh giá qua

69,9 % phiếu của học sinh 4 trường trong quận Gò Vấp. Việc tổ chức cho học sinh

đến tham quan một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đang hoạt động tại địa phương rất ít được nhà trường quan tâm thực hiện và hầu như các trường lại bỏ ngõ luôn các hình thức hoạt động này. Có khoảng 21,3 % trường học tổ chức thực hiện hoạt động

này như không thường xuyên bởi các nguyên nhân khách quan và chủ quan nên chưa

mang lại hiệu quả cao, chưa tạo được hướng thú cho học sinh trong các hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT hiện nay.

Bảng 2.3.3.8. Đánh giá việc nhà trường chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh Đại học và Cao đẳng Cách trả lời Tổng cộng Không trả lời Có Thỉnh thoảng Không có

Nhà trường, thầy cô giáo bộ môn, giáo viên chủ nhiệm có giới thiệu cho học sinh biết về các trường Đại học hoặc Cao đẳng nào đào tạo những ngành, nghề gì không?

12 109 162 275 554 8

Nhà trường có thường xuyên phổ biến những thông tin, thông báo về tuyển sinh của các trường ĐH hoặc Cao đẳng đến với học sinh không?

N 122 189 233 554 10

% 22,0 34,1 42,1 100,0

Bảng 2.3.3.10. Đánh giá việc giới thiệu của nhà trường, thầy cô giáo, hay học sinh có biết cuốn sách “Những điều

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại một số trường trung học phổ thông ở quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 69 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)