Tình hình Giáo dục – đào tạo của Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại một số trường trung học phổ thông ở quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 51)

7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1.Tình hình Giáo dục – đào tạo của Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

Trong những thành tựu đáng tự hào của quê hương Gò Vấp sau 35 năm giải phóng, những kết quả vượt trội của ngành GD - ĐT thật xứng với danh hiệu “Điểm sáng của Thành phố”. Dẫu khiêm tốn nhất, mỗi người dân Gò Vấp cũng đều có quyền tự hào nói rằng: Gò Vấp là đất hiếu học! .

Để có được bề dày thành tựu bền vững, căn cơ và liên tục phát triển ấy, sự phấn đấu thật không đơn giản chút nào đối với đội ngũ những người thầy và các thế hệ học sinh Gò Vấp. Sau giải phóng, Gò Vấp là một quận ven nghèo và đầy khó khăn, có thể nói nghèo đứng vào bậc nhất nhì Thành phố, thường phải xin trợ cấp hàng năm. Cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, nền sản xuất cần phải sắp xếp lại toàn bộ… Giáo dục đào tạo tất nhiên cũng bắt đầu từ những con số hầu như chẳng có gì ngoài một số cơ sở trường lớp quá cũ kỹ, chật hẹp, ẩm thấp và lầy lội, chắp vá… Gò Vấp vốn là căn cứ quân sự khổng lồ của Mĩ ngụy, điều kiện dân sinh, dân trí trong những ngày đầu sau giải phóng dường như là con số không, nhưng cách mạng không có mục tiêu nào khác là vì cuộc sống ngày càng tốt đẹp của nhân dân, Đất nước sẽ không bao giờ mạnh nếu dân tộc dốt nát và sự nghiệp trồng người bắt đầu từ lớp tuổi thơ và phải “làm từ gốc”.

Hơn 35 năm qua Gò Vấp đầu tư cho sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo bằng những bước đi phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, một thiết chế giáo dục được xây dựng có hệ thống theo những chuẩn mực mới sau khi tiến hành công lập hóa toàn bộ trường tư, bao gồm: Bậc mẫu giáo - mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Bồi dưỡng Giáo dục, Trung tâm Dạy nghề và mấy năm gần đây ra đời Trung tâm giáo dục chính trị của Đảng bộ “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, lời dạy của Bác Hồ luôn trong tâm khảm của các thế hệ nhà giáo Gò Vấp, khích lệ và dìu dắt họ vượt qua từng bước thử thách xây dựng nên một nền tảng vững chắc và vượt trội.

Giáo dục Gò Vấp hôm nay đã có một nền giáo dục đứng vững ở vị trí dẫn đầu Thành phố về chất lượng giáo dục đào tạo, liên tục đứng đầu Thành phố về tỷ lệ thi tốt nghiệp Tiểu học và Trung học cơ sở, với tỉ lệ khá giỏi vào loại cao nhất Thành phố (trên 89% ở bậc Tiểu học và 85,5% ở bậc Trung học cơ sở, 98.5% ở bậc trung học phổ thông ). Bên cạnh đó, với tinh thần đổi mới, chủ động, sáng tạo, sức phấn đấu bền bỉ của đội ngũ sư phạm, cùng sự quan tâm ủng hộ hết mình của Đảng bộ - chính quyền – đoàn thể và nhân dân Quận, ngành cũng đã tạo được nhiều chuyển biến căn bản làm nền móng vững chắc để đưa sự nghiệp giáo dục Quận nhà phát triển một cách đồng bộ. Công tác chính trị tư tưởng, xây dựng Đảng – Đoàn thể, tăng cường trật tự, kỷ cương, nề nếp trong trường học được thực hiện thường xuyên và hiệu quả, công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh từ việc xây dựng cơ sở vật chất đến việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Với sự phấn đấu phấn đấu không mệt mỏi, năm 2003 Gò Vấp đã là một trong hai quận đầu tiên của thành phố đạt tiêu chuẩn phổ cập bậc trung học phổ thông. Trình độ học vấn của công dân quận Gò Vấp cao nhất thành phố (cùng một quận nội thành khác), tỷ lệ cư dân biết đọc, biết viết của Gò Vấp là 98,05%, cao thứ nhì ở thành phố Hồ Chí Minh. Những kết quả tích cực ấy chỉ có thể đạt được trên một nền tảng vững chắc của hệ thống giáo dục – đào tạo tiên tiến, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trên cơ sở các điều kiện vật chất, trường lớp, trang thiết bị có sẵn, ngành GDĐT Quận trong những năm học mới tiếp tục sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí, tập trung trang bị đồ dùng dạy học, trong đó tập trung cho các lớp thay sách, nâng cấp thư viện trường, xây phòng thí nghiệm, khuyến khích các trường nối mạng máy tính, đáp ứng nhanh yêu cầu đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục. Tiếp tục chỉ đạo các trường xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, phấn đấu có nhiều trường đủ điều kiện cho học sinh học 2 buổi/ngày, với những thành tích đặc biệt xuất sắc, ngành GDĐT Quận được vinh dự nhận nhiều khen thưởng của Nhà nước, Chính Phủ, Bộ GDĐT, UBND Thành phố và Quận. Chúc mừng thành tích rất đáng tự hào của ngành GDĐT Gò Vấp, các đồng chí lãnh đạo Bộ, Sở và Quận đã thường dành những lời khen ngợi nồng nhiệt, biểu dương sâu sắc và tin tưởng vào triển vọng thắng

lợi của ngành trong những năm tiếp theo với khí thế truyền thống hiếu học vươn lên và ý chí kiên trì vượt khó của đội ngũ sư phạm Gò Vấp, vì sự phát triển của nền giáo dục ngày một chuẩn hoá, hiện đại hoá.Tại Hội nghị tổng kết năm học 2003 – 2004, Đồng chí Bí thư Quận ủy đặc biệt nhấn mạnh: “Kết quả năm học đã tiếp tục khẳng định thực chất nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo dục Quận nhà, tô điểm thêm nét son trong truyền thống hiếu học của nhân dân Gò Vấp, xứng đáng là một rong những điểm sáng về giáo dục của Thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu”.

Trên địa bàn quận có 16 phường, sự phân bố phù hợp số lượng trường, lớp ở các cấp học trên các đại bàn dân cư, bậc tiểu học hiện có 21 trường hiện mỗi lớp bình quân 44 học sinh so với “lớp chuẩn” quy định mỗi lớp từ 30 đến 35 học sinh. Bậc trung học cơ sở có 13 trường (9 trường công lập, 3 trường bán công, một trường dân lập) rải trên địa bàn quận hằng năm tiếp nhận hơn 21.228 học sinh. Mới chỉ có 36,9% tổng số học sinh học 2 buổi/ngày. Số học sinh bình quân/lớp là 48 em, chưa đạt chuẩn 45 học sinh/lớp, bậc trung học phổ thông có 6 trường (3 trường công lập,1 trường bán công và 2 trường cấp II + III dân lập). Học sinh của quận Gò Vấp chỉ chiếm 60% sĩ số ở các trường này, số còn lại phải đến học tại các trường ở quận khác hoặc học tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Số học sinh mỗi lớp vẫn cao hơn quy định là 47, chất lượng giáo dục - dạy và học - của Gò Vấp thuộc những quận dẫn đầu của thành phố ở tất cả các cấp, bậc học. Lực lượng giáo viên được chuẩn hóa về trình độ, số đạt chuẩn ngày một tăng, tuy đạt nhiều thành công nhưng ngành giáo dục – đào tạo Gò Vấp còn phải phấn đấu nhiều hơn, còn cần sự đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật nhiều hơn để có thể đáp ứng những tiêu chuẩn tiên tiến trong việc dạy và học. Cụ thể là mới chỉ có 50% số trường có phòng lab, ¼ số trường có phòng bộ môn; nhiều trường chưa có phòng thí nghiệm, hóa, sinh.

Ở Gò Vấp khẩu hiệu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” đã trở thành hành động của toàn dân, Gò Vấp còn có hình thức giáo dục không chính quy ở các bậc học. Trong vòng một thập niên qua, số lớp không chính quy này dao động từ 162 đến 182 lớp, từ lớp xóa mù đến tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, với số học sinh dao động từ 4.500 đến 6.500 người. Cả số lớp lẫn số học sinh loại hình này ngày một giảm do đời sống của dân cư tăng lên nên đủ điều kiện cho

con em tới trường lớp chính quy.Theo đánh giá của ngành giáo dục quận thì chất lượng của hình thức giáo dục không chuyên này là khá ổn định, thông qua các chỉ số về xếp loại học lực không chênh lệch bao nhiêu so với chất lượng của học sinh hệ chính quy.

Sự ra đời Trung tâm Dạy nghề (tọa lạc tại số 12 Quang Trung, phường 11) cách nay 10 năm đã đáp ứng nhu cầu học nghề ngắn hạn của nhiều người. Có hơn 10 ngành nghề được đào tạo lý thuyết và hướng dẫn thực hành tại Trung tâm: tin học ứng dụng, điện dân dụng, cơ điện, cơ điện lạnh, may công nghiệp, trang điểm, hớt

tóc…Trung tâm tiếp nhận trung bình 2.400 học viên/năm. Giờ đây, trước yêu cầu

phát triển kinh tế - xã hội trong quy hoạch đến năm 2010, Gò Vấp từng bước bổ sung máy móc, trang thiết bị, đưa Trung tâm Dạy nghề (phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp) trở thành cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật, gắn đào tạo nghề với bố trí sử dụng, đáp ứng sự phát triển của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Ngành giáo dục – đào tạo Gò Vấp có thuận lợi mà nhiều quận không có, đó là sự hiện diện của nhiều trường chuyên môn - nghiệp vụ hoạt động trên địa bàn: Trường Đại học Công nghiệp, đào tạo chính khóa kỹ sư gồm nhiều ngành; Trường Cao đẳng kỹ thuật Wilhelm Pieck của quân đội, đào tạo nhiều ngành nghề phù hợp với sản xuất công nghiệp; Trường Trung học văn thư lưu trữ Trung ương đào tạo chuyên gia ngạch hành chính. Kế hoạch phát triển ngành giáo dục quận Gò Vấp đến năm 2010 khẳng định mục tiêu rất cụ thể, nhưng để trở thành hiện thực đòi hỏi những cố gắng vượt bậc của Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể và sự đồng lòng của nhân dân.

Tiếp tục thực hiện tốt chủ đề năm học 2010 - 2011 là “Năm học đổi mới quản lý

và nâng cao chất lượng giáo dục”, tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm

theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với chủ đề “ Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân” trong toàn ngành; các chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục tiếp tục được đổi mới, đẩy mạnh giáo dục toàn diện và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý. Tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, khắc phục khó khăn giữ vững thành tích giảng dạy và học tập của quận trong suốt những năm qua, các trường học và đội ngũ cán bộ, giáo viên,

nhân viên và học sinh đã cố gắng vượt qua khó khăn để đạt thành tích cao nhất ở các cấp học, tích cực thi đua dạy tốt - học tốt khẳng định vững bước đi lên của ngành Giáo dục - Đào tạo quận nhà. Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục toàn diện, trong đó quan tâm phát huy trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, tin rằng không chỉ năm học này mà là xuyên suốt trong những năm học tới cùng với hệ thống chính trị và toàn xã hội, các trường của quận Gò Vấp sẽ nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong lực lượng sư phạm và học sinh; không ngừng nâng cao chất lượng chuyên môn, giáo dục toàn diện, thực hiện thành công mục tiêu đề ra của nhà trường và của toàn ngành giáo dục quận theo mục tiêu mà nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ X đã quyết nghị, góp phần xứng đáng vào chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương và xã hội.

Trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới hiện nay của nước ta, để thực hiện mục tiêu ”Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, cùng với quá trình đi lên Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, giáo dục phải đi trước một bước, nâng cao dân trí, đào tạo nhận lực, bồi dưỡng nhân tài nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Ngành giáo dục phải đào tạo ra những lớp người lao động ”Có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo bồi dưỡng, và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghệ hiện đại”. Song song, để đào tạo được đội ngũ nhân lực vừa có chất lượng cao, vừa đáp ứng nhu cầu hiện nay của mỗi địa phương và trong cả nước đặt ra cho công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông một nhiệm vụ rất quan trọng. Để đẩy mạnh hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường THPT trước hết cần nâng cao nhận thức của mỗi cán bộ quản lý giáo dục đến từng giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh và các cấp chính quyền địa phương cần phải có nhận thức đúng đắn về mụch đích và ý nghĩa của công

tác này. Ở một góc độ khác, giáo dục hướng nghiệp có hiệu quả sẽ tạo ra một lực

lượng lao động có định hướng rõ ràng, có động cơ phấn đấu học tập, chủ động trang bị kiến thức, năng lực để hành nghề, làm tăng năng suất lao động, góp phần cho sự phát triển về kinh tế xã hội, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp (thị trường lao động) ở cấp độ địa phương và quốc gia.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại một số trường trung học phổ thông ở quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 51)