7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Nâng cao nhận thức về công tác quản lý GDHN trong trường THPT
Chọn nghề là một quá trình nhận thức và quyết định của chủ thể, nó thể hiện tính năng động của chủ thể, là quá trình khó khăn và chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố
khách quan, vượt ra ngoài sự kiểm soát của cá nhân. Vì vậy, cần có sự định hướng
của xã hội, cần phải có vai trò của công tác giáo dục hướng nghiệp ở nhà trường, gia đình và xã hội tác động.
+ Đối với cán bộ quản lý giáo dục ở các trường:
Phải gương mẫu thực hiện các mục tiêu giáo dục THPT nói chung, cần phải quán triệt và nhận thức đúng, sâu sắc các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục hướng nghiệp trong chiến lược phát triển giáo dục và được khẳng định trong Luật giáo dục, trong các văn bản, Nghị định, Chỉ thị, Thông tư về giáo dục có liên quan, từ nhận thức đi đến việc thực thi các họat động thực tiễn, phải cụ hể hóa trong kế hoạch năm học, trong kế hoạch quản lý. Mặt khác, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức sâu rộng trong tập thể nhà trường, gia đình và xã hội về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT với nhiều hình thức phổ biến, với những nội dung phong phú để
thu hút người nghe nhằm định hướng lại những nhận thức sai lệch về việc coi trọng
bằng cấp khi ra trường, những định kiến không tốt về một nghề nghiệp nào đó hay nhận thức chọn ngành, chọn nghề theo thu nhập, theo địa vị trong xã hội…
Nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp phải được đặt vào vị trí xứng đáng, phải được
quan tâm, nhìn nhận và đánh giá, xây dựng các tiêu chí đánh giá trong thi đua để giáo
viên phấn đấu đẩy mạnh công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường. Cán bộ quản lý phải chủ động trong việc tham mưu với lãnh đạo cấp trên nhằm huy động các nguồn lực, vật lực và tài lực để phục vụ tốt công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường.Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường trong việc tổ chức thực hiện và kiểm tra các hoạt động giáo dục hướng nghiệp song song với việc thực hiện kế hoạch của năm học.
+ Đối với đội ngũ thầy cô giáo:
Đội ngũ giáo viên và cán bộ phụ trách công tác giáo dục hướng nghiệp là những người trực tiếp thực hiện các nội dung hướng nghiệp, vì vậy cần phải làm cho họ nhận thức rõ bản chất của hoạt động này, các nội dung hướng nghiệp, các yêu cầu phải đạt được và cách thức tổ chức các con đường hướng nghiệp.
Hằng năm Sở Giáo dục – đào tạo đều có kế hoạch chỉ đạo cho các trường THPT triển khai các chủ trương của Đảng và Nhà Nước về giáo dục và cụ thể hóa vào công tác giáo dục hướng nghiệp. Trên cơ sở nắm bắt các vấn đề lý luận về công tác hướng nghiệp, các giáo viên nên chủ động xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động trong phạm vi nhiệm vụ của mình.
Cụ hể là phải hiểu rõ: Có nhiều con đường để giáo dục hướng nghiệp, vì vậy cần phải sáng tạo tổ chức các hoạt động để hướng nghiệp, lồng ghép nội dung hướng nghiệp trong các hoạt động của nhà trường, phải xem hoạt động dạy nghề phổ thông như hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường. Tuy nhiên không chỉ đơn thuần có ý
nghĩa cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghề cho học sinh mà còn phải
làm cho các em bộc lộ khả năng, thiên hướng của mình. hướng dẫn chọn trường, chọn nghề cho các em, giáo viên nên phân tích cho các em thấy được thế giới nghề nghiệp rất đa dạng, phong phú và biến đổi rất nhanh nhiều nghề cũ mất đi hoặc thay đổi công nghệ, nhiều ngành mới xuất hiện do đó người lao động phải thường xuyên rèn luyện về chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật kiến thức mới, giáo dục cho học sinh thấy được việc học là nhiệm vụ suốt đời, phải học suốt đời. Tham gia sinh hoạt hướng nghiệp là nhằm trang bị cho các em những kiến thức xã hội để các em thích nghi, hội nhập với môi trường mới, hướng dẫn cho các em chọn trường, chọn nghề phù hợp với năng lực, học lực, tính cách và sức khỏe, ngoại hình…nội dung sinh hoạt hướng nghiệp cần tập trung vào các chủ điểm, giúp các em có được định hướng chọn nghề phù hợp.
+ Đối với cha mẹ và bản thân học sinh: Cha mẹ học sinh là nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc quyết định chọn nghề của học sinh và bản thân các em là người quyết định cuối cùng về tương lai của mình, vì vậy nhà trường cần tạo mọi điều kiện để cha mẹ học sinh nhận thức được mục đích và ý nghĩa của công tác giáo dục hướng nghiệp
trong nhà trường THPT. Thông qua những buổi họp cha mẹ học sinh, ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng để tư vấn cho CMHS nhằm phá vỡ những nhận thức chạy theo bằng cấp, tâm lý thích con mình “làm thầy hơn làm thợ” để thoát ly lao động chân tay, thoát ly vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa …quan điểm lạc hậu đó không phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện nay mà
còn tạo áp lực học tập cho con mình, muốn con mình thi đậu vào trường Đại học.
Cũng như trong xu hướng của học sinh thích chọn ngành, chọn nghề có thu nhập cao
và có địa vị trong xã hội, chạy theo xu hướng chọn trường cùng bạn bè mà chưa đánh
giá được năng lực, sở trường, các yêu cầu mà nghề nghiệp đòi hỏi ở người lao động. Đã đến lúc cần phân tích cho học sinh hiểu con đường vào đại học không phải là con đường duy nhất, thi rớt đại học là một thất bại tạm thời trên con đường lập nghiệp, học sinh cũng như các bậc cha mẹ cần phải bình tĩnh xem xét một cách khoa học để tìm ra nguyên nhân, thi rớt đại học không có ý nghĩa quyết định đến cả cuộc đời con người, còn rất nhiều cơ hội và thách thức đối với thanh niên học sinh trước sự hội nhập kinh tế thế giới hiện nay. Tóm lại, Người thanh niên học sinh khi bước vào đời phải hiểu rõ mình thích làm nghề gì, khả năng của mình tới đâu và trong các điều kiện cho phép, hiểu rõ tình hình kinh tế - xã hội dưới góc độ hướng nghiệp của nhà trường, gia đình và xạ hội để sớm hòa nhập vào cuộc sống, trách được những sai lầm đáng tiếc.
+ Đối với chính quyền địa phương và các lực lượng trong toàn xã hội: Phải nắm vững chủ trương và vận dụng thự hiện tốt Thông tư hướng dẫn các ngành thực hiện Nghị quyết số 126 – CP, cũng như thông tư 31/TT của Bộ GD – ĐT để có kế hoạch chỉ đạo các ngành của đại phương giúp đỡ các nhà trường giảng dạy kỹ thuật, tổ chức lao động sản xuất để hướng nghiệp cho học sinh và sử dụng hợp lý học sinh phổ thông ra trường. Về phía Ban lãnh đạo các trường cần tham mưu với UBND địa phương đặt rõ trách nhiệm và có kế hoạch cụ hể với các ban ngành, các đoàn thể, các cơ sở sản xuất phối hợp giáo dục hướng nghiệp với nhà trường và sử dụng học sinh phổ thông ra trường.
3.2. Cải tiến nội dung, đổi mới phương pháp và các hình thức sinh hoạt hướng nghiệp, tăng cường các hoạt động giáo dục hướng nghiêp trong trường học.
Như đã phân tích ở phần thực trạng, tổ chức thực hiện nội dung giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT trong Quận Gò Vấp hiện nay chưa được đồng bộ và chưa đạt hiệu quả cao, việc triển khai thực hiện hoạt động hướng nghiệp thông qua các con đường chưa mang tính khả thi. Theo tinh thần nội dung của Quyết định 126/CP và thông tư 31/TT – Bộ GD – ĐT hiện nay, các nhà nghiên cứu về hoạt động giáo dục hướng nghiệp đã đổi mới 4 hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp như sau:
- Hướng nghiệp thông qua dạy – học các môn văn hóa.
- Hướng nghiệp qua dạy – học môn Công nghệ, dạy nghề phổ thông và hoạt động
lao động sản xuất.
- Hướng nghiệp qua các hoạt động khác như: Tham quan, ngoại khóa…qua các
phương tiện thông tin đại chúng, sự hướng dẫn của gia đình và các tổ chức xã hội. Trong bốn hình thức giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông, hoạt động giáo dục hướng nghiệp là hình thức chính, có tầm quan trọng đặc biệt. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông nhằm cung cấp và hướng dẫn cho học sinh cách tìm hiểu thông tin nghề nghiệp, hệ thống đào tạo và thị trường lao động một cách có hệ thống, có chủ đích. Đồng thời, giúp các em biết được về năng lực của cá nhân, điều kiện và truyền thống gia đình để định hướng lựa chọn nghề thong thế giới nghề nghiệp, chọn hướng đi sau khi tột nghiệp THPT có ý thức, có cơ sở khoa học nhằm đạt được ước mơ đích thực của mình.
Trong thời gian tới, cần có kế hoạch mở rộng các cách thức hướng nghiệp như : Tăng cường tổ chức các buổi hướng nghiệp, lồng ghép sinh hoạt hướng nghiệp với sinh hoạt dưới sân cờ đầu tuần, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp, tìm hiểu các ngành nghề truyền thống tại địa phương, thi thuyết trình ngành nghề mà em yêu thích…các hoạt động ngoại khóa mang ý nghĩa hướng nghiệp.
Tổ chức dạy tốt nghề phổ thông cho học sinh, trong quá trình đó cần quán triệt, định hướng cho giáo viên sử dụng các phương pháp nghiệp vụ, tìm hiểu năng lực, sở trường của học sinh để tư vấn nghề cho các em.
Lập kế hoạch phân công giáo viên nghiên cứu tổ chức các buổi sinh hoạt hướng nghiệp cho học sinh, cung cấp cho các em họa đồ nghề nghiệp và những hiểu biết cần thiết khi chọn nghề.
Phối hợp với đoàn Thanh niên, Hội liên hiệp Thanh niên lồng ghép nội dung hướng nghiệp vào các hoạt động ngoại khóa. Thành lập Ban hướng nghiệp, tổ ngoại khóa hướng nghiệp và tổ chức cho học sinh tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề, các nhà máy, xí nghiệp tại địa phương.
Bên cạnh tăng cường các cách thức hướng nghiệp, cần thiết phải cải tiến nội dung chương trình, giáo trình, đổi mới phương pháp hướng nghiệp. Nội dung hướng nghiệp phải xuất phát từ nhu cầu đặt ra, cần phải có kế hoạch biên soạn chương trình sinh hoạt hướng nghiệp, sinh hoạt ngoại khóa với phần trọng tâm theo quy định của Bộ giáo dục – đào tạo và các kỹ năng mềm phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương. Để đạt được các nội dung hướng nghiệp, thu hút nhiều học sinh tham gia thì việc đổi mới phương pháp hướng nghiệp cũng là một vấn đề cấp thiết. Trước hết cần đổi mới phương pháp dạy nghề phổ thông, chú trọng nâng cao chất lượng giờ dạy, đặc biệt là giờ thực hành, phát huy tích tích cực, tinh thần làm việc nhóm của học
sinh, khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên làm đồ dung dạy học, sử dụng các
phương tiện kỹ thuật hiện đại, giới hiệu và xây dựng trang Website hướng nghiệp để học sinh truy cập khi cần thiết.
Các giải pháp đổi mới nội dung và phương pháp nêu trên nhằm nâng cao chất lượng hướng nghiệp, tuy nhiên để công tác hướng nghiệp khoa học thực sự có hiệu quả cần phải hướng học sinh vào những ngành nghề mà địa phương và xã hội đang cần phát triển, tức là phải phát triển qui mô dạy nghề phổ thông với cơ cấu nghề hợp lý. Cơ cấu ngành nghề tổ chức giảng dạy ở các trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp
– hướng nghiệp phải xuất phát từ nhu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế-
xã hội ở địa phương và đất nước, đồng thời phải phù hợp với đặc điểm của địa phương. Cần phải mở thêm một số nghề mới, giảm bớt một số nghề không phù hợp trong tình hình hiện nay, chú trọng phát triển các nghề truyền thống của địa phương như trồng hoa, cây cảnh, chăm sóc và tạo dáng Bonsai, nghề thêu, may mặc, mở thêm
các nghề phục vụ công nghiệp, chế biến và du lịch…Cần có chính sách hỗ trợ tài liệu, khuyến khích học học sinh theo học các nghề này.
Tổ chức cho học sinh gặp đại biểu các ngành sản xuất trao đổi ý kiến, giải đáp thắc mắc về nghề nghiệp, phối hợp với các cơ sở sản xuất trưng bày tranh ảnh, biểu đồ giới thiệu nghề nghiệp, đưa học sinh vào cơ sở sản xuất tham gia, thực hành kỹ thuận lao động sản xuất. Tăng cường tổ chức những ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp thông qua việc mời các chuyên gia về công tác tuyển sinh, đào tạo của bộ Giáo dục – đào tạo, của các trường Đại học, cao đẳng, các chuyên viên tư vấn tâm lý, sức khỏe cộng đồng để giải đáp thắc mắc và cung cấp thông tin cho học sinh
3.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên chuyên trách làm công tác giáo dục hướng nghiệp dục hướng nghiệp
Lập kế hoạch đưa cán bộ quản lý và cán bộ nguồn đi học lớp quản lý giáo dục, quản lý giáo dục hướng nghiệp nhằm trang bị về cơ sở lý luận và chuyên môn nghiệp vụ. Có kế hoạch nâng cao trình độ chính trị của đội ngũ cán bộ quản lý nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ giáo dục chung của nhà trường Xã hội chủ nghĩa.
Liên kết với các trung tâm dạy nghề, các trung tâm đào tạo viên gia hướng nghiệp, chuyên gia tư vấn hướng nghiệp bên ngoài nhà trường để lập kế hoạch phối hợp đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên làm công tác hướng nghiệp.
Tổ chức cho giáo viên tìm hiểu các cơ sở sản xuất, các trường dạy nghề ở địa phương, thông qua các cơ sở này để bồi dưỡng tay nghề cho giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên nắm được nội dung, hình thức, phương pháp hướng nghiệp trong và ngoài lớp học, tổ chức các trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên thông qua các buổi hội thảo, chuyên đề trong các tổ xoay quanh vấn đề làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường THPT, nhằm điều chỉnh hoạt động phối hợp giữa giữa các giáo viên làm cho hiệu quả hướng nghiệp đạt mức cao nhất và mang tính khả thi.
3.4. Có cơ chế, chính sánh thỏa đáng đối với người dạy và người học,trang bị cơ sở vật chất, và trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục hướng nghiệp. sở vật chất, và trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục hướng nghiệp.
Phần lớn các thầy cô giáo phụ trách giáo dục hướng nghiệp tại các trường THPT chưa qua các lớp đào tạo, chưa được tập huấn một cách đầy đủ về kỹ năng thực hành
công tác này, về phía nhà trường cần có các giải pháp tạo điều kiện nhằm tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục hướng nghiệp để thu hút sự hứng thú của học sinh với những buổi sinh hoạt hướng nghiệp trong nhà trường.
Cơ chế chính sách đối với giáo viên là động lực thúc đẩy giáo viên hướng
nghiệp hoàn thành nhiệm cụ được giao, trước mắt chưa có quy định cụ thể về mức giờ dạy của giáo viên hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông, các trường cần nghiên cứu tham mưu với Sở GD – ĐT có qui định tạm thời về định mức lao động cho giáo viên hướng nghiệp, tỉ lệ tính giờ lý thuyết và giờ thực hành. Ban hành các quyết định phân
công, phân nhiệm và thực hiện phụ cấp trách nhiệm cho các tổ trưởng tổ hướng
nghiệp theo đúng quy định.Khuyết khích, động viên, khen thưởng kịp thời nhằm
khích thích tinh thần trách nhiệm, tính sáng tạo, năng động của cán bộ giáo viên khi
triển khai tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường học và nhân rộng điển hình.