Quá trình soạn thảo phiếu hỏi

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại một số trường trung học phổ thông ở quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 52)

7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.2.Quá trình soạn thảo phiếu hỏi

Xác định được mục đích và nhiệm vụ của việc dạy học ở phổ thông là để sau khi ra trường, các em có được kiến thức văn hóa, có được một số kỹ năng cơ bản về nghề

và kiến thức về cuộc sống để các em nhanh chóng hội nhập với môi trường xã hội và

cuối cùng là có một nghề ổn định. Mọi hoạt động trong nhà trường suy cho cùng là để phục vụ cho mục đích trên,tuy nhiên trong thời gian qua một số trường phổ thông chưa dành nhiều thời gian cho công tác giáo dục hướng nghiệp. Kết quả là sau khi tốt nghiệp phổ thông số đông học sinh vẫn chưa định hướng nghề được, chưa hiểu biết nhiều về thế giới nghề nghiệp, nên khi chọn nghề thì chỉ căn cứ vào kết quả của một số môn trong khối thi, căn cứ vào số điểm chuẩn của kỳ thi năm trước, hy vọng vào sự may rủi khi thi, chưa hiểu được những yêu cầu của nghề về kiến thức, kỹ năng, cũng như những phẩm chất tâm lý do chưa được giáo dục hướng nghiệp đến nơi đến chốn, chưa được tư vấn.

Trước thực trạng trên bản thân tôi là người quản lý hoạt động giáo dục trong trường học nhận thấy cần phải xác định và phân tích các nguyên nhân nhằm đề ra các giải pháp khắc phục, nâng cao tính hiệu quả của hoạt động giáo dục trong nhà trường THPT. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, bản thân đã cân nhắc lựa chọn các phương pháp luận để khảo sát thực trạng trong phạm vi giới hạn của đề tài như: trực tiếp tham gia, quan sát qua các buổi tư vấn, sinh hoạt hướng nghiệp, dự giờ thăm lớp các tiết học tại trường cũng như các buổi phỏng vấn, trò chuyện trực tiếp với các đối tượng nghiêm cứu là đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, các buổi tiếp xúc với cha mẹ học sinh của hai trường THPT Trần Hưng Đạo và trường THPT Gò Vấp, đặc biệt là học sinh của các khối lớp 10,11,12 của 4 trường THPT trong quận Gò Vấp. Qua tham khảo, nghiên cứu tài liệu và các đề tài khoa học có liên quan, tham khảo ý kiến của

các chuyên gia để xây dựng nội dung bảng hỏi, xác định các tiêu chí đánh giá phù

hợp cho từng đối tượng nghiên cứu. Bộ phiếu hỏi là những câu hỏi đánh giá mức độ trong nhận thức cho từng đối tượng,việc thực hiện nội dung chương trình giáo dục hướng nghiệp, các hình thức tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp và công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trong trường THPT.

Để hoàn thiện đầy đủ bộ phiếu hỏi cho các đối tượng nghiên cứu, phiếu hỏi được xây dựng theo các tiêu chí, yêu cầu về nội dung với việc xây dựng hệ thống các thang đo chi tiết cho từng câu hỏi định lượng. Khi kiểm tra bộ phiếu hỏi đã hoàn chỉnh về nội dung, đẹp về hình thức và thuận tiện nhất cho người trả lời, tiến hành xây dựng 4 phiếu hỏi: Phiếu số 1 thăm dò ý kiến 300 học sinhlớp 10, 11, 12, phiếu số 2 thăm dò ý kiến 300 cha mẹ của học sinh, phiếu số 3 thăm dò ý kiến 100 Cán bộ quản lí và các tổ trưởng chuyên môn, phiếu số 4 thăm dò ý kiến 200 giáo viên của 4 trường.

Tiến hành gửi phiếu điều tra tới các đối tượng của 4 trường, trực tiếp trao đổi với cán bộ quản lý của các trường, thỏa thuận việc tổ chức điều tra: gửi phiếu, thu phiếu. Bản thân tác giả giữ vai trò nghiệm thu các kết quả điều tra, đánh giá và phân loại các phiếu điều tra và xử lý các thông số mà các trường làm chưa chuẩn. Chuẩn hóa các số liệu thu thập và tiến hành xử lý các số liệu trên máy tính qua các phần mềm công nghệ thông tin để chuyển các kết quả điều tra thành kết quả đo lường với các tham số để có cơ sở thực tiễn nghiên cứu, phân tích nguyên nhân của thực trạng và tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại một số trường trung học phổ thông ở quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 52)