7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.3.1. Đánh giá của phụ huynh về công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT ở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1. Đánh giá của phụ huynh về công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT THPT
Bảng 2.3.1.1. Đánh giá sự hiểu biết của con em về các ngành, nghề hiện đang có trong xã hội hiện nay
N % Không ghi 1 0,6 Có biết 95 56,5 Ít biết 57 33,9 Không biết 15 8,9 Tổng cộng 168 100,0
Qua kết quả của bảng 2.3.1.1 cho thấy nhận thức ngẫu nhiên của 168 cha mẹ học sinh thuộc 2 trường THPT Gò Vấp và trường THPT Trần Hưng Đạo đều đánh giá rằng con em mình có hiểu biết về các ngành nghề đang có trong xã hội hiện nay, với 56,5 % cha mẹ học sinh chắc chắn rằng con em họ biết và quan tâm đến các ngành nghề đang phát triển trong xã hội. Có 33,9 % cha mẹ học sinh cho rằng con em họ ít biết đến và 8,9 % cha mẹ học sinh nhận thấy con em họ không biết đến các ngành nghề. Cũng như qua kết quả thống kê nghề nghiệp của cha mẹ học sinh 2 trường ta thấy, họ làm việc ở nhiều ngành nghề khác nhau như : công nhân - viên chức, kỹ sư, doanh nghiệp, buôn bán và lao động tự do…nên có hiểu biết, nắm được các thông tin về yêu cầu nghề, về thị trường lao động cũng như nhu cầu nhân lực của địa phương, của xã hội nên có những tác động tích cực đến quá trình tìm hiểu ngành nghề cho con em họ.
Bảng 2.3.1.2 Đánh giá việc trò chuyện với con em về các ngành, nghề truyền thống cũng như các ngành, nghề đang phát triển trong xã hội hiện nay
N %
Có 114 67,9
Thỉnh thoảng 52 31,0
Không có 2 1,2
Tổng cộng 168 100,0
Qua kết quả của bảng 2.3.1.2 cho thấy có 67,9 % cha mẹ học sinh có quan tâm đến giáo dục hướng nghiệp, tích cực trò chuyện, trao đổi các thông tin nghề nghiệp với con em của mình, có điều kiện để tìm hiểu những thông tin và yêu cầu của nghề truyền thống các nghề đang phát triển trong xã hội hiện nay để kịp thời có hướng giáo dục và điều chỉnh những định hướng trong việc lựa chọn ngành, nghề của con em họ cho phù hợp. Còn lại 31% cha mẹ học sinh thỉnh thoảng mới trao đổi thông tin nghề nghiệp với con em mình, đều này cũng gây không ít khó khăn, lúng túng cho con em họ khi lựa chọn ngành nghề theo họ sau này.Cha mẹ nên dành nhiều thời gian tâm sự, trò chuyện với con để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, sở trường của con mình, mà từ đó có sự giáo dục, tư vấn đúng hướng cho con em mình trong việc chọn ngành
nghề, hay khuyên con nên tìm hiểu thêm thông tin về hướng nghiệp và xin ý kiến tư vấn của thầy cô trước khi quyết định chọn ngành nghề nào đó theo học cho phù hợp
Bảng 2.3.1.3. Đánh giá việc thực hiện hoạt động của nhà trường liên quan đến công tác hướng nghiệp cho học sinh đối với CMHS
Cách trả lời Tổng cộng Khôn g trả lời Có Chư a đầy đủ Khôn g có
Trong các buổi họp với CMHS, GV chủ nhiệm lớp có đề cập đến vấn đề giáo dục hướng nghiệp để CMHS hướng nghiệp cho con em mình không?
N 104 45 13 168 6
% 61,9 26,8 7,7 100
Hiệu trưởng hay phó Hiệu trưởng của trường có tư vấn cho CMHS về cách giáo dục hướng nghiệp cho con em quý phụ huynh không?
N 61 45 52 168 10
% 36,3 26,8 31,0 100
Kết quả của bảng 2.3.1.3 cho thấy có 61,9 % ý kiến đánh giá của cha mẹ học sinh về giáo viên chủ nhiệm có quan tâm và cung cấp những thông tin, kỹ năng tư vấn hướng nghiệp cho cha mẹ học sinh, biết phối hợp với gia đình học sinh để định hướng giáo dục hướng nghiệp cho các em sau khi tốt nghiệp THPT. Bên cạnh đó vẫn
còn 7,7% cha mẹ học sinh đánh giá việc giáo viên chủ nhiệm lớp chưa đề cập đến vấn
đề hướng nghiệp, chưa trao đổi với cha mẹ học sinh về năng lực, sở trường của con em họ để cha mẹ nắm bắt thông tin, để kịp thời giáo dục định hướng nghề nghiệp cho các em. Con số 26,8 % cha mẹ học sinh đánh giá giáo viên chủ nhiệm có đề cập đến vấn đề giáo dục hướng nghiệp cho cha mẹ học sinh nhưng nội dung thông tin còn
nghèo nàn, còn thiếu nhiều kỹ năng cần thiết để cha mẹ học sinh tự tin vào khả năng
mà giáo dục hướng nghiệp cho con em họ.
Đánh giá việc thực hiện hoạt động hướng nghiệp của nhà trường có 36,6% phiếu đánh giá Ban giám hiệu có tư vấn hướng nghiệp cho cha mẹ học sinh qua các buổi họp mặt đầu năm, các buổi tổng kết của mỗi học kì, nhưng việc làm này chưa chưa đi
vào chiều sâu, còn mang tính hình thức, chưa được quan tâm đúng mức ở một số trường trong quận. Kết quả khảo sát đã nói lên được thực trạng này, có 26,8% phiếu đánh giá Ban giám hiệu thực hiện chưa đầy đủ và 31% ý kiến của cha mẹ học sinh cho là Ban giám hiệu chưa thực hiện, chưa tận dụng hết cơ hội, thời gian để trao đổi những thông tin cũng như hướng dẫn cách giáo dục hướng nghiệp cho cha mẹ học
sinh để họ quan tâm hơn đến tâm sinh lý, thể chất, năng lực của con em họ, cũng như
điều kiện kinh tế gia đình…để định hướng đúng cho con em mình. Nghĩa là, bên cạnh việc giáo dục hướng nghiệp của gia đình, cha mẹ học sinh cũng cần có sự phối hợp với nhà trường để giúp học sinh có những định hướng đúng, chắc chắn, trong việc lựa chọn ngành nghề cho phù hợp.
Bảng 2.3.1.4. Đánh giá tính hiệu quả việc giáo dục hướng nghiệp hiện tại của nhà trường giúp con em trong việc lựa chọn ngành, chọn nghề cho tương lai
N %
Không ghi 1 0,6
Rất hiệu quả 66 39,3
Hiệu quả 70 41,7
Ít hiệu quả 31 18,5
Không hiệu quả 0 0
Tổng cộng 168 100,0
Qua kết quả của bảng 2.3.1.4 cho thấy 81% cha mẹ học sinh đều đánh giá tính hiệu quả của việc giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường, tác động tích cực đến tương lai của con em họ. Bởi vì không ai nắm rõ HS bằng các thầy cô giáo - những người đã theo HS suốt chặng đường dài trong các buổi sinh hoạt, lao động, học tập, qua các hoạt động học nghề, sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt dưới cờ, tham quan cơ sở sản xuất, cơ sở đào tạo, giao lưu với các nhà tư vấn…cung cấp cho học sinh những thông tin, kỹ năng lựa chọn nghề phù hợp với năng lực, nguyện vọng, sở trường của bản thân và đáp ứng nhu cầu nhân lực mà xã hội đang cần. Những tri thức về ngành, nghề khác nhau trong xã hội được chứa đựng trong nội dung các môn học, nếu được mỗi giáo viên bộ môn khai thác triệt để những tri thức và làm cho học sinh hiểu được ứng dụng của tri thức khoa học vào cuộc sống lao động sản xuất, từ đó tác động, kích
thích học sinh hăng say học tập, định hướng thế hệ trẻ vào các lĩnh vực sản xuất. Cũng như qua lao động kỹ thuật, lao động sản xuất, qua sinh hoạt hướng nghiệp và các hoạt động ngoại khóa giúp cho học sinh lựa chọn hướng học tập và nghề nghiệp tương lai một cách có ý thức.
Bảng 2.3.1.5. Đánh giá vai trò của gia đình trong việc chọn ngành, chọn nghề tương lai của con em (sự định hướng, dẫn dắt của gia đình)
N % Không ghi 1 0,6 Rất cần thiết 111 66,1 Cần thiết 54 32,1 Ít cần thiết 2 1,2 Không cần thiết 0 0 Tổng cộng 168 100,0
Qua kết quả của bảng 2.3.1.5 cho thấy vai trò của gia đình trong việc định hướng ngành, nghề tương lai cho con em mình là rất cần thiết. Có 98,2 % ý kiến của cha mẹ học sinh cho rằng giáo dục hướng nghiệp không thể thiếu trách nhiệm của gia đình.Hiện tượng cha mẹ, người thân trong gia đình phản đối việc chọn ngành nghề của các em cũng khá phổ biến. Người lớn can thiệp vào việc chọn nghề của các em thường do động cơ muốn con em mình chọn những nghề mà theo chủ quan của họ thì đó là lĩnh vực hoạt động mang lại lợi ích thiết thực hoặc mong muốn con mình kế tục và phát huy nghề nghiệp truyền thống của gia đình…Trong những trường hợp như thế mà thiếu bản lĩnh thì các em sẽ không thể chọn được nghề phù hợp với khả năng và nguyện vọng của bản thân. Như vậy, gia đình đóng một vai trò quan trọng trong việc định hướng ngành nghề tương lai cho học sinh, cha mẹ và những người thân trong gia đình nếu quan tâm đến tương lai của con em mình thì sẽ tìm hiểu, quan tâm đến tâm sinh lý, năng lực, sở thích của con em mình mà tư vấn, định hướng những ngành nghề phù hợp, quan tâm đầu tư cho con em mình ngay từ đầu cấp học phổ thông, xác định mục tiêu và thúc đẩy động lực học tập cho con em mình.
Bảng 2.3.1.6. Đánh giá thái độ của gia đình đối với việc lựa chọn ngành, nghề của con em
N %
Không ghi 3 1,8
Gia đình cần phải can thiệp nghiêm khắc đối với việc chọn ngành, chọn nghề tương lai của con và buộc con phải theo
3 1,8
Gia đình chỉ đóng góp ý kiến cho con tham khảo rồi để cho con có suy nghĩ và tự quyết định trong việc chọn ngành, chọn nghề cho bản thân
93 55,4
Gia đình nên cho con mình tự do trong việc lựa chọn ngành nghề và không nên có ý kiến gì cả
0 0
Gia đình nên giáo dục con thật sâu sát và khuyên con nên tìm hiểu thêm thông tin về hướng nghiệp và xin ý kiến tư vấn của thầy cô trước khi quyết định chọn một ngành, một nghề nào đó cho phù hợp
69 41,1
Tổng cộng 168 100,0
Qua kết quả của bảng 2.3.1.6 cho thấy có trên 55,4% cha mẹ học sinh có quan điểm tôn trọng sự lựa chọn ngành nghề của con, cha mẹ chỉ là người đứng ngoài tham
gia đóng góp ý kiến cho con tham khảo, cung cấp thêm thông tin cho con để cho con
có suy nghĩ và có quyết định đúng đắn, phù hợp với năng lực, điều kiện mà ngành nghề yêu cầu và 44,1% ý kiến cũng xác định, gia đình nên giáo dục con thật sâu sát và khuyên con nên tìm hiểu thêm thông tin về hướng nghiệp hoặc xin ý kiến tư vấn của thầy cô trước khi quyết định chọn một ngành, một nghề nào đó cho phù hợp. Bên cạnh đó vẫn còn 1,8 % cha mẹ tạo ra áp lực lớn khi định hướng nghề nghiệp cho con của mình với nhận thức lạc hậu, bảo thủ “ cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” chưa quan tâm đến sở thích, năng lực cũng như những tố chất mà ngành nghề yêu cầu, làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý chọn ngành nghề của học sinh. Các con số thống kê đã thể hiện rõ thực trạng nhận thức của cha mẹ học sinh đối với việc lựa chọn ngành, nghề của con trong tương lai. Cha mẹ có quan tâm giáo dục con cái, có thời gian tâm sự, trò chuyện với con mới hiểu hết tâm tư, nguyện vọng, sở trường của con mình để từ đó
giáo dục sâu sát, tư vấn đúng hướng, động viên con đúng lúc sẽ giúp con mình tránh được những sai lầm, thất bại và sự chán nãn, hao phí thời gian, tiền của, thậm chí bỏ nghề trong tương lai của các em.Giáo dục gia đình chiếm một vị trí ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý lựa chọn ngành, chọn nghề của học sinh và có tác động lớn đến sự định hướng nghề nghiệp của các em. Vì thế, cha mẹ học sinh cần có những nhận thức đúng đắn để giáo dục và phối hợp cùng với nhà trường giáo dục cho học sinh, giúp
các em định hướng đúng trong việc lựa chọn ngành, chọn nghề phù hợp, cha mẹ học
sinh luôn tin tưởng vào đội ngũ thầy cô giáo trong nhà trường phổ thông, họ khuyên
con mình nên tìm hiểu thêm thông tin về hướng nghiệp và xin ý kiến tư vấn của thầy cô giáo trước khi có quyết định chọn ngành, chọn nghề nào đó để học, để tham gia lao động sản xuất sau khi tốt nghiệp ra trường.
2.3.2. Đánh giá của giáo viên về công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT
Bảng 2.3.2.1. Đánh giá tầm quan trọng của việc quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT
N %
Rất quan trọng và cần thiết phải làm tốt 142 86,1
Không quan trọng lắm, làm tới đâu hay tới đó 23 13,9
Nhà trường và thầy cô giáo không cần thiết phải hướng nghiệp cho các em, cứ để cho các em tự chọn ngành, chọn nghề tùy thích.
0 0
Tổng cộng 165 100,0
Qua kết quả của bảng 2.3.2.1 cho thấy có 86,1% giáo viên của 4 trường THPT trong quận Gò Vấp đều đánh giá công tác quản lý và tổ chức giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT là rất quan trọng và cần thiết phải làm tốt. Mặt dù vậy vẫn còn
13,9 % bộ phận giáo viên chưa nhận thức được vai trò của công tác giáo dục hướng
nghiệp trong nhà trường THPT. Qua quan sát thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT trong quận vẫn chưa được sự quan tâm ,đầu tư đúng mức từ phía lãnh đạo nhà trường và đội ngũ giáo viên giảng dạy cũng chưa thật sự tâm huyết trong công việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp,
phần lớn chỉ thực hiện đối phó cho xong việc. Bởi trong nhận thức của đại đa số giáo viên xem kết quả thi tốt nghiệp THPT là chỉ tiêu để đánh giá chất lượng giáo dục – đào tạo trong nhà trường nên tập trung vào giảng dạy các môn văn hóa là chính, với tâm lý chung xem nhẹ kiến thức kỹ thuật nghề nghiệp, kỹ thuật thực hành, không quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống và làm việc, thậm chí trong nhận thức của giáo viên chỉ xem hoạt động giáo dục hướng nghiệp là một hoạt động ngoại khóa, không ảnh hưởng đến kết quả thi đua nên thực hiện chỉ cho có, chưa có sự đầu tư trong giáo án khi lên lớp các tiết giáo dục hướng nghiệp, từ những nhận thức của một số giáo viên đã dẫn đến việc tổ chức thực hiện chưa được đồng bộ, dẫn đến hiệu quả chưa cao, chưa như mong muốn.
Bảng 2.3.2.2. Đánh giá xu hướng hiện nay của việc học sinh chọn ngành, chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT
N %
Không ghi 1 0,6
Đa số học sinh đã biết căn cứ vào năng lực, tính cách, thể chất của mình cũng như những yêu cầu của nghề và nhu cầu của xã hội để chọn ngành, chọn nghề phù hợp
18 10,9
Đa số học sinh chọn ngành, chọn nghề có thu nhập cao, hoặc có địa vị trong xã hội, được mọi người nể trọng hay dễ xin việc, không quan tâm đến vấn đề có phù hợp với khả năng của bản thân không?
40 24,2
Đa số học sinh chọn ngành, chọn nghề theo ý kiến của gia đình, bạn bè, hay chọn những ngành, nghề có nhiều người chọn
99 60,0
Đa số học sinh chỉ muốn chọn vào trường nào dễ thi đậu để được vào đại học, còn việc chọn ngành, nghề nào cũng được
7 4,2
Qua kết quả của bảng 2.3.2.2 cho thấy có 165 giáo viên thuộc 4 trường trong quận Gò Vấp cho rằng 60% học sinh có xu hướng chọn ngành, chọn nghề theo ý kiến của gia đình, bạn bè, hay chọn những ngành, nghề có nhiều người chọn, 24,2 % học sinh chọn ngành, chọn nghề với tâm lý nghề có thu nhập cao, hoặc có địa vị trong xã hội, được mọi người nể trọng hay dễ tìm được việc làm, không quan tâm đến vấn đề có phù hợp với khả năng của bản thân và 4,2 % chỉ chọn trường nào dễ thi đậu để vào được trường đại học, còn việc chọn ngành nào, nghề nào không quan trọng miễm sao