Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học tại quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 65)

trường tiểu học tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.

Bộ phiếu trưng cầu ý kiến được xếp thành 08 nội dung quản lý. Qua khảo sát kết quả thu được như sau:

2.3.1 Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của giáo viên viên

Bảng 2.8 : Nhận thức của cán bộ quản lý và đánh giá của giáo viên về quản lý

việc thực hiện chương trình dạy học

Nội dung biện pháp Mức độ cần thiết ( %) Kết quả thực hiện (%)

R Ct K A B C D E

1. Tổ chức cho giáo viên nghe báo cáo, hội thảo để

nắm vững và thực hiện đúng chương trình theo quy định.

66,6 28,6 4,8 32.2 61.8 5.5 0.3 0.3

2. Yêu cầu tổ chuyên mơn, giáo viên lập kế hoạch và kiểm tra duyệt kế hoạch. 33,3 57,2 9,5 36.2 63.5 0.3 0.0 0.0 28,6 61,9 9,5 34.2 65.2 0.6 0.0 0.0 3. Tổ chức theo dõi việc thực hiện chương trình từng tuần, tháng, học kỳ thơng qua:

a. Báo cáo của tổ trưởng chuyên mơn.

c. Cho học sinh làm bài kiểm tra.

18,0 72,5 9,5 32.5 66.1 1.4 0.0 0.0

4. Cĩ biện pháp xử lý giáo viên thực hiện sai phân phối chương trình.

4,8 61,9 33,3 26.4 69.8 3.4 0.3 0.0

5. Giao khốn việc thực hiện chương trình cho giáo viên.

19,0 61,9 19,0 12.1 81.9 4.9 1.1 0.0 Ghi chú : R: Rất cần thiết A: Rất tốt Ct: Cần thiết B: Tốt K: Khơng cần thiết C: Khá D: Trung bình E: Chưa tốt

Qua kết quả điều tra ở bảng 2.8, cho thấy việc tổ chức cho giáo viên nghe báo cáo hoặc hội thảo nhằm giúp cho giáo viên nắm vững và thực hiện đúng chương trình được đa số hiệu trưởng nhận thức rất tốt (66,6%). Tuy nhiên cũng cĩ 4,8% ý kiến cho rằng việc làm này khơng cần thiết. Quan điểm trên cũng cần được làm rõ, nếu chúng ta khơng quan tâm đến việc giúp cho đội ngũ cĩ nhận thức đúng và cho rằng tự bản thân giáo viên cĩ thể thơng qua họp hội đồng giáo dục, nghe hiệu trưởng phố biến cũng nắm được sẽ dẫn đến sự tuỳ tiện của một số giáo viên trong việc thực hiện chương trình. Mặt khác cĩ đến 33,3 % ý kiến của cán bộ quản lý cho rằng khơng cần thiết phải cĩ biện pháp xử lý giáo viên thực hiện sai phân phối chương trình. Đĩ chính là sự buơng lỏng quản lý và điều này dẫn đến kết quả là chương trình tất yếu sẽ bịđảo lộn, cắt xén và dồn ép.

Một vấn đề cũng cần quan tâm của đội ngũ hiệu trưởng hiện nay là việc giao khốn thực hiện chương trình cho giáo viên. Cũng theo bảng khảo sát cĩ 19,0 % ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý cho rằng điều này rất cần thiết và cũng cĩ bằng ấy ý kiến cho rằng khơng cần thiết; về phía giáo viên cĩ 6,0%

cho rằng hiệu trưởng thực hiện điều này chưa tốt. Thực tế ở các trường tiểu học hiện nay, việc giao khốn chương trình cho giáo viên là chưa phù hợp. Người hiệu trưởng khĩ cĩ thể kiểm sốt được việc thực hiện chương trình của giáo viên nhất là giáo viên cĩ năng lực hạn chế và thiếu kinh nghiệm. Một vấn đề làm trăn trở đội ngũ quản lý là phân phối chương trình hiện nay cịn một số bất cập, cĩ những bài quá dài hoặc quá ngắn nhưng cũng quy định giáo viên dạy trong 1 tiết (khoảng 30-40 phút). Điều này làm cho đội ngũ giáo viên lúng túng trong việc phân bố thời gian tiết dạy. Qua trao đổi với một số hiệu trưởng các trường, nhiều hiệu trưởng đưa ra ý kiến nên khốn cho giáo viên tự cân đối thời gian trong buổi dạy, khơng quy định cứng ngắt về thời gian thực hiện trong một tiết.

2.3.2 Thực trạng quản lý phân cơng giảng dạy cho giáo viên tiểu học

Bảng 2.9 : Đánh giá của giáo viên về quản lý phân cơng giảng dạy của hiệu trưởng Nội dung biện pháp Kết quả thực hiện (%)

A B C D E 1. Căn cứ vào khả năng chuyên mơn của

giáo viên.

37,1 60,3 2,6 0 0 2. Căn cứ vào nguyện vọng và hồn cảnh

riêng của giáo viên.

25,9 62,1 11,7 0,3 0 3. Căn cứ vào tình hình thực tế của trường. 35,1 62,6 1,7 0,6 0 4. Ưu tiên bố trí giáo viên cĩ trình độ cao

đẳng, đại học.

17,0 69,8 12,3 0,9 0 5. Thực hiện việc luân chuyển giáo viên,

khơng bố trí quá lâu ở một khối lớp.

22,1 51,4 25,6 0,6 0,3

Ghi chú :

A: Rất tốt D: Trung bình

B: Tốt E: Chưa tốt

Từ kết quả điều tra cho thấy đội ngũ giáo viên đánh giá cao việc phân cơng của hiệu trưởng chủ yếu dựa trên năng lực cũng như sự vượt trội của giáo viên trong việc giảng dạy ở khối lớp cụ thể, đồng thời cũng chú ý đến những yếu tố khác như nguyện vọng và hồn cảnh riêng của giáo viên. Điều đĩ chứng tỏ các hiệu trưởng thấy rõ tầm quan trọng của việc bố trí giáo viên cĩ năng lực và nghiệp vụ chuyên mơn cũng như ưu tiên bố trí giáo viên cĩ trình độđào tạo cao đẳng, đại học.

Tuy nhiên ở tiêu chí thứ 5 cĩ 25,6 % ý kiến đánh giá việc thực hiện cơng tác luân chuyển giáo viên, khơng bố trí quá lâu ở một khối của hiệu trưởng chưa cao. Điều này phản ánh đúng thực tế hiện nay ở các trường tiểu học. Qua trao đổi ý kiến riêng với một số hiệu trưởng, tác giả nhận thấy sự băn khoăn của nhiều hiệu trưởng khi phải thực hiện luân chuyển giáo viên theo quy định của tổ chức ngành giáo dục. Theo quy chế, giáo viên tiểu học được đào tạo giảng dạy tồn cấp nên cĩ thể bố trí giảng dạy từ lớp một đến lớp năm. Tuy nhiên một số hiệu trưởng cho rằng việc luân chuyển giáo viên chỉ nên thực hiện ở một số đối tượng cụ thể như trường hợp những giáo viên khơng phát huy được năng lực giảng dạy ở khối lớp này, cần phải bố trí ở khối lớp khác; cũng như đối với những giáo viên thuộc diện quy hoạch cần phải tạo điều kiện cho họ được giảng dạy nhiều khối lớp để sau này khi được đề bạt nhiệm vụ quản lý họ cĩ điều kiện hơn trong cơng tác chỉ đạo chuyên mơn tồn cấp. Đối với những giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy ở một khối lớp nào nĩ mà hiện tại vẫn tiếp tục phát huy thì nên giữ họ lại, khơng nên thay đổi vì việc thay đổi này cĩ thể gây khĩ khăn cho họ và chưa chắc ở vị trí mới họ sẽ làm tốt hơn.

Cũng qua trao đổi với hiệu trưởng, phần lớn giáo viên cĩ trình độ chuyên mơn vững vàng, cĩ phương pháp giảng dạy tốt, cĩ kinh nghiệm trong việc truyền đạt kiến thức, cĩ ý thức trách nhiệm cao trong giảng dạy thường được bố trí ở các lớp đầu cấp hoặc cuối cấp, cũng như được phân cơng bồi dưỡng

học sinh giỏi, phụđạo học sinh yếu. Số cịn lại được phân cơng hài hồ ở các khối lớp hai, ba và bốn. Và thực tế ở các trường tiểu học hiện nay, hiệu trưởng thường bố trí một số giáo viên lớn tuổi hoặc hạn chế về chuyên mơn vào khối lớp ba, khối lớp mà họ cho là an tồn hơn so với các khối khác.

Tĩm lại qua bảng khảo sát 2.9, ta thấy hiệu trưởng các trường được đội ngũ giáo viên đánh giá cao về tính khoa học, hợp lý trong phân cơng giảng dạy. Do ở mỗi trường, chất lượng giáo viên khơng đồng đều, hơn nữa việc luân chuyển giáo viên giữa các trường với nhau, theo kế hoạch dự kiến của phịng giáo dục Tân Bình nhằm cân đối chất lượng hầu như khĩ tiến hành. Mặc dù hiệu trưởng các trường đã cĩ nhiều cố gắng để tìm ra cách thức phân cơng hợp lý nhất, tuy nhiên kết quả đạt được về các mặt giáo dục vẫn chưa theo mong muốn. Trong thực tế, hiệu trưởng các trường trên đã vận dụng nhiều hình thức bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ tay nghề cho giáo viên theo những nội dung khác nhau, nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất trong phân cơng giảng dạy.

2.3.3 Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch bài học của giáo viên

Bảng 2.10 : Đánh giá của giáo viên về quản lý việc lập kế hoạch bài học Nội dung biện pháp Kết quả thực hiện (%)

A B C D E

1. Hướng dẫn các quy định yêu cầu soạn bài, cung cấp sách giáo khoa, tài liệu tham khảo cho giáo viên.

53.2 44.3 2.6 0.0 0.0

2. Quy định nội dung, hình thức bài soạn mang tính thiết thực, nhẹ nhàng.

36.2 56.3 7.2 0.0 0.3 3. Thực hiện việc kiểm tra, ký duyệt bài soạn theo

định kỳ.

29.3 68.4 2.3 0.0 0.0 4. Thực hiện việc kiểm tra đột xuất bài soạn. 20.4 76.1 3.2 0.0 0.3 5. Cĩ biện pháp xử lý giáo viên khơng cĩ bài soạn. 19.5 75.0 4.9 0.6 0.0

Ghi chú :

A: Rất tốt D: Trung bình

B: Tốt E: Chưa tốt

C: Khá

Qua việc trưng cầu ý kiến của 348 giáo viên, tác giả thấy rằng hiệu trưởng các trường đã đưa ra được những nội dung cần thiết để chỉ đạo giáo viên trong việc lập kế hoạch bài học, chuẩn bị giờ lên lớp. Tuy nhiên việc chuẩn bị bài của giáo viên hiện nay phần lớn diễn ra ở nhà, vì thế mà việc quản lý của hiệu trưởng về việc chuẩn bị bài, lập kế hoạch bài học của giáo viên gặp khĩ khăn nhất định.

Qua bảng 2.10, ta thấy phần lớn giáo viên cho rằng hiệu trưởng làm rất tốt việc hướng dẫn giáo viên các quy định về việc lập kế hoạch bài học, cũng như cung cấp đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên và các loại sách tham khảo khác để giáo viên cĩ thể thực hiện tốt việc lập kế hoạch bài học. Tuy rằng phần lớn giáo viên đều đánh giá cao việc hiệu trưởng cĩ chú trọng đến nội dung kế hoạch bài học khơng đặt nặng nhiều về hình thức tạo nên sự nhẹ nhàng cho giáo viên, nhưng cũng cĩ đến 8,0% ý kiến giáo viên cho rằng ở trường họ, hiệu trưởng cịn đưa ra các quy định nặng nề về việc lập kế hoạch bài học thậm chí khơng cho thực hiện lập kế họach trên máy vi tính mà phải viết tay. Để đối phĩ, họ phải mất nhiều thời gian để sao chép lẫn nhau mà đều này khơng phục vụ thiết thực đối với cơng tác giảng dạy.

Việc kiểm tra và ký duyệt kế hoạch bài học được các cán bộ quản lý thực hiện theo định kỳ. Đối chiếu giữa kết quả thực hiện ta thấy việc này tuy được đánh giá khá tốt nhưng thực tế cho thấy việc ký duyệt hiện nay cịn nặng về hình thức. Tuy cĩ sự xác nhận của phĩ hiệu trưởng nhưng về yêu cầu chất lượng, nhất là việc xem xét phương pháp cũng như các hình thức tổ chức dạy học cĩ đáp ứng việc đổi mới phương pháp dạy học hay khơng thì chưa được quan tâm đúng mức.

Tĩm lại, những nội dung chỉ đạo của hiệu trưởng về việc tổ chức cho giáo viên lập kế hoạch bài học trước khi lên lớp là cần thiết nhưng chúng ta cần nhìn nhận đúng mức để tác động tích cực vào đội ngũ giáo viên, làm chuyển biến về mặt nhận thức, dẫn đến hiệu quả cao theo mong muốn.

2.3.4 Thực trạng quản lý việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên

Bảng 2.11 : Nhận thức của cán bộ quản lý và đánh giá của giáo viên về quản lý việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Nội dung biện pháp Mức độ cần thiết ( %) Kết quả thực hiện (%) R Ct K A B C D E 1. Tạo điều kiện thuận lợi để

giáo viên tiếp cận với phương pháp mới. 85,7 14,3 0 52.0 43.1 4.6 0.3 0.0 2. Tổ chức thao giảng, trao đổi phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. 46,4 51,6 0 46.8 50.3 2.9 0.0 0.0 3. Sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học trong mỗi tiết dạy. 19,0 71,5 9,5 27.6 67.0 5.5 0.0 0.0

4. Tổ chức cho giáo viên tự làm

đồ dùng dạy học.

23,8 66,7 9,5 25.6 64.1 10.1 0.0 0.3

5. Tạo điều kiện cho giáo viên tiếp cận với phương tiện dạy học hiện đại. 52,4 47,6 0 29.0 49.7 19.3 0.6 1.4 Ghi chú: R: Rất cần thiết A: Rất tốt Ct: Cần thiết B: Tốt K: Khơng cần thiết C: Khá D: Trung bình E: Chưa tốt

Qua bảng khảo sát 2.11, chúng ta thấy đội ngũ hiệu trưởng rất quan tâm đến việc quản lý việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên. Cĩ đến 87,5% ý kiến cán bộ quản lý cho rằng cần phải tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tiếp cận với phương pháp mới.

Hầu hết các nội dung mà bảng khảo sát đưa ra được đa số đội ngũ cán bộ quản lý đồng ý, tuy nhiên ở nội dung 3 và 4, quan điểm của một số cán bộ quản lý các trường chưa thống nhất. Một số ý kiến cho rằng trong mỗi tiết dạy đều nhất thiết phải sử dụng đồ dụng dạy học, giáo viên khơng được dạy “chay”. Nhưng cũng cĩ một số ý kiến khơng đồng tình, cho rằng khơng phải tiết dạy nào cũng cần sử dụng đồ dùng dạy học và phải thay đổi nhận thức về việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên. Một số hiệu trưởng cho rằng việc tổ chức giảng dạy theo phương pháp mới ở tiểu học chú trọng nhiều đến việc tổ chức cho học sinh thực hành trên đồ dùng học tập của các em, thơng qua việc tổ chức cho các em hoạt động. Do đĩ thiết bị dạy học của giáo viên chỉ cịn mang tính “biểu diễn” cho học sinh xem lại sau khi giáo viên quan sát các em thực hành, nhằm kiểm tra mức độ thực hiện của học sinh. Ngồi ra, cũng cĩ ý kiến cho rằng khơng cần thiết phải tổ chức cho giáo viên tự làm đồ dùng dạy học vì giáo viên khơng cĩ nhiều thời gian, hơn nữa việc làm này gây tốn kém tiền bạc mà hiệu quả khơng cao. Về các nội dung 3, 4 và 5 theo đánh giá của đội ngũ giáo viên, nhiều hiệu trưởng cũng chưa thực hiện tốt.

Đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên trong giai đoạn hiện nay là một nội dung quản lý khơng thể thiếu được của hiệu trưởng và cũng là mối trăn trở của những người làm cơng tác giáo dục. Thực tế diễn ra ở các trường cho ta thấy việc đổi mới cịn mang nặng tính hình thức. Việc tạo điều kiện cho giáo viên tiếp cận với phương pháp dạy học mới chỉ dừng lại ở việc bố trí cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn dạy chương trình thay sách giáo khoa hằng năm do Sở Giáo dục tổ chức vào dịp hè hoặc trao đổi chuyên mơn thơng qua thao giảng khối, trường. Mặt khác, việc tạo điều kiện cho giáo

viên tiếp cận với phương tiện dạy học hiện dạy như sử dụng computer, projector… để giảng dạy “giáo án điện tử ” thì khơng phải trường nào cũng cĩ điều kiện trang bị và đủ cho nhiều giáo viên sử dụng. Hơn nữa, đội ngũ giáo viên hiện nay cũng chưa đủ trình độ phát huy được hiệu quả của các phương tiện trên, tạo ra sự lãng phí tiền bạc mà hiệu quả khơng cao.

Một vấn đề cũng cần trao đổi là nhận thức của các bộ quản lý cũng như đội ngũ giáo viên về việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Hiện nay, chúng ta thường nghe nĩi nhiều về việc đổi mới phương pháp nhưng thực tế ở các lớp, giáo viên vẫn tiếp tục dạy theo cách truyền thống “thầy giảng, trị ghi”, chỉ khi nào cĩ thao giảng, dự giờ giáo viên mới “chịu” đổi mới phương pháp.

Qua trao đổi, trị chuyện với giáo viên cũng như qua thực tế quản lý, tác giả cho rằng đã đến lúc các nhà quản lý cần chú ý đến “chuyên mơn hố” giáo viên tiểu học, đào tạo cho giáo viên tiểu học dạy theo mơn sở trường của họ. Bởi vì việc chuẩn bị cho một tiết dạy theo hướng đổi mới phương pháp là rất khĩ khăn, vất vả. Giáo viên phải mất nhiều thời gian để tìm ra các

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học tại quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)