0
Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Mục tiêu, triển vọng của việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG MARKETING QUỐC TẾ TRONG VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU (Trang 59 -64 )

1. Mục tiêu, triển vọng của việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Namsang EU. sang EU.

1.1. Mục tiêu và triển vọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đến 2010.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010, mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010 là: Hớng vào xuất khẩu nhằm tăng nguồn ngoại tệ, đảm bảo cân đối trả nợ và tái sản xuất mở rộng các cơ sở sản xuất của ngành, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nớc về số lợng, chất lợng, chủng loại và giá cả, từng bớc đa ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn, góp phần tăng trởng kinh tế, giải quyết việc làm, thực hiện đờng lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc.

Cụ thể hơn là phải đa dạng hoá sản phẩm, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lợng, hạ giá thành sản phẩm, mở rộng thị trờng xuất khẩu, tăng kim ngạch xuất khẩu.

Bảng 11 - Chỉ tiêu sản xuất và xuất khẩu đến năm 2010.

Đơn vị Năm 2010

- Sản xuất

Vải lụa triệu mét 2000

Sản phẩm dệt kim triệu sản phẩm 210

sản phẩm may triệu sản phẩm 1200

- Kim ngạch xuất khẩu triệu USD 4000

Hàng dệt triệu USD 1000

Hàng may triệu USD 3000

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010 - Bộ công nghiệp

Nếu vào năm 2010 chúng ta đạt đợc chỉ tiêu đề ra là 2 tỷ m vải thì cũng mới chỉ bằng Thái lan bây giờ. Theo các nhà chuyên môn trong 2 tỷ mét vải đó, chúng ta sẽ dành một nửa để tiêu thụ ở thị trờng nớc ngoài với tổng giá trị dự kiến khoảng 4 tỷ USD, thông qua nhiều hình thức nh cung ứng cho ngành may gia công xuất khẩu (khoảng 3 tỷ USD) xuất thành phẩm, xuất thô… Số còn lại sẽ tiêu thụ trong nớc.

Đối với các sản phẩm dệt kim, để đạt đợc mục tiêu đã đặt ra cũng sẽ gặp nhiều khó khăn vì mặc dù tiềm năng tiêu thụ nội địa cũng nh xuất khẩu cao, những sản xuất các sản phẩm dệt kim không mấy phát triển do không kịp đổi mới về thiết bị và công nghệ phù hợp với yêu cầu đa dạng hoá sản phẩm nhanh chóng của thị trờng để sản xuất các sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Hiện nay kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Theo Quyết định 161/1998/QDD-TTg của Thủ tớng Chính phủ về việc phê duyêt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp dệt may đến 2010, dự kiến đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 4 tỷ USD trong đó chủ yếu là xuất khẩu hàng may (3 tỷ USD) còn giá trị xuất khẩu còn hàng dệt nhỏ (chiếm 1 tỷ USD) vì hiện nay hàng dệt may nội địa cũng không đáp ứng đợc yêu cầu nguyên liệu cho may xuất khẩu, Việt Nam chủ yếu phải nhập vải may gia công cũng nh may xuất khẩu.

Trong 9 tháng đầu năm 2006, xuất khẩu hàng dệt may của nớc ta đạt bình quân gần 460 triệu USD/tháng. Tính đến hết tháng 8/2006, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cả nớc đã đạt trên 3,3 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này cùng với các hợp đồng, đơn hàng đang thực hiện, chắc chắn năm 2006 ngành dệt may Việt Nam sẽ đạt chỉ tiêu xuất khẩu từ 5,3

tỷ USD trở lên. Dự kiến đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sẽ vợt qua mốc 10 tỷ USD, tăng gấp đôi năm 2006.

Theo Bộ công nghiệp, hiện nay Mỹ vẫn là thị trờng nhập khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam, tiếp đến là thị trờng EU và đứng thứ ba là thị trờng Nhật Bản. Tuy nhiên do nhiều doanh nghiệp dệt may đã hết hạn ngạch xuất khẩu sang thị trờng của Mỹ nên xuất khẩu hàng dệt may vào thị trờng EU đầu năm 2006 có tốc độ tăng trởng rất nhanh (trên 50%).

Đạt đợc kết quả này, ngoài cơ chế quản lý, phân giao hạn ngạch đợc cải tiến, đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam là Trung Quốc gặp khó khăn về quy định hạn ngạch khi xuất khẩu sang thị trờng Mỹ cũng phải kể đến sự cố gắng của các doanh nghiệp trong việc chủ động mở rộng, khai thác các thị trờng phi hạn ngạch. Nếu không có biến động lớn, dự kiến ngành dệt may sẽ hoàn thành kế hoạch xuất khẩu năm 2006 là 5,8 tỷ USD.

Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, dự báo, năm 2007, khi Việt Nam gia nhập WTO, Mỹ bỏ hạn ngạch đối với Việt Nam và không áp đặt biện pháp chống phá giá thì kim ngạch xuất khẩu dệt may sẽ tăng trởng mạnh hơn, có thể đạt 6,4 - 6,6 tỷ USD.

Theo đánh giá của nhiều nhà nhập khẩu lớn của EU và Mỹ, ngành dệt may Việt Nam có khả năng xuất khẩu đạt khoảng 10 tỉ USD vào năm 2010 và nằm trong nhóm 10 nớc xuất khẩu lớn trên thế giới.[30]

Sản phẩm dệt may xuất khẩu đợc coi là mặt hàng mũi nhọn của nớc ta và có thế cạnh tranh trong hội nhập thị trờng khu vực và quốc tế, đã đứng vững trên thị trờng Mỹ, các nớc EU, Nhật Bản, đang mở rộng tới thị trờng ra nhiều nớc và khu vực khác.

Việc hội nhập WTO cũng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn mới; tiếp cận các kỹ thuật công nghệ cao và phơng pháp quản lý tiên tiến, đặc biệt là của các nớc phát triển nh Mỹ, EU, Nhật Bản. Nhờ tiếp cận những công nghệ mới và cách quản lý tiên tiến này, các doanh nghiệp của ta có cơ hội nâng cao trình độ kỹ thuật và tay nghề cho ngời lao động, nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí, rút ngắn chu kỳ làm ra sản phẩm, đồng thời tạo ra sản phẩm mới đáp ứng đợc những yêu cầu khắt khe về chất lợng, mẫu mã của các nớc nhập khẩu.

Thách thức đặt ra đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là khả năng tận dụng cơ hội gia nhập WTO sắp tới thế nào để duy trì đợc tốc độ tăng

trởng cao và bền vững. Trong lúc đó, sức cạnh tranh hiện nay của hàng dệt may Việt Nam trên thị trờng quốc tế còn thấp so với ấn Độ, Trung Quốc và các nớc trong khối ASEAN… do giá thành sản phẩm còn cao.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là vì các loại chi phí trung gian còn quá lớn nh thời gian làm thủ tục hải quan, chi phí vận chuyển, lu kho, lu bãi... Ngoài ra, tình trạng thiếu công nhân có tay nghề giỏi và lao động biến động cũng đang gây khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng của nhiều doanh nghiệp.

Để đạt đợc mục tiêu đặt ra, ngành dệt may Việt Nam đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp:

 Đẩy mạnh đầu t phát triển sản xuất bông, sợi, vải;

 Hình thành các trung tâm cung cấp nguyên phụ liệu đầu vào trên cơ sở khai thác các lợi thế của Việt Nam và các nớc có nguồn cung cấp;

 Khai thác nguyên liệu đầu vào có hiệu quả nhất, chú trọng sử dụng nguyên liệu trong nớc thay hàng nhập khẩu;

 Đổi mới công nghệ may gắn liền với nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, thiết kế mẫu mốt mới phù hợp thị hiếu khách hàng với chất lợng cao;

 Chuyển dịch các xí nghiệp may về các tỉnh có hệ thống giao thông thuận lợi để sử dụng nguồn lao động hiện có;

 Tổ chức tốt hệ thống đào tạo mới và đào tạo lại để nâng cao năng lực quản lý, tay nghề cho cán bộ, công nhân, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thơng mại...

Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đang khẩn trơng thực hiện hàng chục dự án đầu t phát triển mới, đồng thời kết hợp di dời các doanh nghiệp dệt nhuộm trong các thành phố ra khu công nghiệp đã quy hoạch đi liền với hiện đại hóa sản xuất để phát triển bền vững.

Dự án đầu t cụm công nghiệp dệt nhuộm tại Đà Nẵng đã đa vào sản xuất giai đoạn I nhà máy dệt vải mộc Sơn Trà.

Giữa tháng 5 vừa qua, Công ty dệt may Hoà Thọ đã đa dây chuyền kéo sợi công suất 4.000 tấn/năm có vốn đầu t 256,6 tỷ đồng vào hoạt động.

Tại khu công nghiệp dệt may Phố Nối (Hng Yên), dự án xử lý nớc thải đã hoàn tất việc lắp đặt thiết bị và đang chạy thử liên động để sớm đa vào vận

hành. Nhà máy dệt kim đã nghiệm thu hầu hết các hạng mục thiết bị, công nghệ và đang chạy thử. Dự án đầu t nhà máy nhuộm hoàn tất vải PE/TC đang đợc triển khai...

Công ty dệt Phong Phú vừa ký hợp đồng liên doanh với tập đoàn ITG của Mỹ để xây dựng cụm dệt may hiện đại tại khu công nghiệp Hoà Khánh, thành phố Đà Nẵng với tổng số vốn đầu t 80 triệu USD. Trong đó, tập đoàn ITG góp 60% tổng số vốn, dệt Phong Phú góp 40%. Đây là hợp đồng hợp tác đầu tiên về lĩnh vực dệt may đợc ký kết sau khi Việt Nam – Mỹ ký thoả thuận song phơng về việc Việt Nam gia nhập WTO. Theo dự án, liên doanh sẽ sử dụng thiết bị, công nghệ tiên tiến nhất hiện nay của thế giới cho toàn bộ các công đoạn dệt, nhuộm, xử lý hoàn tất, may mặc và xử lý ớt trên sản phẩm may mặc. Sản phẩm chính của cụm dệt may là 60 triệu mét vải thành phẩm/năm và sản phẩm may mặc đợc tập trung vào mặt hàng cotton cao cấp, xuất khẩu 90% sản lợng hàng hóa. Dự kiến sau 18 tháng xây dựng nhà xởng và lắp đặt hoàn chỉnh đồng bộ thiết bị, công nghệ, dự án sẽ chính thức hoạt động, thu hút 1.500 lao động và tạo việc làm cho nhiều cơ sở may gia công trên đại bàn.[15]

1.2. Triển vọng xuất khẩu hàng dệt may sang EU đến 2010

- Trong những năm 2000 - 2004, hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị tr- ờng EU đợc hởng chế độ u đãi thuế quan (GSP) của EU và chỉ riêng hàng dệt may bị quản lý bằng hạn ngạch. Xuất khẩu hàng dệt may gần nh phụ thuộc hoàn toàn vào hạn ngạch do phía EU ấn định vì những mặt hàng không bị ấn định hạn ngạch trong nhóm hàng dệt may xuất sang EU có kim ngạch nhỏ và không đáng kể.

Năm 2004, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU nh giầy dép, dệt may, thuỷ hải sản đang có u thế hơn so với các mặt hàng cùng loại của nớc ASEAN khác có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam nh Thái Lan, Inđônêxia… vì những mặt hàng của họ bị loại khỏi danh sách đợc hởng GSP. Nguy cơ lớn nhất trong giai đoạn này đó là việc hàng dệt may Việt Nam phải đối mặt với một đối thủ nặng kí nhất là Trung Quốc và sự quay trở lại của các nớc ASEAN sau thời kì khủng hoảng. Tuy có lợi thế về thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu vào EU, nhng hàng dệt may Việt Nam vẫn ở trong tình trạng năng lực cạnh tranh kém.

- Giai đoạn năm 2005 - 2010, hàng xuất khẩu Việt Nam khi thâm nhập EU khó khăn hơn thời kì 2000 - 2004. Tuy nhiên, hàng dệt may trong những

năm gần đây vẫn có những bớc biến chuyển tích cực. Trong 5 tháng đầu năm 2006, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào EU tăng 75% so với cùng kỳ năm trớc, tập trung vào những mặt hàng chủ lực, có giá trị cao nh quần tây, áo jacket, hàng thun…[2]

Tóm lại, giai đoạn từ nay đến 2010 tuy không mấy thuận lợi, nhng với cố gắng của Chính phủ và các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vẫn sẽ phát triển, hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam sang EU sẽ chuyển biến theo hớng tích cực.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG MARKETING QUỐC TẾ TRONG VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU (Trang 59 -64 )

×