Chính sách sản phẩm.

Một phần của tài liệu vận dụng marketing quốc tế trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường eu (Trang 65 - 68)

2. Các giải pháp vận dụng marketing quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU.

2.2.1. Chính sách sản phẩm.

Sản phẩm dệt may có các đặc điểm cần chú ý sau:

- Tính thay thế của sản phẩm là rất lớn. Sản phẩm dệt may có nhu cầu phong phú, đa dạng tuỳ theo đối tợng tiêu dùng (phụ thuộc vào văn hoá, phong tục tập quán, tôn giáo, điều kiện địa lý, khí hậu, giới tính, tuổi tác…).

- Giá trị thẩm mỹ đợc coi là quan trọng và trở thành một yếu tố quan trọng đối với các nhà sản xuất. Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu mặc mà còn đáp ứng nhu cầu làm đẹp, nâng cao địa vị, đặc tính con ngời. Sản phẩm dệt may mang tính thời trang cao mà mốt thời trang ngày càng phát triển và thay đổi nhanh chóng.

- Đối với sản phẩm dệt may, yếu tố thời vụ liên quan chặt chẽ đến thời cơ bán hàng vì chu kỳ sống của mốt thời trang là rất ngắn.

- Nhãn mác sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với tiêu thụ sản phẩm. Ngời tiêu dùng thờng căn cứ vào nhãn mác để phán xét chất lợng sản phẩm.

Từ các đặc điểm về sản phẩm, về tiêu thụ sản phẩm dệt may các doanh nghiệp mới có thể đa ra các giải pháp về sản phẩm. Nhng trớc khi đa ra chính sách sản phẩm cụ thể các doanh nghiệp cần phải đánh giá, phân tích sản phẩm của mình hiện có và khả năng thích ứng của nó trên thị trờng. Đánh giá thông qua khả năng và mức độ thành công của sản phẩm trên thị trờng; tìm và chỉ ra những khuyết tật phải thay đổi, cải tiến sản phẩm; đánh giá khả năng thích ứng của sản phẩm trên thị trờng; phát huy các cơ hội bán hàng và việc tận dụng những cơ hội ấy.

Nói chung một sản phẩm dệt may xuất khẩu muốn thích ứng đợc đầy đủ các yêu cầu của thị trờng thì phải có:

- Nhu cầu của thị trờng với sản phẩm đó. - Hệ thống khả năng cung cấp

- Sự am hiểu về phong tục tập quán, thói quen, thị hiếu tiêu dùng ở thị tr- ờng xuất khẩu.

- Chất lợng sản phẩm …

Qua phân tích trên có thể thấy chính sách sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam cần tập trung vào việc đa dạng hoá sản phẩm (kiểu dáng, kích cỡ, mẫu mã…), nâng cao chất lợng sản phẩm để thoát khỏi tình trạng sản xuất gia công hiện nay.

2.2.1.1. Nâng cao chất l ợng sản phẩm.

Để cải thiện chất lợng sản phẩm các doanh nghiệp dệt may cần phải: - Kiểm tra chặt chẽ chất lợng nguyên phụ liệu, tạo bạn hàng cung cấp nguyên phụ liệu ổn định, đúng thời hạn, bảo quản tốt, tránh xuống phẩm cấp.

- Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng về nguyên phụ liệu, công nghệ, quy trình sản xuất theo đúng mẫu hàng và tài liệu kỹ thuật bên đặt hàng cung cấp về mã hàng, qui cách kỹ thuật, nhãn mác, đóng gói bao bì…

- Tuân thủ đúng quy trình kiểm tra chất lợng trớc khi xuất khẩu.

- Trong tơng lai cần phấn đấu xuất khẩu theo điều kiện CIF, chủ động trong thuê tàu vận chuyển và bảo hiểm, tránh rủi ro tổn thất và suy giảm chất lợng thành phẩm.

2.2.1.2. Đa dạng hoá kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm.

Đối với các mặt hàng nớc ta chủ động sản xuất thì yếu tố này là rất quan trọng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt nhanh nhạy, linh hoạt vì yếu tố thời trang luôn biến động. Muốn vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần phải:

- Các doanh nghiệp may hợp tác với các Viện mốt hoặc thuê chuyên gia mốt của nớc ngoài để đẩy nhanh quá trình hoà nhập vào thị trờng thế giới.

- Tập trung đầu t công nghệ tiên tiến trong khâu thiết kế mẫu mã vải và sản phẩm may.

- Khắc phục khó khăn về thiếu nguồn tài chính và nhân lực trong khâu thiết kế mẫu mã, phát triển sản phẩm mới thông qua việc trao đổi bản quyền giữa các công ty và tranh thủ sự hỗ trợ của nhà nhập khẩu cũng nh đại diện của mạng lới phân phối tại nớc nhập khẩu.

2.2.1.3. Vấn đề nhãn hiệu sản phẩm

Khi cha có tên tuổi trên thị trờng thế giới thì cách tốt nhất để xâm nhập thị trờng là mua bằng sáng chế, nhãn hiệu của công ty nớc ngoài để làm ra sản phẩm của họ với giá rẻ hơn, qua đó thâm nhập vào thị trờng thế giới bằng sản phẩm "sản xuất tại Việt Nam".

Đồng thời tăng cờng công tác đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Để xuất khẩu trực tiếp, sản phẩm dệt may Việt Nam cần khẳng định vị trí trên thị trờng thế giới bằng nhãn hiệu của mình. Tuy nhiên đăng ký nhãn hiệu chi phí rất lớn, vì vậy để tiết kiệm chi phí các doanh nghiệp có thể kết hợp với nhau để đăng ký một nhãn hiệu xuất khẩu chung cho từng loại sản phẩm.

Một phần của tài liệu vận dụng marketing quốc tế trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường eu (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w