Chính sách giá.

Một phần của tài liệu vận dụng marketing quốc tế trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường eu (Trang 68 - 69)

2. Các giải pháp vận dụng marketing quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU.

2.2.2.Chính sách giá.

Giá của hàng dệt may phải linh động, đáp ứng đợc sự thay đổi của cung và cầu trên thị trờng. Do đó để hình thành một mức giá phù hợp rất cần thiết phải có sự theo dõi, nghiên cứu chặt chẽ sự biến động của thị trờng.

Các công ty xuất nhập khẩu định giá mua, giá bán thì trong khoảng chênh lệch giữa giá mua và giá bán đã bao gồm một khoản lợi nhuận. Nhng điều đó không có nghĩa là định giá bán cao thì lợi nhuận càng cao và ngợc lại, mà giá bán còn phụ thuộc vào khả năng chấp nhận của thị trờng, của sản phẩm thay thế, của đối thủ cạnh tranh.

Trên thực tế, các bớc phân tích hoà vốn, phân tích độ co dãn của cầu là quan trọng nhng tốn kém về thời gian và chi phí. Do đó với chi phí để mua hàng và tính toán các khoản khác trên cơ sở nghiên cứu thị trờng về các mức giá khác nhau mà từ đó các công ty định giá bán.

Hiện nay giá xuất khẩu của các công ty đợc tính theo giá FOB. Các công ty nên có một khung giá đợc xây dựng với từng thời kỳ dựa trên giá cả thị tr- ờng, giá của các đối thủ cạnh tranh, giá nguyên phụ liệu.

Việc ra quyết định trong lĩnh vực giá rất phức tạp, nó đòi hỏi phải tính đến nhiều yếu tố nh:

- Giá thành của sản phẩm hoặc ít nhất là ớc lợng của nó theo những cách tính toán khác nhau.

- Thăm dò phản ứng của khác hàng với các mức giá khác nhau đó. - Giá cạnh tranh và phản ứng của nó.

- Sự can thiệp có thể có của Chính phủ đối với giá cả.

Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể thực hiện các chiến lợc giá để cạnh tranh và để mở rộng thị trờng. Có thể bán hạ giá lần đầu cho khách hàng và sau khi khách hàng đã trở lên quen thuộc thì có thể chuyển sang biện pháp hạ giá từng đợt.

Một phần của tài liệu vận dụng marketing quốc tế trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường eu (Trang 68 - 69)