Đánh giá về tài sản của Công ty

Một phần của tài liệu lợi nhuận và giải pháp gia tăng lợi nhuận tại công ty xây lắp điện i (Trang 37)

Trong phần trên chúng ta đã xem xét quy mô vốn và công tác huy động vốn của công ty, phần dưới đây ta sẽ xem xét cách thức mà công ty đã sử dụng nguồn vốn trên như thế nào để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tài sản của công ty khá lớn và tăng đều đặn, năm 2001 tổng tài sản là 249.090 triệu đồng, năm 2002 tổng tài sản tăng 59.708 triệu đồng so với năm 2001, năm 2003 tăng 62.185 triệu đồng so với năm 2002. Công ty đã tập trung đầu tư vào TSLĐ làm cho tỉ trọng TSLĐ trong tổng tài sản rất lớn: xấp xỉ 90% vào năm 2003 (Bảng 04, 05: Tài sản và cơ cấu tài sản của công ty).

Bảng 04: Cơ cấu tài sản của CTXLĐ I

Stt Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2001 Năm 2002 Năm 2003 1. TSLĐ Tr.đ 212.522 272.029 327.683 2. TSCĐ Tr.đ 30.568 30.769 37.300 3. Tổng tài sản Tr.đ 243.090 302.798 364.983 4. TSLĐ/Tổng tài sản % 15,57 10,16 10,22 5. TSCĐ/Tổng tài sản % 87,43 89,84 89,78

Nguồn: Báo cáo tài chính, P. Tài chính – Kế toán, CTXLĐ I

Trong số TSLĐ thì khoản mục “khoản phải thu” và “hàng tồn kho” chiếm tỉ trọng lớn và không ngừng tăng lên. Năm 2002, TSLĐ tăng lên 59.708 triệu đồng thì do hàng tồn kho đã chiếm 43.468 triệu đồng, chiếm 113.680/302.798 = 37,54%. Đối với khoản phải thu, năm 2003 có sự tăng mạnh: tăng 67.095 triệu đồng, với tốc độ tăng là 58% so với năm 2002, làm khoản phải thu từ mức chiếm 38,19% tổng tài sản lên mức 50,07% tổng tài sản năm 2003. Số liệu trên

phản ánh tình hình thu hồi các khoản phải thu của công ty đang gặp khó khăn, tiến độ nghiệm thu và thanh quyết toán các hạng mục công trình và công trình hoàn thành chậm chạp, làm vốn của công ty bị chiếm dụng, tình hình này gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty, ảnh hưởng tới khả năng thanh toán các khoản nợ khi tới hạn trả. Do đó công ty cần đẩy mạnh công tác nghiệm thu, lên phiếu giá thanh toán khối lượng công trình hoàn thành.

Về đầu tư tài chính, công ty chủ yếu đầu tư vào các khoản đầu tư dài hạn với hình thức góp vốn liên doanh với công ty Vina-Kinden, còn đầu tư ngắn hạn thì chưa có.

Xem xét sơ bộ cơ cấu tài sản của CTXLĐ I, ta thấy tỉ suất đầu tư vốn vào TCLĐ là rất lớn, và đối với TSCĐ thì ngược lại, đó là do đặc điểm của sản xuất thi công xây lắp của công ty: công trình có vốn đầu tư lớn, thời gian thi công dài, nhưng địa điểm thi công không tập trung tại một chỗ mà nằm rải rác, qua nhiều đại phương nên công ty phải thuê máy móc thiết bị, công cụ, dụng cụ thi công tại địa điểm xây dựng công trình để giảm tối đa chi phí vận chuyển, do đó công ty chỉ đầu tư lượng vốn kinh doanh nhỏ vào việc trang bị, mua sắm TSCĐ.

Qua trên ta thấy, để quản lí tài sản có hiệu quả hơn công ty cần quan tâm nhiều hơn tới công tác quản lí hàng tồn kho và thu hồi nhanh các khoản phải thu, vì hàng tồn kho lớn sẽ làm phát sinh các khoản chi phí liên quan như chi phí lưu kho, chi phí bảo quản…làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận của công ty. Để việc quản lí tài sản hiệu quả công ty cũng cần cơ cấu lại lượng vốn đầu tư vào TSLĐ và TSCĐ hợp lí hơn. Về vấn đề này, năm 2003 công ty đã có sự điều chỉnh về cơ cấu tài sản: giảm dần tỉ trọng vốn cho TSLĐ và tăng đầu tư vào TSCĐ, làm lượng TSCĐ tăng 7.126 triệu đồng so với năm 2002, lượng hàng tồn kho cũng giảm dần, góp phần tăng cường hiệu quả công tác quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

2.2.1.3. Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh của CTXLĐ I

CTXLĐ I luôn là một doanh nghiệp chủ chốt, là một trong những đơn vị thành viên hoạt động có hiệu quả của Tổng công ty Xây dựng và Công nghiệp Việt Nam và ngày càng có uy tín trên thị trường xây lắp. Trong những năm qua,

hoạt động kinh doanh của công ty luôn đạt kết quả tốt, có lợi nhuận và lợi nhuận luôn tăng. Ta sẽ thấy điều này qua việc phân tích sơ bộ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm, từ 2001 đến 2003.

Từ số liệu bảng 06, ta thấy:

- Xét về doanh thu: doanh thu thuần của công ty tăng qua các năm, năm 2002 tăng 52.274 triệu đồng với tỉ lệ tăng tương ứng là 29,44% so với năm 2001, đặc biệt là năm 2003 tăng 107.760 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 47,81% so với năm 2002.

- Xét về lợi nhuận: lợi nhuận trước thuế của công ty luôn dương và tăng nhanh, chứng tỏ công ty làm ăn hiệu quả. Năm 2002 lợi nhuận trước thuế là 4155 triệu đồng, tăng 2.576 triệu đồng so với năm 2001, tương ứng với tỉ lệ là 163,14%, năm 2003 lợi nhuận trước thuế tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm hơn: tăng 26,62%, tương ứng với 1.106 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng đều, với kết quả khả quan như này, công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế TNDN cho Nhà nước. Đây cũng là cơ sở đảm bảo tăng thu nhập cho người lao động trong công ty. Thu nhập bình quân đầu người của công ty đạt trên 1 triệu đồng/người/tháng và tăng dần qua các năm, với tỉ lệ gần 20% mỗi năm, đây là mức thu nhập khá cao so với mặt bằng chung thu nhập của nền kinh tế, điều này là do tính chất công việc của công ty là công việc nặng nhọc, mặt khác do công ty làm ăn có hiệu quả Ban giám đốc và công đoàn công ty hết sức quan tâm tới cán bộ công nhân viên. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng khuyến khích người lao động nhiệt tình với công việc, tăng năng suất lao động, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển.

Như vậy qua phần tìm hiểu trên ta thấy nhìn chung, bức tranh toàn cảnh về kết quả kinh doanh của công ty là rất sáng sủa và có nhiều triển vọng. Tuy nhiên, ta cũng nhận thấy là hoạt động tài chính của công ty chưa được hiệu quả, làm giảm mức tăng lợi nhuận của công ty, để tìm ra hướng khắc phục vấn đề này trong phần dưới đây chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích tình hình lợi nhuận của CTXLĐ I.

2.2.2. Tình hình lợi nhuận của CTXLĐ I.

2.2.2.1. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty qua các chỉ tiêu tuyệt đối.

Như trong phần lí luận đã phân tích, lợi nhuận có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, là điều kiện tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường ngày nay. Do vậy, các doanh nghiệp luôn quan tâm tới lợi nhuận của mình và nghiên cứu, tìm ra giải pháp không ngừng gia tăng lợi nhuận sao cho đạt mức tối đa. Để được như vậy các doanh nghiệp phải tiến hành phân tích lợi nhuận của mình, việc phân tích này sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được hiệu quả và mức hiệu quả mà mình đạt được là nhờ những nhân tố nào, cũng như những mặt hạn chế còn tồn tại cần phải khắc phục là gì, từ đó có quyết định sản xuất, kinh doanh tối ưu.

a. Phân tích lợi nhuận chung của công ty.

Để có thành công trong kinh doanh, CTXLĐ I đã có một chiến lược đúng đắn cho riêng mình, chiến lược của công ty thể hiện bằng các kế hoạch có kì hạn khác nhau và các mảng hoạt động khác nhau, thực hiện kế hoạch hoá tài chính, công ty đã xác định các chỉ tiêu tài chính của mình và thường xuyên đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, xem chỉ tiêu nào có thể hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch, chỉ tiêu nào không thể thực hiện được vào cuối kì kinh doanh và biện pháp giải quyết. Nhờ có sự điều chỉnh kịp thời nên công ty đã đạt được kết quả kinh doanh khá cao, được thể hiện một cách ngắn gọn qua bảng sau: Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch năm 2002 & 2001 Chênh lệch năm 2003 & 2002 ± % ± % 1. LNTT 1.579 4.155 5.261 2.576 163,14 1.106 26,62 2.Thuế TNDN 395 1.330 1.217 935 236,7 - 113 - 8,49 3. LNST 1.184 2.825 4.044 1.641 138.59 1.219 43,15

Nguồn: Báo cáo tài chính, P. Tài chính – Kế toán, CTXLĐ I

Một cách sơ bộ, ta thấy lợi nhuận của công ty năm 2002 tăng mạnh: tốc

độ tăng là 163,14%, tới năm 2003 thì giảm xuống một chút, còn 26,62%, thuế TNDN phải nộp cũng tăng nhanh trong năm 2002: tăng 935 triệu đồng, tương

ứng với 236,7%. Sở dĩ số thuế phải nộp tăng nhiều như vậy là do thu nhập chịu thuế của công ty tăng mạnh cộng với mức thuế suất áp dụng tăng từ 25% năm 2001 lên 32% vào năm 2002(theo Luật Thuế TNDN và Nghị định của Chính phủ số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/05/1998, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, doanh nghiệp xây dựng được áp dụng thuế suất 25% trong thời hạn 3 năm kể từ ngày1/01/1999, như vậy hết thời hạn 3 năm, vào năm 2002 công ty phải áp dụng mức thuế suất 32%), tới năm 2003 thì thu nhập chịu thuế của công ty tiếp tục tăng và mức thuế suất thuế TNDN áp dụng vẫn là 32%, nhưng trong phần thu nhập chịu thuế có một phần thu nhập khá lớn từ hoạt động góp vốn liên doanh với công ty Vina-Kinden và theo Luật thuế TNDN thì phần thu nhập này không phải chịu thuế TNDN; do vậy, số thuế TNDN năm 2003 mà công ty phải nộp có giảm một chút: 113 triệu dồng, tương ứng với 8,49%. Đây cũng là một lí do làm tăng lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm 2003. Về mặt lượng thì lợi nhụân sau thuế năm 2002 tăng 1.641 triệu đồng so với năm 2001, tương ứng với tỉ lệ 138,59%, đây là một kết quả rất tốt; tới năm 2003 thì lợi nhuận sau thuế tiếp tục tăng lên nhưng với tốc độ thấp hơn: 43,15% tương ứng với 1.219 triệu đồng.

Với việc phân tích trên ta có thể thấy rằng CTXLĐ I là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Để thấy rõ được nguyên nhân dẫn tới kết quả này, ta phân tích những nhân tố tác động tới tổng lợi nhuận của công ty thông qua việc phân tích các nhân tố cấu thành của nó.

Như trong phần lí luận chung đã nêu, theo chế độ kế toán mới lợi nhuận của doanh nghiệp gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác, tuy nhiên tại CTXLĐ I do đặc điểm hoạt động riêng nên công ty vẫn áp dụng phương pháp gián tiếp của chế độ kế toán cũ và tổng lợi nhuận của công ty được cấu thành từ 3 bộ phận là lợi nhuận HĐKD, lợi nhuận HĐTC và lợi nhuận HĐBT. Ta sẽ xem xét sự ảnh hưởng của 3 bộ phận này tới tổng lợi nhuận của công ty qua cơ cấu lợi nhuận trước thuế.

Cơ cấu lợi nhuận trước thuế của CTXLĐ I

Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Lượng Tỉ trọng(% ) Lượng Tỉ trọng(%) Lượng Tỉ trọng(%) 1. Lợi nhuận HĐKD 3.896 246,8 6.565 158 11.701 222,4 2. Lợi nhuận HĐTC -2.450 -155,2 -3.439 -82,8 -8.786 -167 3. Lợi nhuận HĐBT 133 8,4 1.029 24,8 2.346 44,6 Tổng LNTT 1.579 100 4.155 100 5.261 100

Nguồn: Báo cáo tài chính, P. Tài chính – Kế toán, CTXLĐ I

Trước tiên, ta có nhận xét rằng trong 3 bộ phận tạo nên lợi nhuận trước thuế của công ty thì lợi nhuận hoạt động kinh doanh chiếm tỉ trọng lớn nhất, đặc biệt là năm 2001 và năm 2003 tỉ trọng này còn chiếm hơn 200% tổng lợi nhuận của công ty, điều này là do vốn chủ sở hữu của công ty nhỏ, công ty chủ yếu sử dụng vốn vay để tài trợ cho hoạt động của mình do vậy chi phí lãi vay phải trả rất lớn so với thu nhập hoạt động tài chính, chính vì vậy lợi nhuận hoạt động tài chính của công ty luôn bị âm trong cả 3 năm và lợi nhuận HĐKD một phần đã phải hỗ trợ cho khoản bị lỗ này, tỉ trọng lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm 2002 có giảm một chút so với năm 2001: từ 246,8% lên 158%, nhưng tới năm 2003 tỉ trọng này lại lên tới 222,4%, tỉ trọng HĐBT lớn dần lên cùng với sự giảm xuống của tỉ trọng lợi nhuận HĐKD: từ 8,4% năm 2001 lên 44,6% năm 2003, Để thấy được sự tác động cụ thể của mỗi loại hoạt động này tới kết quả chung ta tiến hành phân tích tổng lợi nhuận trước thuế trong mối quan hệ với các hoạt động ấy qua cách xác định như sau:

Mức tăng(giảm) = Mức tăng(giảm) + Mức tăng(giảm) + Mức tăng(giảm) LNTT LN HĐKD LN HĐTC LN HĐBT Theo công thức này ta sẽ phân tích sự biến đổi của tổng lợi nhuận trước thuế trong 3 năm, từ năm 2002 đến năm 2003 theo bảng sau:

Đơn vị: Triệu đồng Nhân tố ảnh

hưởng

Nhân tố làm tăng LN Nhân tố làm giảm LN Nhân tố làm tăng LN Nhân tố làm giảm LN 1. LN HĐKD + 2.669 +5.136 2. LN HĐTC - 989 - 5.347 3. LN HĐBT + 896 + 1.317 Tổng LNTT + 2.576 + 1.106

Như vậy, so với năm 2001, lợi nhuận trước thuế năm 2002 tăng lên là: + 2.669 - 989 + 869 = + 2.576 (Tr.đ)

tương tự ta có mức tăng năm 2003 so với năm 2002 là: +5.136 - 5.347 + 1.317 = + 1.106 (Tr. đ)

Có thể ta sẽ băn khoăn tại sao danh mục đầu tư tài chính của công ty lại nghèo nàn như vậy,công ty chưa thực hiện đầu tư tài chính ngắn hạn mà chỉ đầu tư dài hạn bằng góp vốn liên doanh, công ty cũng chưa tham gia đầu tư vào thị trường tài chính như thị trường cổ phiếu hay thị trường trái phiếu. Giải thích cho điều này ta thấy rằng công ty chủ yếu sử dụng nợ để hoạt động, nguồn tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu chỉ là rất nhỏ (19,27% - 2003), khi sử dụng vốn vay từ bên ngoài để hoạt động một mặt công ty đã phải chịu áp lực thanh toán, mặt khác nếu lãi đầu tư không đủ bù đắp được chi phí vay vốn thì vô hình chung công ty lại tự buộc mình phải gánh thêm phần chi phí này. Với khó khăn trên nên công ty đã e dè hơn trong lĩnh vực đầu tư tài chính và tập trung mọi nguồn lực vào hoạt động kinh doanh chính đó là xây lắp các công trình điện và trạm biến áp. Tuy nhiên trong bất cứ một lĩnh vực nào, khi kì vọng lợi nhuận lớn thì nhà quản lí tài chính cũng cần phải chấp nhận rủi ro cao nên thiết nghĩ, công ty nên tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lí tài chính của công ty, tham gia đầu tư trên thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, bước đầu góp phần tăng lợi nhuận.

Các hoạt động bất thường như thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, xử lý nợ khó đòi… là hoạt động tất yếu xảy ra trong quá trình hoạt động của công ty, làm phát sinh các khoản chi phí cũng như thu nhập cho công ty, tỷ trọng lợi nhuận hoạt động bất thường trong tổng lợi nhuận dần tăng lên thể hiện công ty

đã tăng cường đầu tư, đổi mới trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất của mình. Qua phần phân tích trên ta đã xem xét sự ảnh hưởng của từng bộ phận lợi nhuận tới lợi nhuận chung của công ty. Ta có thể kết luận rằng bộ phận lợi nhuận quyết định kết quả hoạt động của công ty chính là lợi nhuận hoạt động kinh doanh, đây cũng là đặc điểm chung của các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực sản xuất thông thường, hoạt động tài chính của công ty luôn bị lỗ do chi phí lãi vay khá lớn, còn hoạt động bất thường đóng góp một khoản lợi nhuận khá khiêm tốn và dần tăng lên. Xuất phát từ vai trò quyết định của lợi nhuận

Một phần của tài liệu lợi nhuận và giải pháp gia tăng lợi nhuận tại công ty xây lắp điện i (Trang 37)