KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ I Kết luận

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống đất ngập nước phục vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp tân qui- huyện củ chi (Trang 98 - 101)

VI. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ĐẤT NGẬP NƯỚC TRONG XỬ LÝ NƯỚC

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ I Kết luận

I Kết luận

_ Các ứng dụng về đất ngập nước đã được nghiên cứu và ứng dụng từ lâu ở nhiều nơi trên thế giới và đã đạt được nhiều kết quả rất khả quan và điều đĩ chứng minh rằng việc áp dụng đất ngập nước nhân tạo để xử lý nước thải sinh hoạt hay cơng nghiệp là hồn tồn khả thi .

_ Qua nghiên cứu về thực trạng xử lý nước thải của cụm cơng nghiệp Tân Qui và các điều kiện tự nhiên địa hình nơi đây thì cho thấy rằng việc áp dụng đất ngập nước nhân tạo để xử lý nước thải là hồn tồn khả thi, điều này mang lại những lợi ích sau:

+ Giúp địa phương và cụm cơng nghiệp giải quyết được vấn đề nước thải vượt ngưỡng cho phép vì lý do chủ quan hay khách quan.

+ Tạo thêm được nhiều mảng xanh cho cụm cơng nghiệp và các khu vực xung quanh.

+ Một phần giúp điều tiết vi khí hậu của khu vực xung quanh.

+ Cho phép phát thải một số chất thải đặc biệt là các kim loại nặng trong ngưỡng giới hạn xử lý của hệ thống xử lý, các kim loại này sẽ bị loại bỏ nhờ khả năng hấp thụ của các lồi thực vật xử lý.

+ Là nơi trữ và tiếp nhận nước mưa chảy tràn nếu lượng mưa tăng đột biến. Điều này đảm bảo cho việc hạn chế sự ngập úng cho những khu vực xung quanh.

+ Vận hành với chi phí bảo dưỡng thấp, chi phí chủ yếu phát sinh từ việc quan trắc. Và nĩ thấp hơn nhiều so với việc vận hành một cơng nghệ xử lý hố học

_ Bên cạnh đĩ cũng cĩ những khĩ khăn như:

+ Diện tích đất cần thiết cho thiết kế là tương đối lớn gây khĩ khăn cho những vùng eo hẹp về diện tích đất dự trữ

+ Do hệ thống trữ nước nên nguy cơ phát sinh muỗi gây bệnh sốt xuất huyết là cĩ thể, yếu tố này dẫn tới sự e ngại của các cấp quản lý. Tuy nhiên trong hệ thống xử lý nước vẫn lưu thơng với vận tốc phù hợp đảm bảo cho việc khơng trở thành mơi trường sống của muỗi.

_ Qua việc phân tích các yếu tố trên cho thấy việc áp dụng đất ngập nước cĩ nhiều mặt bất lợi về mặt kinh tế. Nếu đứng ở khía cạnh của một nhà kinh tế thì chắc chắn rằng dự án này là khơng khả thi nhưng ở gĩc độ của một nhà mơi trường thì dự án này là hồn tồn khả thi vì các giá trị về mơi trường của dự án mang lại thì khĩ cĩ thể chỉ cĩ thể định lượng bằng tiền. Cụ thể các giá trị về mơi trường của dự án mang lại như:

+ Với diện tích gần 11ha, trong đĩ cĩ 7.7ha là vùng cĩ trồng thực vật. Đây là sẽ là nơi sống lý tưởng cho các hệ sinh thái động thực vật thủy sinh. Từ một số tài liệu tham khảo cho thấy rằng các đầm lầy đất ngập nước cĩ sự đa dạng về các lồi là rất cao, đặc biệt là các lồi chim nước.

+ Đảm bảo nguồn nước tưới cho các vùng canh tác ở hạ lưu vì nước thải sau xử lý đã đạt chuẩn nên khơng ảnh hưởng tới các lồi cây trồng. Cái giảm ở đây chính là sự tích lũy các độc chất trong các loại cây trồng, từ đĩ sẽ đảm bảo cho sức khoẻ của người sử dụng.

+ Hơn nữa đây cũng sẽ là nơi tham quan và giáo dục về ý thức mơi trường cho cộng đồng xung quanh, đặc biệt là học sinh, sinh viên về bảo vệ mơi trường, về mối quan hệ giữa các yếu tố, các cá thể sống trong mơi trường 99

mà một minh chứng cụ thể là tái tạo được các vùng đất ngập nước là tái tạo lại được sự đa dạng sinh học.

_ Từ đĩ cĩ thể kết luận rằng dự án là cần thiết, nĩ giải quyết được vấn đề bức xúc của các doanh nghiệp về nguồn thải, tạo điều kiện phục hồi các hệ sinh thái thủy sinh, tạo điều kiện nâng cao nhận thức về mơi trường cho cộng đồng địa phương.

II Kiến nghị

_ Với địa phương như Củ Chi thì quỹ đất cịn nhiều ta nên áp dụng đất ngập nước để xử lý nước thải cơng nghiệp vì cái khĩ khăn nhất trong xử lý bằng đất ngập nước chính là quỹ đất cho dự án. Thêm vào đĩ, theo định hướng trong tương lai Củ Chi sẽ phát triển thêm nhiều khu cơng nghiệp tập trung nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình quy hoạch các khu cơng nghiệp thì địa phương nên giành ra một quỹ đất để thiết kế các hệ thống đất ngập nước nhằm phục vụ 3 mục đích :

+ Xử lý nước thải

+ Tạo thêm mảng xanh cho khu cơng nghiệp

+ Tạo thêm nguồn thu thuế mơi trường từ việc cho phép doanh nghiệp phát thải vào hệ thống trong giới hạn cho phép.

Bên cạnh đĩ, việc áp dụng đất ngập nước cho xử lý nước thải sinh hoạt và chăn ni ở địa phương cũng cĩ nhiều điều kiện khả thi để thực hiện. Qua tham khảo tài liệu thì thấy rằng hệ thống thốt nước của địa phương cịn rất thiếu, nhiều vùng hầu như khơng cĩ cống thốt nước. Nước thải sinh hoạt chỉ chủ yếu thải vào các kênh, mương, ao hồ xung quanh khu vực sống. Từ thực tế đề xuất với địa phương nên áp dụng, phổ biến kiến thức tới người dân về hiệu quả xử lý nước thải của các lồi thực vật nước cũng như giới thiệu cho người dân về những mơ hình xử lý nước thải sinh hoạt bằng đất ngập nước, điển hình là khuyến cáo người

dân nên trồng các lồi thực vật cĩ khả năng hấp thụ nước thải trong các ao ở xung quanh khu vực sống

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống đất ngập nước phục vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp tân qui- huyện củ chi (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w