c. Bioreactor sủi bọt dạng cầu (Ballon type bubble bioreactor – BTBB)
1.2.4. Qui trình nhân sinh khối thực vật bằng bioreactor
Qui trình nhân sinh khối thực vật bằng bioreactor gồm các bước sau: a) Bước I: Thiết lập môi trường nuôi cấy vô trùng.
b) Bước II: Gồm 2 bước nhỏ.
- Cảm ứng việc tạo nhiều chồi trên một diện tích bề mặt mẫu mô cấy (nuôi cấy trên môi trường agar).
- Tăng cường sự phát triển của các chồi bằng kỹ thuật sử dụng bioreactor. c) Bước III: Giúp tạo rễ và làm cứng cáp cây con trước khi đem ra vườn ươm.
Bước I: là bước cơ bản cho mọi q trình ni cấy nhằm hạn chế việc nhiễm khuẩn cho mẫu.
Bước II: là bước cảm ứng tạo nhiều chồi bên và chồi bất định trên mẫu mô nuôi cấy bằng cách cho thêm cytokinin vào mơi trường. Kích thước của các chồi tạo ra quá nhỏ nên không thể chuyển sang ni cấy bằng bioreactor. Mục đích của bước II là giúp cho các chồi phát triển, tăng trưởng nhanh hơn để tạo thành cây con.
Bước III: là bước giúp tạo rễ và làm cứng cáp cây con, đây là bước cần thiết, tuy nhiên không phải áp dụng cho tất cả các lồi, ở một số lồi có thể bỏ qua bước này.
Đây là con đường nhân sinh khối lí tưởng trong ni cấy mơ thực vật (Takayama, 1991).
Q trình nhân giống cho hệ thống nuôi cấy bioreactor như sau: thiết lập điều kiện nuôi cấy vô trùng cho mẫu mơ hay đỉnh sinh trưởng, sau đó chuyển vào mơi trường có nồng độ cytokinin cao để kích thích hình thành cụm chồi. Mẫu mơ mang cụm chồi sau đó được nhân nhanh bằng cách cấy chuyền vào mơi trường tương tự. Các cụm chồi này được sử dụng như những hạt nuôi cấy trong bioreactor nhỏ để tạo ra cây con. Điều kiện nuôi cấy tối ưu được khảo sát trong những bước này. Một khi môi trường nuôi cấy và điều kiện ni cấy đã được thiết lập thì các cụm chồi này sẽ được nhân nhiều để tiến hành nuôi cấy trong các bioreactor lớn. Cây con tạo ra sau đó được chuyển ra đất.