0
Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Nhân giống vơ tính bằng cách tách chiết

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG NÔNG ĐỘ KHÓA ĐA LƯỢNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHỒI LAN PHALAENOPSIS YUBIDAN VÀ LAN ĐẺNOBIUMSONIA TRONG HIIJ THỐNG NUÔI CẤY NGẬP TẠM THỜI (Trang 27 -29 )

Phương pháp này dùng để tách các chậu lan quá đầy, đồng thời làm tăng số lượng cây mới.

Phương pháp này dễ dàng thao tác, ít tốn cơng và vốn, tuy nhiên cây non dễ bị nhiễm bệnh do thao tác và không thể đáp ứng một lượng giống lớn, đồng bộ

theo mơ hình trồng theo cơng nghiệp. Bên cạnh đó, thời gian nhân giống rất dài và hệ số nhân rất thấp, hơn nữa cây con tạo thành có sức sống khơng cao.

1.1.4.2. Kỹ thuật nhân giống in vitroa. Lịch sử a. Lịch sử

Năm 1838, hai nhà sinh học người Đức Schleiden và Schwann đã đề xướng thuyết tế bào và nêu rõ: mọi cơ thể sinh vật phức tạp đều gồm nhiều đơn vị nhỏ, các tế bào hợp thành. Các tế bào đã phân hố đều mang các thơng tin di truyền có trong tế bào đầu tiên, đó là trứng sau khi thụ tinh, và là những đơn vị độc lập, từ đó có thể xây dựng lại tồn bộ cơ thể.

Năm 1902, Haberlandt là người đầu tiên đưa các giả thuyết của Schleiden và Schwann vào thực nghiệm. Tuy ông đã gặp thất bại trong ni cấy các tế bào đã phân hố tách từ lá một số cây một lá mầm: Erythronium, Ornithogalum,

Tradescantia (do cây một lá mầm là đối tượng rất khó ni cấy, hơn nữa ơng

dùng các tế bào mất khả năng tái sinh).

Năm 1922, Kotte (học trị của Haberlandt) và Robbins đã thành cơng trong việc lặp lại thí nghiệm của Haberlandt với đỉnh sinh trưởng tách từ rễ của một cây hồ thảo trong mơi trường lỏng chứa muối khoáng và glucose. Tuy nhiên sự sinh truởng chỉ tồn tại một thời gian, sau đó chậm dần và ngừng lại mặc dù tác giả chuyển qua môi trường mới.

Năm 1934, White J.P thông báo nuôi cấy thành công trong một thời gian dài đầu rễ cà chua (Lycopersicum esculentum) trong môi trường lỏng chứa muối khoáng và glucose và nước chiết nấm men. Sau đó, White chứng minh có thể thay nước chiết nấm men bằng hỗn hợp loại vitamin B: Thiamin (B1), Pyridoxin (B6), Nicotinic acid. Trong thời gian này, R.J.Gautheret (ở Pháp) đã tiến hành nuôi cấy môi tượng tầng một số cây gỗ (cây liễu) khi đưa auxin vào môi trường nuôi cấy. Tuy nhiên sự sinh sản các tế bào đầu tiên không vượt quá 8 tháng.

Năm 1939, Gautheret thông báo kết quả đầu tiên của ông với Viện Hàn Lâm Khoa Học Pháp về việc nuôi cấy các mô vô hạn của cây cà rốt (Daucus

carote).

Sau thế chiến thứ hai, lĩnh vực này đặc biệt phát triển nhanh và nhiều kết quả nghiên cứu quan trọng trong nông nghiệp được công bố.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG NÔNG ĐỘ KHÓA ĐA LƯỢNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHỒI LAN PHALAENOPSIS YUBIDAN VÀ LAN ĐẺNOBIUMSONIA TRONG HIIJ THỐNG NUÔI CẤY NGẬP TẠM THỜI (Trang 27 -29 )

×