TRIỂN KHAI TẠI VIỆT NAM
Theo trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam, từ năm 1998 đến nay đã có rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp trong ngành Dệt nhuộm đã triển khai áp dụng SXSH và cũng đã đạt được những kết quả khả quan. Kết quả cụ thể được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.4. Tóm tắt các kết quả nghiên cứu về SXSH trong ngành Dệt nhuộm.
Công ty và phạm vi
triển khai Các kết quả
Thời
gian Đơn vị hỗ trợ
Công ty Dệt lụa Nam Định.
Vải nhuộm: 13.000 tấn/năm.
Ÿ Đầu tư: 715 triệu đồng.
Ÿ Tiết kiệm: 39 triệu đồng/năm.
Ÿ Tăng 6% sản phẩm chất lượng cao, giảm 3% tỷ lệ xử lý lại và giảm 16.208m3 nước/ năm. 1999 – 2000 Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam Cơ sở nhuộm Nhất Trí. Ÿ Nhuộm khóa phecmơtuya: 720 tấn/năm. Ÿ Nhuộm sợi: 80 tấn/năm.
Ÿ Đầu tư: 86,44 triệu đồng.
Ÿ Tiết kiệm: 1.023 triệu đồng/ năm.
Ÿ Tăng 8% sản phẩm chất lượng cao, giảm 8% tỷ lệ xử lý lại, giảm 63% hóa chất sử dụng và thuốc nhuộm, 14,3% nhiên liệu và 13% điện.
Ÿ Hàng năm giảm phát thải 4 tấn thuốc nhuộm, 88 tấn khí nhà kính và 1,2 tấn SO2 ra môi trường. 1999 – 2000 Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam Công ty Dệt Sài Gòn. Hồ và nhuộm khăn tắm: 144 tấn/năm.
Ÿ Đầu tư: 20,7 triệu đồng.
Ÿ Tiết kiệm: 233 triệu đồng.
Ÿ Giảm 20% hóa chất sử dụng, 25% thuốc nhuộm, 8% điện và 9% nhiên liệu tiêu
1999 – 2000
Trung tâm Sản xuất sạch
Nguồn: Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, 2006.
thụ.
Ÿ Hàng năm giảm phát thải 514 kg thuốc nhuộm và 10 tấn khí nhà kính ra môi trường. Công ty Dệt nhuộm
Trung Thư.
Nhuộm vải quân đội: 150 tấn/năm.
Ÿ Đầu tư: 25 triệu đồng.
Ÿ Tiết kiệm: 80,85 triệu đồng.
Ÿ Tăng 17% sản phẩm chất lượng cao (loại A), giảm 17% xử lý lại, giảm lượng nguyên liệu tiêu thụ (48% xút, 34% axit, 46% sođa, 15% hydrosunfit và các hóa chất khác) 1999 – 2000 Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam Công ty Dệt Phước Long. Phân xưởng nhuộm B
Ÿ Đầu tư: 61 triệu đồng.
Ÿ Tiết kiệm: 565 triệu đồng/năm.
Ÿ Giảm 26% nước thải, giảm đáng kể khí thải và tải lượng ô nhiễm. 1998 – 1999 UNIDO TF/VIE/97/01 Cơ sở dệt nhuộm Thuận Thiên.
Năng lực gia công: 1.000 tấn vải/năm (70% vải tẩy trắng và 30% tẩy nhuộm)
Ÿ Đầu tư: 1.400 triệu đồng.
Ÿ Tiết kiệm: 1.000 triệu đồng/năm.
Ÿ Giảm 34% nước thải, 30% tải lượng ô nhiễm, 70% khí thải.
Ÿ Tăng sản lượng lên 30%.
1998 – 1999
UNIDO TF/VIE/97/01
Chương 3
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT NHUỘM VÀ CÔNG TY TNHH NHUỘM NAM THÀNH
3.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT NHUỘM 3.1.1. Hiện trạng ngành dệt nhuộm TP. HCM
Ngành dệt nhuộm là một trong những ngành truyền thống của nước ta, thu hút nhiều lao động với trình độ lao động thấp, đặc trưng của ngành là tính đa dạng về sản phẩm với rất nhiều chủng loại, quy cách, chất liệu khác nhau. Nguyên liệu chủ yếu của ngành này là bông và xơ sợi tổng hợp polyeste (PES), tơ tằm, len.v.v… Ngoài thuốc nhuộm, ngành này cũng sử dụng rất nhiều nước, năng lượng và hóa chất.
Tại TP. Hồ Chí Minh, đây là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố, chiếm tỷ trọng khá cao so với các ngành công nghiệp khác (16,3%), chiếm 50% doanh thu của cả nước (Vinatex, 2008). Tổng sản phẩm tạo ra năm 2008 là 310 triệu mét vải thành phẩm chủ yếu là vải thun. Cũng trong năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành dệt nhuộm TP. HCM tính theo giá thực tế đạt 14.689 tỷ đồng (ngành dệt), tăng khoảng 25,2% so với cùng kỳ, đứng thứ 2/23 trong số các ngành công nghiệp chế biến ở thành phố, sau ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống, ngoại tệ thu được từ ngành là 703.120.000 USD (hàng may mặc), 4.102.000 USD (hàng dệt kim).
Theo niên giám thống kê TP. HCM năm 2008, hiện trên địa bàn thành phố có 8.360 doanh nghiệp dệt may. Trong đó, doanh nghiệp thuộc Nhà nước Trung ương là 25 doanh nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước địa phương là 20 doanh nghiệp, công ty cổ phần –Trách nhiệm hữu hạn là 432 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hợp tác xã
– tiểu thủ công nghiệp là 22 cơ sở, cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể là 7.715 cơ sở, cơ sở công nghệp có vốn đầu tư nước ngoài là 146 cơ sở.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố đã có những doanh nghiệp sản xuất được sản phẩm chất lượng cao, có uy tín trên thị trường thế giới, đồng thời đã được người tiêu dùng trong nước ưa thích như: Công ty dệt Thành Công, dệt Việt Thắng, công ty may Việt Tiến, may Hữu Nghị, dệt Thái Tuấn.v.v…
v Các loại phẩm nhuộm được sử dụng trong quá trình nhuộm
Phẩm nhuộm trực tiếp: nhuộm vải bông, vải hàng dệt kim, vải từ sợi visco,
lụa tơ tằm, cotton.
Phẩm nhuộm Axit: nhuộm trực tiếp cho len, lụa tơ tằm và polyamit. Chúng
cho các màu rất sáng, mà độ bền màu thay đổi từ thấp (dễ phai màu) đến cao.
Phẩm nhuộm gián tiếp hay phẩm nhuộm cầm màu: thuốc nhuộm này là
một hợp chất vô cơ hay hữu cơ và được chọn sử dụng sao cho điện tích trái dấu với phẩm màu. Các chất cầm màu thường được sử dụng như oxit nhôm, crom, sắt, đôi khi còn sử dụng muối của thiếc, titan, đồng, niken, coban.v.v…
Phẩm nhuộm Bazơ: nhuộm các màu rất sáng cho sợi bông vải, những xơ
tổng hợp như acrylic và polyeste.
Phẩm nhuộm hoạt tính: nhuộm hàng dệt xenlulo. Công thức của thuốc
nhuộm phần lớn có các dẫn xuất clorua, nhóm này giúp tạo khoảng màu sáng.
Phẩm nhuộm hoàn nguyên: thuốc nhuộm này tạo ra hầu hết các ánh màu
và đặc biệt quan trọng trong khâu nhuộm vải có nguồn gốc xenlulo.
• Phẩm nhuộm hoàn nguyên không tan: nhuộm chỉ, sợi bông vải, sợi
visco, thỉnh thoảng dùng để nhuộm sợi protein và sợi tổng hợp, môi trường nhuộm là môi trường kiềm (pH cao).
• Thuốc nhuộm hoàn nguyên tan: nhuộm len và tơ tằm, được thực hiện
trong môi trường trung tính, hiện màu trong môi trường axit và có mặt chất
Phẩm nhuộm phân tán: nhuộm xơ poliamit, polieste, và axetat. Phẩm có
dạng bột mịn để có khả năng phân tán trong nước.
Phẩm nhuộm sunphua: là những hợp chất màu không tan trong nước nhưng
tan trong dung dịch kiềm của Na2S. Thuốc nhuộm này có ái lực với xơ xenllulo, đồng thời dễ bị thủy phân và oxy hóa về dạng không tan ban đầu nên được sử dụng chủ yếu nhất là để nhuộm vải cotton và vải pha cotton-sợi tổng hợp. Sau khi nhuộm, thuốc nằm trên vải ở dạng không tan nên có độ mềm cao và tạo màu bền, đậm cho vải thành phẩm.
Thuốc nhuộm Azo: tạo ra các ánh sẫm của màu xanh, tím violet, vàng, da
cam và đỏ nhạt.
Chất tăng trắng quang học: là những hợp chất hữu cơ trung tính, không
màu hoặc có màu vàng nhạt, có ái lực với xơ. Đặc điểm của chúng là khi nằm trên xơ sợi, chúng có khả năng hấp phụ một số tia trong miền tử ngoại của quang phổ và phản xạ tia xanh lam và tia tím. Những tia này hổ trợ cho tia vàng còn lại trên vải để thành tia trắng. Vì vậy sau khi xử lý, vải có độ trắng rất cao và có ánh huỳnh quang xanh biếc.
Pigment: là tên gọi một số thuốc nhuộm hữu cơ không tan trong nước và
một số chất vô cơ có màu (oxit, muối kim loại), dùng để nhuộm in hoa.
3.1.2. Các tác động tới môi trường của ngành dệt nhuộm a. Nước thải và vấn đề gây ô nhiễm môi trường nước a. Nước thải và vấn đề gây ô nhiễm môi trường nước
Nước thải là mối quan tâm đầu tiên trong ngành dệt nhuộm, đặc biệt là nước thải trong quá trình nhuộm vì quá trình này sử dụng một lượng lớn hóa chất, thuốc nhuộm mà chỉ có một phần thuốc nhuộm được lưu lại trên vải, phần còn lại cuốn theo nước thải, trên 80% các hóa chất cùng thải vào môi trường. Vì vậy, nguồn nước thải chưa được xử lý gây ÔNMT nghiêm trọng.
Thành phần nước thải dệt nhuộm thường không ổn định, lưu lượng và tính chất nước thải thay đổi theo từng hóa chất và thuốc nhuộm khác nhau.
v Các chất gây ô nhiễm nước trong quá trình nhuộm
Các chất vô cơ
• Natri hydroxit (NaOH) dùng xử lý vải sợi, làm bóng vải thải ra với nồng độ kiềm cao.
• Axit vô cơ dùng trung hòa và hiện màu thuốc nhuộm hoàn nguyên như acid sulfuric (H2SO4), acid clohydric (HCl).
• Các chất tẩy trắng như Natri hipoclorit (NaOCl), Natri clorit (NaClO2). • Các chất khử vô cơ ở nồng độ cao như Natri sunfua (Na2S), Natri hidrosunfit (Na2S2O4).
• Các dung môi hữu cơ clo hóa, fomaldehit trong chất cầm màu, chống nhăn, các chất ngấm, tẩy rửa không ion.
• Crom (VI) trong nhuộm len bằng thuốc nhuộm axit, các kim loại nặng khác có thể có trong một số thuốc nhuộm hoạt tính và hoàn nguyên như đồng
(Cu), kẽm (Zn), chì (Pb), thủy ngân (Hg), niken (Ni)… Các chất hữu cơ
• Dầu hỏa để tạo hồ in hoa.
• Các polyme tổng hợp, hồ tinh bột dùng để hồ hoàn tất, in pigment.
• Acid acetic (CH3COOH) và acid formic (HCOOH) để điều chỉnh pH.v.v….
b. Ô nhiễm môi trường không khí
Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí gồm các khí ô nhiễm, bụi, nhiệt, tiếng ồn.v.v… phát sinh chủ yếu từ các lò hơi, phân xưởng kéo sợi, dệt, bộ phận chuẩn bị hóa chất.v.v…
Khí ô nhiễm
Khí ô nhiễm phát sinh chủ yếu từ các lò hơi với nhiên liệu được sử dụng phổ biến là than và dầu FO. Khí thải lò hơi chứa lượng lớn các chất ô nhiễm như bụi, khí CO, SO2, NOx,… hầu như chưa được xử lý mà thải trực tiếp vào môi trường.
Bụi ô nhiễm
Bụi phát sinh trong các công đoạn kéo sợi, dệt may, chủ yếu là bụi bông.
Hơi hóa chất, dung môi
Hóa chất, dung môi bốc hơi trong quá trình tẩy, nhuộm, in,… dưới dạng hơi, thăng hoa hoặc bụi sương mù nên rất khó xác định và hầu như chưa được định lượng. Các chất gây ô nhiễm dưới dạng này thường ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người lao động gây ÔNMT xung quanh.
Ô nhiễm nhiệt và tiếng ồn
Lượng nhiệt thoát ra từ quá trình nhuộm, từ nồi hơi, trong vận hành máy dệt, kéo sợi, may.v.v… làm cho nhiệt độ trong khu vực sản xuất tăng cao, có thể lên tới 390C – 400C.
Tiếng ồn phát ra từ các máy dệt, may, thiết bị thông gió.v.v… thường lớn hơn tiêu chuẩn cho phép, ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác và thần kinh của người lao động.
c. Chất thải rắn – nguồn gây ô nhiễm môi trường đất
Các chất thải rắn của các nhà máy dệt nhuộm gồm: • Bụi bông xơ trong giai đoạn kéo sợi dệt may.
• Hóa chất và thuốc nhuộm kém phẩm chất, hết thời hạn sử dụng. • Các loại bao bì, thùng chứa hóa chất.
Theo Vinatex, chỉ khoảng 60 – 80% lượng chất thải rắn của ngành dệt may được thu gom chôn lấp, trong đó có các loại hóa chất, thuốc nhuộm hỏng là các chất thải nguy hại khó xử lý.
3.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY NAM THÀNH 3.2.1. Giới thiệu sơ lược về công ty 3.2.1. Giới thiệu sơ lược về công ty
- Tên đầy đủ : Công ty TNHH nhuộm Nam Thành.
- Địa chỉ: Lô số 9, đường số 2, KCN Tân Tạo, P. Tân Tạo, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: (08) 37541225.
- Giám đốc: Ông Nguyễn Hồ Quang Vũ.
v Sơ đồ tổ chức và quản lý nhân sự của công ty
3.2.2. Tổng quan về quá trình sản xuất của công ty
Công ty TNHH nhuộm Nam Thành là một công ty do tư nhân quản lý, chuyên nhuộm các loại vải Polyester (PES) và cotton. Công ty có diện tích mặt bằng xưởng nhuộm khoảng 4.000 m2, số cán bộ công nhân viên là 50 người gồm 10 nhân viên văn phòng và 40 công nhân làm việc ở xưởng theo 02 ca. Năng lực gia công khoảng 2.000 tấn/năm.
a. Sơ đồ quy trình công nghệ nhuộm vải tại công ty Nam Thành
Ø Quy trình nhuộm vải PES
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức và quản lý nhân sự của công ty.
Bộ phận sản xuất Bộ phận cơ điện Giám đốc Phó Giám đốc Phòng tài chính - kế toán Phòng vật tư
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình nhuộm vải PES.
Vắt Nhuộm Giảm trọng Vải mộc (PES) Tẩy trắng Vải thành
Ø Quy trình nhuộm vải cotton
b. Thuyết minh quy trình công nghệ
Các cây vải mộc được xả ra trước khi qua các công đoạn tiền xử lý. Đầu tiên, vải được tẩy trắng nhằm tạo độ tươi sáng cao cho vải.
Nếu là vải PES thì sẽ tiếp tục được đưa vào công đoạn giảm trọng làm nhẹ hàng vải và mặt vải mềm mại hơn. Ngoài ra, vải sẽ có độ mao dẫn cao hơn, xốp hơn, dễ hấp thu thuốc nhuộm. Còn nếu là vải cotton thì sẽ được làm bóng cũng nhằm nâng cao chất lượng vải, làm cho vải có độ bóng hơn. Hóa chất sử dụng cho cả hai công đoạn này là NaOH.
Tiếp theo, vải được đưa vào máy nhuộm Jet để nhuộm. Tùy theo từng loại vải mà ta dùng các chất phụ trợ và thuốc nhuộm khác nhau: đối với vải PES thì ta dùng thuốc nhuộm phân tán, còn đối với vải cotton thì ta dùng thuốc nhuộm hoạt tính. Ta cũng tiến hành cầm màu đối với loại thuốc nhuộm hoạt tính này.
Sau khi nhuộm, vải được vắt nhằm tách nước có trong vải ra. Sau đó vải được xử lý hóa học bằng nhiều loại hóa chất hồ khác nhau nhằm tạo cho vải độ sáng bóng, đều màu, chống nhàu cho vải.v.v… Tiếp theo, vải được sấy khô để hút ẩm và căng định hình để ổn định cấu trúc vải.
Vải sau khi hoàn tất sẽ được kiểm tra chất lượng, phân loại và đóng gói thành phẩm trước khi đưa ra thị trường.
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình nhuộm vải coton.
Vắt Nhuộm Giảm trọng Vải mộc (PES) Tẩy trắng Vải thành
c. Danh mục máy móc, thiết bị
Bảng 3.1. Danh mục máy móc, thiết bị tại công ty.
STT Tên thiết bị Số lượng Tốc độ TB (m/ph)
01 Máy mộc 02 30 - 40
02 Máy nhuộm Jet 07 300 kg/mẻ
03 Máy vắt 02 100
04 Máy căng hoàn tất 02 30 - 35
05 Lò hơi 02 4 tấn/h
3.2.3. Hiện trạng môi trường tại công ty a. Nước thải sinh hoạt a. Nước thải sinh hoạt
- Nguồn gốc: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày
của nhân viên, công nhân trong xưởng sản xuất.
Theo tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt trong xưởng sản xuất công nghiệp tính theo đầu người trong một ca làm việc là: 45 lít/người/ca (TCXDVN 33:2006 – Quyết định 06/2006/QĐ-BXD ngày 17/3/2006), thì tổng lượng nước thải sinh hoạt dự tính phát sinh từ 50 công nhân viên làm việc trong xưởng theo 02 ca (mỗi ca 25 người) là:
Qsh = 45 lít/người/ca * 25 * 2 = 2250 lít/ ngày = 2,25 m3/ngày.
- Đặc trưng ô nhiễm: Loại nước thải này bị ô nhiễm bởi các chất rắn lơ lửng
(SS), các chất hữu cơ (thể hiện qua thông số BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi khuẩn gây bệnh Ecoli.
- Biện pháp xử lý hiện tại: Nước thải sinh hoạt được thu gom xử lý sơ bộ bằng
bể tự hoại sau đó được dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý trước khi thải vào môi trường.
b. Nước thải sản xuất
Mức độ ô nhiễm của nước thải nói chung phụ thuộc rất lớn vào loại hóa chất sử dụng. Tùy vào từng công đoạn, nước thải lại có những đặc trưng ô nhiễm riêng. Có khoảng 88% nước sử dụng được thải ra dưới dạng nước thải và 12% thoát ra do bay hơi.
Ÿ Tẩy trắng: Nước thải chứa các loại hóa chất tẩy trắng như: NaClO2, H2O2, CH3COOH, NaOH.v.v…
Ÿ Làm bóng, giảm trọng: Nước thải có độ kiềm cao.
Ÿ Nhuộm: Nước thải khâu này ngoài các loại thuốc nhuộm hoạt tính và phân
tán thì còn có các hóa chất trợ nhuộm như chất càng hóa, chất khuếch tán, chất làm đều màu, NaS2O4, Na2CO3, NaOH, CH3COOH, các chất Formandehyde,