Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đàu tư sản xuât thép tại ngân hàng tmcp hàng hải – chi nhánh hà nội (Trang 48 - 50)

III. Ví dụ về thẩm định một dự án thép tại Maritime Bank Hà Nội:

4.1Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư

1. Giới thiệu chung

4.1Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư

* Thực trạng ngành thép Việt Nam

Nhìn chung trong suốt thời gian qua, do hạn chế vốn đầu tư và do thị trường tiêu thụ trong nước còn nhỏ bé, ngành thép VN tuy đã liên tục tăng trưởng với tốc độ cao nhưng mới chỉ tập trung đầu tư sản xuất các sản phẩm thép xây dựng từ khâu thép phế → phôi → thép thành phẩm để đáp ứng nhu cầu cấp bách trong nước. Đây là các sản

phẩm có hiệu quả đầu tư tương đối cao, thu hút được nhiều đối tác nước ngoài bỏ vốn liên doanh. Việc đầu tư sản xuất thép thành phẩm từ quặng sắt và gang  phôi  thép thành phẩm có chất lượng cao hơn ít được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư.

Thực trạng nghành thép Việt Nam :

+ Năng lực sản xuất thấp, chi phí sản xuất lớn, năng suất lao động thấp, mức tiêu hao nguyên liệu, năng lượng cao, chất lượng sản phẩm chưa ổn định.

+ Trang thiết bị của tổng công ty thép phần lớn thuộc thế hệ cũ, trình độ công nghệ thấp hoặc trung bình, thiếu đồng bộ, tự động hóa thấp, quy mô nhỏ.

+ Chưa có các nhà máy hiện đại như khu liên hợp luyện kim làm trụ cột, chủ động sản xuất phôi nên ngành thép Việt Nam chưa đủ sức chi phối và điều tiết thị trường trong nước khi có biến động lớn về giá phôi thép hoặc sản phẩm thép cán trên thị trường khu vực và thế giới.

Các chỉ tiêu kỹ thuật đạt được

Chỉ tiêu Công suất

Luyện thép lò điện 500 ngàn tấn/năm Công suất cán thép 2.6 triệu tấn/năm Luyện cán thép 470 ngàn tấn/năm

Cán thép 760 ngàn tấn/năm

Thép thô 70% công suất thiết kế

Thép cán dài 50% công suất thiết kế Gia công sau cán 90% công suất thiết kế

Qua đó thấy được hai tồn tại cơ bản của ngành thép Việt Nam hiện tại là:

+ Sự mất cân đối giữa phát triển thượng nguồn (khai thác quặng sắt, sử dụng lò cao luyện phôi) và hạ nguồn ( từ phôi ra cán thép)

Các doanh nghiệp chỉ tập trung vào đầu tư các nhà máy cán mà không quan tâm đến đầu tư cho sản xuất phôi trong một thời gian dài. Nguyên nhân là tình trạng bán phá giá phôi thép thị trường thế giới với giá rẻ trong thời gian dài đến tận năm 2000, gây ra nhiều khó khăn cho việc sản xuất phôi của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi đó để sản xuất phôi thì phải đi từ khai thác quặng sắt, đầu tư xây dựng lò cao đòi hỏi nguồn vốn lớn các doanh nghiệp không có vì vậy không thực hiện được.

Việc sản xuất phôi trong nước cũng có sự mất cân đối về nguồn nguyên liệu. Hiện nay, có hai công nghệ sản xuất phôi là sử dụng lò cao(sử dụng nguyên liệu quặng) và lò điện (sử dụng nguyên liệu là thép phế).

+ Sự mất cân đối trong cơ cấu sản phẩm: giữa thép xây dựng và thép kỹ thuật cao.

* Sự cần thiết phải đầu tư

Ngành thép Việt Nam có điều kiện thuận lợi do có nguồn quặng sắt tuy trữ lượng không lớn nhưng nếu được khai thác và xử lý thích hợp sẽ thuận lợi hơn các nước phải nhập quặng. Ngoài ra các nguyên liệu khác phụ trợ trong luyện kim như than coke, đá vôi có thể hoàn toàn đáp ứng trong nước. Mặt khác một trong những hạn chế lớn của ngành công nghiệp Thép hiện nay là vẫn còn phụ thuộc phần lớn và nguồn nguyên liệu nhập khẩu như phôi thép; thép phế liệu tạo ra sự mất ổn định và biến động lớn về nguyên liệu đầu vào giảm khả năng cạnh tranh về giá và tính ổn định lâu dài của các nhà SX trong nước. Hầu hết các nhà máy thép đang hoạt động có công đoạn cán cuối (cán thép) chỉ đạt công suất 200.000 tấn/năm và khả năng quản trị chưa hiệu quả. Việt Nam đang hạn chế phụ thuộc vào nhập khẩu NVL bằng cách chuyển dịch cơ cấu đầu tư tập trung cho các nhà máy có công nghệ sản xuất Thép từ việc tinh chế nguyên liệu quặng. Thép sản xuất từ quặng tinh chế cũng cho chất lượng cao hơn hẳn là tiền đề để sản xuất Thép chất lượng cao - hiện nước ta đang phải nhập khẩu phần lớn.

Xuất phát từ thực trạng của Ngành, Tập đoàn Hoà Phát đã lựa chọn hình thức đầu tư Khu Liên hợp gang thép Hoà Phát với dây chuyền công nghệ xuất phát từ nguồn nguyên liệu chính là quặng sắt, qua các bước tinh chế và làm giàu quặng sẽ cho ra sản phẩm là gang lỏng  phôi thép, giai đoạn I của dự án sẽ sản xuất ra thép xây dựng và khi giai đoạn I đã đi vào vận hành ổn định Chủ đầu tư sẽ tiếp tục triển khai gia đoạn II của dự án là sản suất thép tấm (thép chất lượng cao).

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đàu tư sản xuât thép tại ngân hàng tmcp hàng hải – chi nhánh hà nội (Trang 48 - 50)