Đánh gía công tác thẩm định các dự án đầu tư sản xuất thép tại Maritime

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đàu tư sản xuât thép tại ngân hàng tmcp hàng hải – chi nhánh hà nội (Trang 60)

Bank Hà Nội

1. Những kết quả đạt được

- Trong những năm qua, tín dụng đầu tư dự án của Maritime Bank Hà Nội không ngừng phát triển. Chi nhánh luôn chú trọng công tác thẩm định dự án trước khi cho vay, giải quyết được nhiều hồ sơ vay vốn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện tăng lợi nhuận, mở rộng hoạt động kinh doanh, giúp Chi nhánh ngày càng khẳng định được vị trí trong hệ thống Maritime Bank cũng như trên thị trường.

Một số kết quả khác trong hoạt động đầu tư dự án mà Chi nhánh đạt được:

- Mở rộng danh mục đầu tư dự án, đặc biệt là cho vay dự án đầu tư với các nhóm khách hàng mà hoạt động kinh doanh có độ an toàn cao; hạn chế cho vay đối với nhóm khách hàng hoạt động kinh doanh có độ rủi ro cao, kém hiệu quả.

- Mở rộng cho vay dự án đối với các ngành kinh tế mũi nhọn, mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định; cho vay dự án thận trọng đối với các mặt hàng có nhiều biến động về thị trường, giá cả.

- Hoạt động đầu tư dự án của Chi nhánh đã giúp các doanh nghiệp cung ứng vốn kịp thời cho nền kinh tế, giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn để đầu tư mới hay mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo không bỏ lỡ cơ hội đầu tư.

- Quy trình thẩm định và cho vay dự án được triển khai tại Chi nhánh bảo đảm tuân thủ chặt chẽ theo quy định của Maritime Bank, có sự phối hợp tổ chức điều hành thẩm định dự án linh hoạt giữa các phòng ban.

- Bảo đảm tính chuyên môn hóa, tách bạch rõ ràng giữa các bộ phận tiếp xúc khách hàng, thẩm định dự án và phê duyệt đầu tư.

2. Những hạn chế

2.1. Hạn chế về phương pháp thẩm định

- Việc đánh giá dự án trong điều kiện rủi ro được thực hiện nhưng chưa kỹ lưỡng và sâu sắc. Tuy đã có một số phương pháp đánh giá rủi ro được đưa vào áp dụng, nhưng các phương pháp này hầu hết là các phương pháp cũ, chưa đánh giá được tác động của sự thay đổi nhiều nhân tố đến dự án, và các kết quả có thể xảy ra nếu co nhiều rủi ro cùng xảy ra một lúc. Một số phương pháp đánh giá rủi ro hiện đại, tổng quát chưa được áp dụng như phương pháp phân tích theo kịch bản, phương pháp phân tích xác suất…Không những vậy, khi phân tích rủi ro, cán bộ thẩm định lại chỉ xét đến sự thay đổi của các yếu tố như giá cả, sản lưọng, chi phí…mà chưa tính đến sự thay đổi của các yếu tố khác như thuế, cung cầu sản phẩm.

2.2. Hạn chế về nội dung thẩm định

- Thẩm định doanh thu – chi phí: Chi phi, giá bán sản phẩm cảu dự án được áp dụng, tính toán cho cả đời dự án, không thay đổi. Điều này hoàn toàn không hợp lý đối với nền kinh tế đang biến động ngày một mạnh mẽ, và nhất là trong xu thế hội nhập hiện nay

- Chưa coi trọng đánh giá tác động môi trường

Bản chất của công tác ĐTM là tìm hiểu, dự báo các tác động môi trường và tác động xã hội tiêu cực, đề xuất giải pháp ngăn ngừa, hạn chế các tác động này khi dự án được thực hiện, đảm bảo dự án không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn thúc đẩy phát triển an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, một bộ phận các chủ đầu tư chưa nhận thức được ý nghĩa của công tác này, ngay cả khi các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực du lịch sinh thái, tức là có tác động mạnh đến môi trường tự nhiên. Họ thường coi yêu cầu lập báo cáo ĐTM như là một thủ tục trong quá trình chuẩn bị hoặc thực hiện dự án. Vì vậy, khi được yêu cầu lập báo cáo ĐTM, họ chỉ làm lấy lệ, chú trọng làm cho đủ thủ tục để dự án được thông qua chứ không quan tâm đến những tác động và nguy cơ môi trường thực sự.

- Tài sản bảo đảm của Khách hàng đảm bảo cho khoản vay đầu tư dự án còn thấp, đối với tài sản bảo đảm tại Chi nhánh thì thủ tục chưa chặt chẽ, giá trị tài sản chưa tương xứng với giá trị thực tế của tài sản.

2.3. Hạn chế về thu thập thông tin

Để có được một quyết định đầu tư dự án đúng đắn, thì cần phải có thông tin và thông tin đó phải đảm bảo chất lượng. Thế nhưng, vì những lí do khác nhau, tại Maritime Bank Thành Công nói riêng cũng như toàn hệ thống Maritime Bank nói chung trong hoạt động đầu tư dự án đã tồn tại tình trạng những người ra quyết định cấp tín dụng đầu tư dự án có được các thông tin rất hạn chế cả về số lượng những chất lượng.

Các thông tin khác về dự án, khách hàng chủ yếu được cán bộ thẩm định tìmt trên internet, báo chí,…Các thông tin này cần phải được xử lý, chọn lọc nếu muốn sử dụng, nhưng nhiều khi nó dược sử dụng ngay không qua chọn lọc. Điều này rất dễ dẫn đến quyết định cho vay sai gây hậu quả nghiêm trọng.

2.4. Hạn chế về nguồn nhân lực

Khả năng phân tích ngành còn yếu, đặc biệt là phân tích ngành về du lịch sinh thái.

Khả năng phân tích triển vọng ngành/ lĩnh vực và mặt hàng kinh doanh tại Chi nhánh còn yếu, ảnh hưởng rất lớn đến việc thẩm định dự án để có căn cứ chính xác

trong việc ra quyết định đầu tư. Đặc biệt là khả năng phân tích các sản phẩm mới, hoặc phân tích các dự án du lịch sinh thái trung và dài hạn. Do đó vẫn tồn tại tình trạng bỏ qua các dự án mới có mức độ rủi ro thấtp nhưng lại đầu tư vào các doanh nghiệp, các sản phẩm du lịch sinh thái đã quen thuộc nhưng có mức độ rủi ro cao hơn. .

3. Nguyên nhân của những hạn chế

* Nguyên nhân thuộc về ngân hàng

Một là, Chính sách cho vay chưa thực sự hoàn thiện.

Mặc dù Maritime Bank đã có chính sách đầu tư dự án đúng đắn, tuân thủ quy định của pháp luật và NHNN, phù hợp với tình hình môi trường kinh doanh và khả năng nguồn lực của mình, tuy nhiên, chính sách này vẫn còn hạn chế ở khâu thẩm định và khâu tiếp xúc khách hàng, đó là vấn đề thu thập thông tin không đầy đủ cung cấp cho bộ phận khách hàng, thậm chí phải tiếp xúc với khách hàng gây phiền hà, tạo tâm lý khó chịu cho khách hàng. Ngoài ra, danh mục đầu tư dự án chưa cụ thể cho từng loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực đầu tư đối với từng địa bàn đầu tư

Hai là, nguồn thông tin không đầy đủ và thiếu độ tin cậy.

Hiện nay, nguồn thông tin ngân hàng thu thập được chủ yếu vẫn dựa vào thông tin do khách hàng cung cấp. Nhưng nguồn thông tin này nhiều khi không đầy đủ, không chính xác, thống nhất và phụ thuộc nhiều vào chủ đầu tư.

Ngoài ra, thông tin còn được thu thập từ cơ sở dữ liệu nội bộ Maritime Bank và trung tâm CIC – NHNN. Cơ sở dữ liệu nội bộ Maritime Bank hiện nay mới chỉ cung cấp được thông tin về doanh số, dư nợ của các khách hàng đã có quan hệ với Maritime Bank hoặc 1 số tổ chức tín dụng khác. Trung tâm CIC – NHNN thì cung cấp thông tin hoặc không đầy đủ, hoặc lạc hậu, hoặc kém chất lượng, không kịp thời và rời rạc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ba là, số lượng cán bộ chưa theo kịp yêu cầu.

Số lượng cán bộ thẩm định của Chi nhánh khá mỏng (chỉ có 3 cán bộ thường xuyên phụ trách mảng thẩm định) nên cường độ làm việc của cán bộ tín dụng thời gian qua khá căng thẳng, do sức ép về thời gian nên cán bộ tín dụng mới chỉ thẩm định những chỉ tiêu và phương pháp cơ bản nhất phù hợp với dự án mà không thể thực hiện đầy đủ, toàn diện tất cả nội dung. Mặt khác, do tuổi đời của cán bộ thẩm định còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm và các mối quan hệ xã hội cũng như kiến thức kinh tế tổng hợp. Ngoài ra công tác đào tạo nghiệp vụ của Chi nhánh chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, chưa có chương trình đào tạo cơ bản, phát triển tổng thể cho nhân viên Chi nhánh.

Mặc dù rất chú tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên, nhưng các chế độ đãi ngộ đối với nhân viên tại Chi nhánh chưa thực sự hiệu quả, chưa phát huy hết năng lực và sự cống hiến của nhân viên.

Bốn là, Công tác tổ chức điều hành của Maritime Bank Hà Nội trong hoạt động đầu tư dự án chưa thực sự tối ưu.

Hiện nay, mặc dù quy trình nghiệp vụ tín dụng và hướng dẫn thẩm định dự án đầu tư đã được ban hành làm cơ sở cho việc thẩm định nhưng việc tổ chức thực hiện còn chưa tốt. Sự phối hợp giữa các bộ phận thông tin tín dụng và bộ phận tín dụng chưa tốt dẫn đến quá trình thu thập thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác, thiếu cập nhật. Ngoài ra, Chi nhánh cũng chưa phát động mạnh mẽ phong trào nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thẩm định, chưa có kế hoạch đúc rút kinh nghiệm, tổng kết các kết quả, các chỉ tiêu, định mức qua các dự án đã được cho vay.

Năm là, trang thiết bị công nghệ còn thiếu.

Hiện tại, các chương trình phần mềm hiện đại hóa công nghệ ngân hàng (dự án Silverlake, World Bank) mới chỉ triển khai được mảng hạch toán, theo dõi cho vay và dịch vụ bán lẻ. Mảng thẩm định chưa có được một chương trình phần mềm nào riêng phục vụ cho công tác này. Hầu hết cán bộ thẩm định vẫn sử dụng chương trình EXCEL trên máy tính để tự tính toán nên hiệu quả cả về thời gian và chất lượng chưa cao.

* Nguyên nhân thuộc về Chủ đầu tư

Chi nhánh sẽ gặp hai trở ngại chính từ phía chủ đầu tư, đó là sự hạn chế về trình độ lập – thẩm định dự án đầu tư và sự thiếu sự trung thực, lành mạnh trong việc cung cấp thông tin cho cán bộ tín dụng.

Tính trung thực của chủ đầu tư, tính trung thực và lành mạnh của các thông tin về dự án cũng ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án vay vốn của ngân hàng và do đó ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay theo dự án.

* Nguyên nhân khác

Thứ nhất, Hệ thống cơ chế chính sách chưa hoàn thiện

Sự chồng chéo trong hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư – ngân hàng – tài chính, sự lơi lỏng trong công tác quản lý, kiếm tra của các cơ quan Nhà nước là một khó khăn cho ngân hàng khi thẩm định dự án, dễ dàng tạo nên những khe hở tiêu cực. Hơn nữa, các văn bản được ban hành thường xuyên có sự thay đổi làm cho việc đánh giá dự án cũng như việc dự đoán, dự báo các tình hình đều không chính xác, dẫn đến ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của dự án.

Thứ hai, Sự hợp tác trong ngành ngân hàng còn yếu

Thời gian vừa qua, do sự tác động của điều kiện thị trường nên sự cạnh tranh giữa các ngân hàng về huy động vốn và sử dụng vốn diễn ra hết sức gay gắt. Chính lý do này khiến cho sự hợp tác, trao đổi thông tin giữa các ngân hàng với nhau và với Ngân hàng Nhà nước trong các hoạt động ngân hàng nói chung và trong công tác thẩm

định dự án đầu tư nỏi riêng còn rất hạn chế. Điều này ảnh hưởng tới chất lượng nguồn thông tin thu thập được.

Thứ ba, Các yếu tố kinh tế vĩ mô – môi trường kinh doanh.

Các yếu tố kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, trượt giá, tốc độ tăng giá chung, mức sống, sự thay đổi cung cầu thị trường... liên tục biến động khó lường, ảnh hưởng đến chất lượng thông tin các yếu tố đầu vào, tổng doanh thu, chi phí cũng như dòng tiền của dự án, từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định dự án tại Chi nhánh.

CHƯƠNG III:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐÀU TƯ SẢN XUÂT THÉP TẠI NGÂN HÀNG

TMCP HÀNG HẢI – CHI NHÁNH HÀ NỘI I. Định hướng phát triển trong thời gian tới của Ngân hàng

1. Định hướng chung của Ngân hàng

Căn cứ Nghị quyết số 136/NQ-MSB.HĐQT của HĐQT Ngân hàng TMCP Hàng Hải về việc phê duyệt kế hoạch vốn – tín dụng năm 2010, các chỉ tiêu kế hoạch năm 2010 của Maritime Bank Thành Công cụ thể như sau:

- Tổng nguồn vốn huy động tăng 20% so với 31/12/2009;

- Dư nợ tăng 25% so với 31/12/2009, trong đó tỷ trọng cho vay các DNNVV chiếm 50% trên tổng dư nợ.

+ Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 60,8% + Dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng 10,2%

- Doanh số thanh toán thẻ dự kiến đạt 795.000 USD với tổng số thẻ phát hành dự kiến đạt 20.550 thẻ, mạng lưới ĐVCNT dự kiến là 10 ĐVCNT.

- Tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng.

2. Định hướng trong công tác thẩm định DA sản xuất thép

2.1 Mục tiêu phát triển của ngành thép (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo cam kết gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới ( WTO), từ năm 2010, một số sản phẩm thép sẽ không còn được hưởng ưu đãi và bảo hộ cao về thuế nhập khẩu.Việc bổ sung thêm một số dự án mới về thép trong năm 2010 cũng sẽ làm khoảng cách cung-cầu về thép xa thêm, dẫn đến cạnh tranh khốc liệt giữa các thành phần kinh tế ở thị trường trong nước.

Các sản phâm được xem là có sự cạnh tranh khốc liệt nhất bao gồm: thép xây dựng, thép cuộn cán nguội, ống thép hàn, tôn mạ kim loại, sơn phủ màu. Theo thống kê của VSA, năng lực sản xuất của ngành thép tính tới cuối năm 2009 đạt 1,8 triệu tấn gang từ lò cao, 4,5-4,7 triệu tấn phôi thép vuông, 7 triệu tấn thép xây dựng các loại, 2 triệu tấn thép cuộn cán nguội, 1,2 triệu tấn thép lá được mạ và 1,3 triệu tấn ống thép.

Ước tính của VSA cho biết, năm 2009 lượng tiêu thụ thép khoảng 3,986 triệu tấn thép xây dựng, 300,000 tấn thép cán nguội, 447,000 tấn ống thép và 401,000 tấn tôn mạ.

Như vậy, so với mức tiêu thụ thực tế các sản phẩm thép trong năm 2009, có thể thấy rõ khoảng cách giữa cung và cầu. Các doanh nghiệp thép sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt do cung ngày càng lớn hơn cầu, trong khi vẫn có nhiều dự án thép được đầu tư xây dựng.

Cung ứng phôi thép vuông cho các nhà máy sản xuất thép xây dựng sẽ vượt 60%. Bên cạnh đó, các sản phẩm thép cùng loại, nhưng giá rẻ hơn của Trung quốc, Nga và các nước ASEAN vẫn luôn sẵn sàng thâm nhập thị trường Việt Nam, trong khi hàng rào bảo vệ phải tuân thủ luật quốc tế, tức là phải đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể, chứ không đơn thuần dùng biện pháp cấm hay đánh thuế cao.

Ước tính cả năm 2009, lượng thép thành phẩm nhập khẩu đạt 6,7 triệu tấn, tăng 18%; thép phế liệu đạt 2,3 triệu tấn, tăng 55%; các loại thép lá được mạ, thép cuộn, thép tấm lá đen đều tăng khoảng 20% so với năm ngoái.

Ngành thép tăng trưởng đáng kể trong năm 2009 là nhờ tác động của biện pháp kích cầu kinh tế của Chính phủ. Tuy nhiên, bước sang năm 2010, ngành thép sẽ phải đương đầu với một số khó khăn mới, khi giá các nguyên liệu cơ bản như quặng sắt, than, phôi thép, thép phế, điện năng và một số loại nguyên liệu khác chắc chắn sẽ cao hơn so với năm 2009.

Không chỉ là lộ trình tăng giá theo kế hoạch của ngành điện, than ở trong nước, mà sự tăng giá nguyên, nhiên liệu của ngành thép còn do tình hình kinh tế thế giới có

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đàu tư sản xuât thép tại ngân hàng tmcp hàng hải – chi nhánh hà nội (Trang 60)