Thẩm định kỹ thuật dự án

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đàu tư sản xuât thép tại ngân hàng tmcp hàng hải – chi nhánh hà nội (Trang 52 - 54)

III. Ví dụ về thẩm định một dự án thép tại Maritime Bank Hà Nội:

4.4.Thẩm định kỹ thuật dự án

1. Giới thiệu chung

4.4.Thẩm định kỹ thuật dự án

* Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án:

Dự án lựa chọn đầu tư nhà máy sản xuất thép theo công nghệ thiêu kết – lò cao – lò thổi – lò tinh luyện – đúc liên tục – cán, công suất 320.000 tấn thép thành phẩm/năm (cho 01 dây chuyền khép kín, mở rộng có thể nâng công suất lên gấp đôi). Đây là khu liên hợp có công suất trung bình, phù hợp với tổng mức chi phí đầu tư ban đầu, phù hợp với nguồn nguyên nhiên liệu có thể cung cấp cũng như với hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và với trình độ quản lý và kỹ thuật, công nghệ hiện tại.

Một số sản phẩm chính của dự án như:

+ Sản phẩm phôi thép của nhà máy là các loại phôi vuông có kích thước mặt cắt: 130x130, 150x150 dài 6-12m theo các tiêu chuẩn Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Việt Nam… Gần như toàn bộ phôi thép sản xuất ra sẽ được đưa vào khâu tiếp theo để phục vụ cho công đoạn cán thép.

+ Các loại thép thành phẩm như thép dây Φ6 - Φ10, thép thanh vằn D10 – D55 với chất lượng đạt tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản – JIG, tiêu chuẩn Việt Nam – TCVn, tiêu chuẩn Trung Quốc – GB và tiêu chuẩn Mỹ - ASTM.

* Công nghệ, dây chuyền thiết bị:

Dự án lựa chọn công nghệ của Trung Quốc và Italy, cụ thể: + Đối với luyện gang: sử dụng lò cao dung tích 350m3. + Lò thổi oxy: công suất 30 tấn/mẻ.

+ Dây chuyền cán thép: công nghệ Italy công suất 320.000 tấn/năm.

Thực tế luyện gang ở VN mới chỉ có những lò nhỏ (200m3-300m3), do đó hạn chế trong áp dụng công nghệ tiên tiến. Một số lò cao (400m3-500m3) mới xây dựng được áp dụng tiến bộ kỹ thuật, có chỉ tiêu kỹ thuật cao hơn, nhưng vẫn thuộc loại nhỏ, chỉ phù hợp với điều kiện cung cấp nguyên liệu của các mỏ quặng nhỏ ở miền Bắc và với thực trạng công nghệ ngành thép Việt Nam hiện nay và năng lực tài chính của doanh nghiệp trong nước thì việc lựa chọn công nghệ của CTy CP Thép Hòa Phát là phù hợp.

* Quy mô, giải pháp xây dựng:

Nhà máy luyện thép công suất 320.000 tấn thành phẩm/năm được xây dựng trên lô đất trong khu công nghiệp, lô đất này đã được lựa chọn có diện tích phù hợp với quy hoạch mặt bằng nhà máy theo yêu cầu công nghệ.

Tổng mặt bằng nhà máy được quy hoạch trên cơ sở yêu cầu công nghệ và các tiêu chuẩn quy phạm quy hoạch tổng mặt bằng của Việt Nam. Toàn nhà máy bao gồm 36 hạng mục công trình, chia thành 3 khu chức năng:

+ Khu nhà sản xuất chính: Toàn bộ dây chuyền sản xuất chính của nhà máy luyện thép được đặt ở vị trí trung tâm, dọc theo chiều dài khu đất, bắt đầu từ kho nguyên liệu.

+ Khu nhà xưởng, kho, bãi: gồm các hạng mục khác của nhà máy như xưởng cơ khí, xưởng sửa chữa cơ điện được bố trí phía bắc khu đất gần nhà sản xuất chính để phục vụ cho dây chuyền sản xuất chính.

+ Khu hạ tầng: quy hoạch 01 phần diện tích nhà máy.

+ Giao thông trong nhà máy đảm bảo không chồng chéo, không cắt nhau, thuận lợi về đường nhập nguyên vật liệu đầu vào và đường sản xuất sản phẩm ra đều theo tuyến riêng biệt.

+ Khu vực hành chính của nhà máy như nhà ăn, nhà hành chính được bố trí ở phía trước nhà máy, tạo mặt đứng kiến trúc cho nhà máy. Khu vực này có bố trí ga ra ô tô con và bãi để xe cho khách, cùng với việc quy hoạch trồn cây xanh, tạo cảnh quan tăng thêm vẻ đẹp cho nhà máy.

Phân bổ các công trình xây dựng trên tổng diện tích tối thiểu khu đất là 600.000m2 cụ thể như sau:

> Diện tích xây dựng công trình nhà xưởng: ~ 340.000m2. > Diện tích xây dựng công trình kho bãi: ~ 120.000m2. > Diện tích cây xanh: ~ 60.000m2. > Diện tích đường giao thông: ~ 16.000m2.

> Diện tích đất dự trữ cho mở rộng: ~ khoảng 64.000m2.

* Các vấn đề về ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế:

Theo Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh số 04121000023 ngày 04/09/2007 thì Công ty được hưởng một số ưu đãi như sau:

+ Được miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng theo quy định; được miễn tiền thuê đất 7 năm kể từ ngày dự án hoàn thành đi vào hoạt động.

+ Về thuế thu nhập doanh nghiệp: Được hưởng mức thuế suất 10% trong thời gian 15 năm kể từ khi đi vào hoạt động kinh doanh; được miễn thuế 04 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 09 năm tiếp theo.

* Đền bù,di dân tái định cư, môi trường, phòng cháy chữa cháy:

UBND Tính Hải Dương đã có quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và hỗ trợ khi thu hồi đất xây dựng theo các Quyết định sau:

+ Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 27/03/2008 của UBND Tỉnh Hải Dương v/v Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất xây dựng nhà máy sản xuất gang thép của Công ty CP Thép Hòa Phát tại xã Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn (đợt 1).

+ Quyết định số 1678/QĐ-UBND ngày 19/05/2008 V/v phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất xây dựng Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát (đợt 2).

Theo các quyết định trên thì tổng kinh phí giải phóng mặt bằng ước tính là hơn 30 tỷ đồng.

Hiện nay Công ty CP Thép Hòa Phát chưa cung cấp Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng như phương án phòng cháy chữa cháy của Dự án nên Phòng QHKH 1 chưa có căn cứ đánh giá yếu tố này.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đàu tư sản xuât thép tại ngân hàng tmcp hàng hải – chi nhánh hà nội (Trang 52 - 54)