Định hướng trong công tác thẩm định DA sản xuất thép

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đàu tư sản xuât thép tại ngân hàng tmcp hàng hải – chi nhánh hà nội (Trang 65 - 67)

I. Định hướng phát triển trong thời gian tới của Ngân hàng

2. Định hướng trong công tác thẩm định DA sản xuất thép

2.1 Mục tiêu phát triển của ngành thép

Theo cam kết gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới ( WTO), từ năm 2010, một số sản phẩm thép sẽ không còn được hưởng ưu đãi và bảo hộ cao về thuế nhập khẩu.Việc bổ sung thêm một số dự án mới về thép trong năm 2010 cũng sẽ làm khoảng cách cung-cầu về thép xa thêm, dẫn đến cạnh tranh khốc liệt giữa các thành phần kinh tế ở thị trường trong nước.

Các sản phâm được xem là có sự cạnh tranh khốc liệt nhất bao gồm: thép xây dựng, thép cuộn cán nguội, ống thép hàn, tôn mạ kim loại, sơn phủ màu. Theo thống kê của VSA, năng lực sản xuất của ngành thép tính tới cuối năm 2009 đạt 1,8 triệu tấn gang từ lò cao, 4,5-4,7 triệu tấn phôi thép vuông, 7 triệu tấn thép xây dựng các loại, 2 triệu tấn thép cuộn cán nguội, 1,2 triệu tấn thép lá được mạ và 1,3 triệu tấn ống thép.

Ước tính của VSA cho biết, năm 2009 lượng tiêu thụ thép khoảng 3,986 triệu tấn thép xây dựng, 300,000 tấn thép cán nguội, 447,000 tấn ống thép và 401,000 tấn tôn mạ.

Như vậy, so với mức tiêu thụ thực tế các sản phẩm thép trong năm 2009, có thể thấy rõ khoảng cách giữa cung và cầu. Các doanh nghiệp thép sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt do cung ngày càng lớn hơn cầu, trong khi vẫn có nhiều dự án thép được đầu tư xây dựng.

Cung ứng phôi thép vuông cho các nhà máy sản xuất thép xây dựng sẽ vượt 60%. Bên cạnh đó, các sản phẩm thép cùng loại, nhưng giá rẻ hơn của Trung quốc, Nga và các nước ASEAN vẫn luôn sẵn sàng thâm nhập thị trường Việt Nam, trong khi hàng rào bảo vệ phải tuân thủ luật quốc tế, tức là phải đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể, chứ không đơn thuần dùng biện pháp cấm hay đánh thuế cao.

Ước tính cả năm 2009, lượng thép thành phẩm nhập khẩu đạt 6,7 triệu tấn, tăng 18%; thép phế liệu đạt 2,3 triệu tấn, tăng 55%; các loại thép lá được mạ, thép cuộn, thép tấm lá đen đều tăng khoảng 20% so với năm ngoái.

Ngành thép tăng trưởng đáng kể trong năm 2009 là nhờ tác động của biện pháp kích cầu kinh tế của Chính phủ. Tuy nhiên, bước sang năm 2010, ngành thép sẽ phải đương đầu với một số khó khăn mới, khi giá các nguyên liệu cơ bản như quặng sắt, than, phôi thép, thép phế, điện năng và một số loại nguyên liệu khác chắc chắn sẽ cao hơn so với năm 2009.

Không chỉ là lộ trình tăng giá theo kế hoạch của ngành điện, than ở trong nước, mà sự tăng giá nguyên, nhiên liệu của ngành thép còn do tình hình kinh tế thế giới có chuyển biến thuận lợi hơn năm 2009. Theo nhận định của Hiệp hội Thép thế giới, nhu cầu thép thế giới đã thoát khỏi đáy. Tổng nhu cầu thép thế giới năm 2009 sẽ vào khoảng 1,104 tỷ tấn, giảm 8,6% so với mức 1,207 tỷ tấn năm 2008. So với con số dự báo trước đó là nhu cầu thép thế giới sẽ giảm 14,1% và chỉ đạt mức 1,019 tỷ tấn, thì con số mới công bố được xem là khá lạc quan. Lẽ dĩ nhiên, tăng trưởng của thị trường thép thế giới sẽ khiến các nguyên , phụ liệu của ngành thép không còn ở mức giá thấp như khi diễn ra khủng hoảng. Là nước phụ thuộc khá nhiều vào phôi thép và thép phế nhập khẩu, Việt Nam chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ từ sự hồi phục giá cả này.

2.2 Định hướng cụ thể trong công tác TĐ DA sản xuất thép

- ĐỊnh hướng hoạt động sử dụng vốn của Maritime Bank trong thời gian tới là tiếp tục đẩy mạnh tín dụng một cách vững chắc, có chất lượng trên cơ sở tiếp tục thực hiện các chương trình đầu tư, chú trọng đầu tư các ngành, các lĩnh vực có khả năng cạnh tranh, có thị trường tiêu thụ. Cụ thể Maritime Bank Hà Nội khuyến khích đầu tư

vào các dự án, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả như sản xuất, kinh doanh dịch vụ, du lịch, hàng tiêu dùng... Ngoài các DNNN vốn là khách hàng truyền thống, thời gian tới Maritime Bank Hà Nội tiếp tục phát triển nhóm khách hàng có vốn FDI và nhóm Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) để đa dạng hóa đối tượng khách hàng nhằm mục tiêu an toàn, hạn chế rủi ro.

- Ngoài việc độc lập thẩm định cho vay dự án, Chi nhánh cũng tăng cường phát triển loại hình cho vay đồng tài trợ giữa các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước nhằm chia sẻ rủi ro và học tập kinh nghiệm từ các ngân hàng bạn.

- Hoạt động tín dụng cũng được định hướng phát triển phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn phục vụ cho các dự án lớn có thời hạn tương đối dài. Vấn đề này được đặt ra ngày càng cấp thiết do thực trạng nguồn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Maritime Bank nói riêng là chủ yếu huy động vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn.

- Đặc biệt, riêng đối với các dự án thuộc nhóm ngành thép, Chi nhánh định hướng mục tiêu xử lý dứt điểm các khoản nợ quá hạn trong những năm trước, đồng thời xác định lại danh mục đầu tư và đối tượng đầu tư thuộc nhóm ngành thép, tăng tỷ trọng đầu tư thuộc nhóm ngành thép do đây là nhóm ngành có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai, đồng thời Chi nhánh cũng chú trọng công tác phân tích thị trường và môi trường tự nhiên của dự án, xem xét cẩn thận các báo cáo đánh giá tác động môi trường

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đàu tư sản xuât thép tại ngân hàng tmcp hàng hải – chi nhánh hà nội (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w