Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đàu tư sản xuât thép tại ngân hàng tmcp hàng hải – chi nhánh hà nội (Trang 58 - 60)

III. Ví dụ về thẩm định một dự án thép tại Maritime Bank Hà Nội:

5.Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay

1. Công ty dự kiến sử dụng toàn bộ tài sả n hình thành từ vốn vay, bao gồm tất cả các máy móc thiết bị phục vụ cho dự án làm tài sản bảo đảm cho khoản vay lần này.

- Giá trị dự kiến của TSBĐ: hơn 2.100 tỷ đồng. - Loại tài sản bảo đảm: Nhà xưởng, máy móc thiết bị. - Tính pháp lý: Hợp pháp.

- Mức độ thanh khoản: Do dây chuyền thiết bị có giá trị rất lớn và có tính chất đặc thù nên tính thanh khoản không cao.

Trước mắt Phòng QHKH 1 đề xuất ký hợp đồng thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay trước khi giải ngân, sau đó đến khi các máy móc thiết bị về đến VN thì sẽ tiến hành các thủ tục định giá, ký lại phụ lục hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam.

2. Phòng QHKH 1 đề xuất sử dụng biện pháp bảo đảm bổ sung là bảo lãnh vay vốn của Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát với giá trị tương đương giá trị khoản vay.

Qua xem xét có thể nhận thấy Dự án bên cạnh một số điểm hạn chế nhất định như đã nêu song xét về cơ bản có thuận lợi nhiều hơn. Vậy, để tạo điều kiện cho Doanh nghiệp đầu tư phát triển mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng chiến lược của ngành thép đã được Chính phủ quy hoạch đến năm 2015, tầm nhìn đến 2025. Phòng Khách hàng Doang nghiệp 1 kính trình Ban lãnh đạo Chi nhánh Hà Nội các nội dung cụ thể như sau:

Duyệt cho vay dự án “KHU LIÊN HỢP SẢN XUẤT GANG THÉP HÒA PHÁT” với các nội dung sau:

1. Số tiền cho vay tối đa: 37,500,000 USD (Bằng chữ: Ba mươi bảy triệu, năm trăm nghìn đô la Mỹ).

2. Hình thức cho vay: Các Chi nhánh trong cùng hệ thống Maritime Bank đồng

tài trợ. Chi nhánh Hà Nội xem xét mức vốn tài trợ tối đa cho Dự án trên, phần vốn còn lại sẽ đề nghị Maritime Bank hỗ trợ mời các Chi nhánh trong hệ thống tham gia hợp vốn hoặc kêu gọi đồng tài trợ (trong đó Chi nhánh Hà Nội làm đầu mối).

3. Mục đích vay vốn: Vay thanh toán các chi phí đầu tư Dự án KHU LIÊN HỢP SẢN XUẤT GANG THÉP HÒA PHÁT của Công ty CP thép Hòa Phát.

4. Thời hạn cho vay: 06 năm, trong đó ân hạn 03 năm (ân hạn cả gốc và lãi). 5. Lãi suất cho vay: theo quy định của Ngân hàng tại từng thời kỳ.

6. Thời hạn rút vốn: 12 tháng kể từ ngày ký Hợp đồng tín dụng.

7. Phương thức giải ngân: Ngân hàng giải ngân đối ứng với Doanh nghiệp trên

cơ sở doanh nghiệp tham gia vốn tự có theo tỷ lệ đối ứng lũy kế 68%.

8. Phương thức trả nợ gốc, lãi:

Nợ gốc trả định kỳ 03 tháng 1 lần, chia làm 12 kỳ, ngày trả nợ đầu tiên là ngày cuối cùng của Quý sau 36 tháng kể từ ngày rút vốn vay, lịch trả nợ dự kiến như sau:

Quý I Quý II Quý III Quý IV Tổng cộng

Năm 1 2,500,000 2,500,000 2,500,000 2,500,000 10,000,000

Năm 2 3,125,000 3,125,000 3,125,000 3,125,000 12,500,000

Năm 3 3,750,000 3,750,000 3,750,000 3,750,000 15,000,000 Tổng 9,375,000 9,375,000 9,375,000 9,375,000 37,500,000

Lãi trả định kỳ theo nợ gốc.

Phòng Khách hàng Doanh nghiệp sẽ tiến hành ký phụ lục xác định lịch trả nợ cụ thể với khách hàng sau khi khách hàng rút hết toàn bộ vốn vay hoặc khi kết thúc thời hạn rút vốn.

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đàu tư sản xuât thép tại ngân hàng tmcp hàng hải – chi nhánh hà nội (Trang 58 - 60)