Đánh giá tìnhhình huy động vốn qua 3 năm(2006-2008) của PGD Tháp Mườ

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP " PHÂN TÍCH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH THÁP MƯỜI – BIDV ĐỒNG THÁP " pdf (Trang 35 - 36)

d. Tổ Quan hệ khách hàng

4.1.2.Đánh giá tìnhhình huy động vốn qua 3 năm(2006-2008) của PGD Tháp Mườ

Tháp Mười

Công tác huy động vốn là một trong những nghiệp vụ không thể thiếu của các NH nói chung và của PGD Tháp Mười nói riêng luôn quan tâm và tích cực trong việc áp dụng nhiều hình thức huy động vốn (như nhận tiền gửi tại nhà, tăng cường tiếp thị, chăm sóc khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi…). Công tác huy động vốn đã được xác định là một trong những mục tiêu quan trọng đặc biệt là trong hoạt động tín dụng, Ban lãnh đạo cùng cán bộ được phân công trực tiếp đi tiếp thị, cá nhân trên địa bàn… thường xuyên thông tin và khuyến khích các cá nhân, các tổ chức, doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi và thanh toán qua NH. Từ đó đã tập trung và thu hút nguồn vốn khá lớn để đầu tư cho vay phát triển kinh tế địa phương.

Dựa vào sự linh hoạt trong công tác huy động vốn với nhiều mức lãi suất khác nhau mà PGD Tháp Mười đã thu hút lượng tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế ngày một tăng, vốn huy động trong tổng nguồn vốn năm sau luôn cao hơn năm trước. Sự gia tăng của nguồn vốn huy động của NH qua 3 năm chủ yếu là do sự gia tăng của TGTK và TGTCTD.

4.1.2.1.Tiền gửi của các tổ chức tín dụng

Theo mục I.1 (Bảng 2) trong năm 2008 để thực hiện mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn mà Chi nhánh đã đề ra, PGD Tháp Mười đã quan tâm đặc biệt đến nguồn vốn tiền gửi doanh nghiệp, NH đã dùng nhiều biện pháp để lôi kéo và khuyến khích khách hàng về vay vốn như: Tạo mối quan hệ với các tổ chức nhà nước như trường học, bệnh viện… bằng cách trả lương cho nhân viên qua tài khoản ATM và ưu tiên về lãi suất cho họ, đã thực sự lôi cuốn khách hàng là đơn vị doanh nghiệp về gửi tại PGD Tháp Mười. Vì thế trong năm 2008 số dư tiền gửi doanh nghiệp tăng so với năm 2007 là 10.657 triệu đồng với tốc độ tăng hơn 10 lần so với năm 2007.

Tiền gửi không kỳ hạn trong năm 2007 tăng so với năm 2006 là rất ít chỉ có 80 triệu đồng với tốc độ tăng 8,42%, đến năm 2008 thì khoản tiền gửi này vẫn tiếp tục. Khoản tiền gửi này tăng lên là nhờ vào ban Giám Đốc và các phòng ban có liên quan đã nắm bắt được tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp nên đã cử người trực tiếp xuống đơn vị để vận động tiền bán hàng gửi vào tài khoản, đồng thời trong năm 2008 NH đã cải tiến hệ thống thanh toán bằng nhiều hình thức như: Thanh toán điện tử cực nhanh làm lợi cho khách hàng thanh toán, Ngoài ra trong năm 2008 NH ký hợp tác với đơn vị đền bù giải tỏa để thực hiện việc trả tiền cho những đơn vị, bù lại nguồn tiền của đơn vị gởi vào tài khoản tiền gửi của NH do đó nguồn vốn huy động của NH tăng cao. Bên cạnh đó thì các nhân viên kế toán luôn luôn vui vẻ, niềm nở, giải thích kịp thời những vướng mắc mà khách hàng chưa hiểu, từ đó tạo được uy tín cho NH đối với khách hàng.

Bên cạnh đó theo chủ trương của tỉnh là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và xí nghiệp phát triển. Nên trong những năm qua số lượng doanh nghiệp kinh doanh mua bán tăng lên trên địa bàn. Từ đó nhu cầu về thanh toán qua lại giữa họ là rất lớn. Để thuận tiện cho việc thanh toán của mình đã mở tài khoản tiền gửi ở NH đáp ứng nhu cầu kinh doanh.

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP " PHÂN TÍCH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH THÁP MƯỜI – BIDV ĐỒNG THÁP " pdf (Trang 35 - 36)