Phân tích nợ xấu

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP " PHÂN TÍCH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH THÁP MƯỜI – BIDV ĐỒNG THÁP " pdf (Trang 64 - 69)

60000 Triệu đồng

4.2.6. Phân tích nợ xấu

Nợ xấu luôn là vấn đề được các NH đặc biệt quan tâm. Bởi vì trong môi trường kinh doanh tiền tệ biến động mạnh như hiện nay thì sẽ có nhiều nguy cơ rủi ro tiềm ẩn mọi lúc, mọi nơi. Rủi ro tín dụng có thể xuất phát từ nguyên nhân khách quan như: Thiên tai, lũ lụt, những diễn biến không thuận lợi của hoạt động sản xuất kinh doanh... Do đó một nhà quản trị giỏi đến đâu cũng không thể khẳng định rằng NH mình không có nợ xấu. Chính vì thế các NH luôn tìm mọi biện pháp để phòng ngừa và hạn chế sự phát sinh nợ xấu đến mức thấp nhất. Nợ xấu phản ánh chất lượng tín dụng hoạt động của NH. Để đánh giá được tình hình nợ xấu ngắn hạn của PGD Tháp Mười chúng ta hãy xem xét và phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn theo ngành và nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế.

Nợ xấu theo ngành kinh tế tại PGD Tháp Mười

Bảng 11: TÌNH HÌNH NỢ NỢ XẤU THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI PGD THÁP MƯỜI QUA 3 NĂM (2006-2008)

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Tổ quan hệ khách hàng)

Số Tiền Chênh lệch2007/2006 Chênh lệch2008/2007 Chỉ Tiêu

2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền %

Nông – Lâm Thủy sản 25 196 - 171 684 (196) (100)

Công nghiệp – Xây dựng - - - -

Thương nghiệp - 250 160 250 - (90) (36)

Khác 150 - 125 (150) (100) 125 -

Qua 3 năm qua nợ xấu của PGD Tháp Mười có sự biến đổi. Cụ thể năm 2007 tổng nợ xấu ngắn hạn đạt 446 triệu đồng tăng 271 triệu đồng tức tăng 154% so với năm 2006. Sang năm 2008 nợ xấu giảm và đạt 285 triệu đồng giảm 161 triệu đồng hay giảm 36,10% so với năm 2007. Trong đó:

+ Đối với ngành nông nghiệp: Năm 2006 nợ xấu là 25 triệu đồng chiếm tỷ trọng 14,29% trên tổng nợ xấu ngắn hạn. Năm 2007, nợ xấu là 196 triệu đồng tăng 171 triệu đồng tức tăng 684% so với năm 2006 và chiếm 43,95% trong tổng số nợ xấu. Đến năm 2008 nợ xấu là không còn nữa cho ta thấy được công tác thu hồi nợ của NH rất có hiệu qủa. Nguyên nhân là do cán bộ tín dụng làm việc rất nhiệt tình cộng với năm 2008 bà con nông dân được mùa và trúng giá làm nên có khả năng trả nợ cho NH.

+ Đối với ngành công thương (thương nghiệp): Năm 2007 dư nợ ngành này đạt 250 triệu đồng tức tăng 250% so với năm 2006 và chiếm tỷ trọng là 56,05%. Đến năm 2008 dư nợ xấu của ngành này giảm xuống đạt 160 triệu đồng giảm 90 triệu đồng tức tương đương giảm 36% so với năm 2007. Sở dĩ số liệu có những biến động to lớn như vậy là do sự bất ổn của thị trường gần đây ảnh hưởng không nhỏ đến việc mua bán của các doanh nghiệp.

+ Đối với công nghiệp – xây dựng: Ta thấy lĩnh vực này không có nợ xấu. Điều này phản ánh được sự họat động có hiệu quả của các công ty xây dựng. Đây cũng là một tín hiệu vui cho việc phát triển kinh tế ở địa phương.

+ Một số ngành kinh tế khác: Chiếm tỉ trọng tương đối trong tổng dư nợ ngắn hạn và nó cũng biến đổi không đều. Điều này cho thấy họat động của các lĩnh vực này cũng tương đối khó khăn và nó cũng chịu sự chi phối của những biến động của nền kinh tế.

Từ kết quả trên ta thấy nợ xấu của chi nhánh qua 3 năm là có sự biến động rất không ổn định, nó phản ánh tình hình thị trường đang bất ổn và ảnh hưởng đến nền kinh tế. Tuy nhiên, nợ xấu trong năm 2008 có xu hướng giảm mạnh gần 40%, điều này đạt được là do công tác thẩm định của cán bộ tín dụng ngày được nâng cao. Nhân viên tín dụng sàng lọc, lựa chọn khách hàng có uy tín để cho vay và xem xét những hộ này để tăng hạn mức tín dụng lên. Đồng thời, hạn chế giải quyết đối với các hộ có nguy cơ mất khả năng thanh toán nhằm giảm bớt rủi ro.

Bên cạnh đó cán bộ tín dụng đã đánh giá đúng đối tượng cho vay, do đó giảm được rủi ro, tăng doanh số thu nợ.

Nhìn chung, chất lượng tín dụng tại PGD được đánh giá là tốt. Có được kết quả khả quan như trên là nhờ vào nỗ lực trong việc thu hồi và xử lý nợ xấu của cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó việc tăng cường công tác thẩm định, kiểm soát trong quá trình cho vay cũng góp phần hạn chế phát sinh nợ xấu. Cần lưu ý rút kinh nghiệm và chú trọng đến chỉ tiêu an toàn tín dụng, nâng cao chất lượng việc thu hồi nợ để giảm dần nợ xấu.

Tóm lại, rủi ro tín dụng là vấn đề không thể tránh khỏi. Tuy nhiên trong những năm qua NH đã tìm mọi cách để giảm tình trạng nợ xấu, hạn chế rủi ro tín dụng nhằm sử dụng vốn có hiệu quả.

Từ đó để có thể đạt được kết quả tốt hơn nữa về nợ xấu ngắn hạn của NH trong những năm tới. NH cần có biện pháp tốt về việc xử lý nợ xấu nông nghiệp và phải cẩn thận hơn nữa khâu thẩm định cho vay không được lơ là cho qua bất cứ giai đoạn nào. PGD phải căn cứ vào diễn biến của tình hình như: Tình hình kinh tế - xã hội, thời tiết, mà có chính sách cho vay thích hợp hơn. Sau đây là biểu đồ về tình hình nợ xấu ngắn hạn theo ngành của NH qua 3 năm:

0 50 100 150 200 250 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm

Nông – Lâm Thủy sản Công nghiệp – Xây dựng Thương nghiệp Khác

Hình 15: Biểu đồ tình hình nợ xấu ngắn hạn theo ngành của PGD Tháp Mười- BIDV Đồng Tháp qua 3 năm (2006-2008)

+ Về nợ xấu/ dư nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh trực tiếp hiệu quả về việc thẩm định khách hàng, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của cán bộ tín dụng và cũng gián tiếp

Bảng 12: TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN TRÊN TỔNG DƯ NỢ NGẮN HẠN TẠI PGD THÁP MƯỜI (2006-2008) ĐVT: % Năm Chỉ số nợ xấu 2006 2007 2008

Nông – Lâm Thủy sản 0,44 3,1 0.00

Công nghiệp – Xây dựng - - -

Thương nghiệp - 1,26 0,38

Khác 3,9 - 2,05

Tổng cộng 0,5 1,51 0,44

(Nguồn: Tổ quan hệ khách hàng)

Tỷ lệ nợ xấu của ngành nông lâm thủy sản năm 2006 là 0,44% nằm trong mức quy định của NH nhưng sang năm 2007 thì tăng lên 3,20% vẫn còn nằm trong mức quy định của NHNN nhưng vượt qua mức quy định của BIDV nguyên nhân là do tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến dộng như giá xăng dầu tăng cao dịch vàng lùn, lùn xoắn lá xảy ra ở hầu hết các xã trong huyện làm ảnh đến tình hình sản xuất của bà con nông dân do đó làm cho tỷ lệ nợ nợ xấu tăng. Thêm vào dó là doanh số cho vay năm 2007 giảm và doanh số thu nợ năm 2007 giảm nhưng tốc độ giảm của doanh số thu nợ nhiều làm dư nợ giảm trong khi đó nợ xấu tăng cao nên làm cho tỷ lệ nợ xấu năm 2007 cao. Sang năm 2008 ngành nông nghiệp không còn nợ xấu đó là một dấu hiệu tốt cho thấy công tác thu nợ và các biện pháp thu hồi nợ của cán bộ tín dụng có hiệu quả.

Công nghiệp – xây dựng: không có nợ xấu nhưng NH cũng phải duy trì và đẩy mạnh cho vay trong lĩnh vực này, và phải thường xuyên tìm hiểu và theo dõi món vay trong lĩnh vực này. Để đề phòng rủi ro tiềm ẩn.

Đối với ngành thương nghiệp thì năm 2007 bắt đầu xuất hiện tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu là 1,26% như trên đã phân tích là tình kinh tế xã có nhiều bất ổn do đó cán bộ tín dụng NH cần phải dự đoán trước những rủi ro có thể xảy ra với khách hàng của mình và tìm phương án thích hợp để giảm tình trạng nợ xấu. Đến năm 2008 tỷ lệ nợ xấu của ngành này giảm xuống chỉ còn 0,38% điều này cho ta thấy nổ lực của cán bộ NH trong công cuộc thu nợ và lựa chọn khách hàng để

Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn của NH năm 2006 là 0,55%, năm 2007 là 1,55 và năm 2008 là 0,44% đây là những con số nằm dưới hạn mức cho phép (theo quy định của NH Nhà nước, các NH chỉ được phép có nợ xấu / dư nợ dưới 5%) riêng hệ thống BIDV là dưới 3%. Chúng ta biết rằng khi NH bước vào hoạt động cũng như các doanh nghiệp khác khi hạch định dự án đầu tư thì người hoạch định bao giờ cũng nghĩ tới một mức độ rủi ro và rủi ro ở mức nào thì tùy thuộc vào môi trường hoạt động của dự án và sự đánh giá chính xác của người hoạch định dự án đó. Tuy nhiên, mức rủi ro không thể nào bằng không vì không lúc nào cũng theo ý muốn của nhà kinh doanh mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan bên ngoài khác hay còn gọi là rủi ro thị trường. Hơn nữa hoạt động của NH là hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ, có tính nhạy cảm cao và nhiều rủi ro nhất nên với tỷ lệ nợ xấu như trên là có thể chấp nhận được. Hơn nữa tỉnh Đồng Tháp là một tỉnh có trên 80% dân số sống bằng nghề nông, sản phẩm chính là cây lúa mà lại luôn bị ảnh hưởng lũ lụt nên thu nhập của người dân không cao từ đó ảnh hưởng tới hoạt động của NH.

Tuy nhiên, nợ xấu của NH vẫn còn phát sinh là do 3 năm qua, hoạt động cho vay của PGD gặp nhiều khó khăn nhất định do sự cạnh tranh lãi suất giữa các NH thương mại trên cùng địa bàn ngày càng gay gắt, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp tăng trưởng chậm, nhu cầu vay vốn chưa cao. Bên cạnh đó các doanh nghiệp trọng điểm lại kinh doanh kém hiệu quả.

Mặc dù chi nhánh luôn áp dụng các biện pháp tích cực để đảm bảo khả năng an toàn vốn vay nhưng trước thực trạng kinh doanh kém hiệu quả của các doanh nghiệp nên dư nợ của NH vẫn xuất hiện và có xu hướng giảm dần.

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP " PHÂN TÍCH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH THÁP MƯỜI – BIDV ĐỒNG THÁP " pdf (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)