d. Tổ Quan hệ khách hàng
4.1.2.2. Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm là phần tiền nhàn rỗi trong dân cư, NH huy động được từ khoản này tăng giảm qua 3 năm và có tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn huy động của NH. Theo mục I.2 (Bảng 2), năm 2007 huy động tiền gửi tiết kiệm chiếm 33,28%, năm 2007 chiếm 32,89%, và năm 2008 chiếm 35,36% trong tổng
nguồn vốn huy động. Tình hình số tiền huy động được qua các năm như sau: năm 2006 là 3.000 triệu đồng, năm 2007 là 1.904 triệu đồng giảm 1.090 triệu đồng với tốc độ giảm 36,53% so với năm 2006 và tăng mạnh vào năm 2008 với số tiền huy động được là 9.013 triệu đồng tăng 7.719 triệu đồng với tốc độ tăng 397,57% so với năm 2007. Loại tiền gửi này tăng là nhờ vào việc NH có các chính sách hợp lí như: NH và đội ngũ nhân viên NH có những giải thích để thuyết phục người dân gửi tiền nhàn rỗi của mình vào NH, kết hợp với thái độ phục vụ tốt đã giúp khách hàng tìm đến NH để gửi tiền. Nhưng lượng tiền gửi vào không nhiều vì do đặc thù của vùng là vùng thuần nông. Do đó ngân hàng cần phải nổ lực hơn nữa trong việc huy động tiền nhãn rỗi trong dân.
Tiền gửi có kỳ hạn:
Tiền gửi có kỳ hạn trong năm 2007 giảm so với năm 2006 là 990 triệu đồng với tốc độ giảm 63,87%, đến năm 2008 thì khoản tiền gửi này tiếp tục giảm là 475 triệu đồng với tốc độ giảm 84,82%. Khoản tiền gửi này giảm là do trong những năm qua do môi trường kinh doanh gặp nhiều khó khăn như ảnh hưởng của giá cả nhiều mặt hàng tăng đột biến (giá vàng, xăng dầu, các mặt hàng tiêu dùng khác)… Do đó, đời sống của người dân trên địa bàn gặp nhiều khó khăn lượng tiền nhàn rỗi trong dân giảm xuống. Thêm vào đó, do người dân trên địa bàn đa số là nông dân nên thoái quen mua vàng để dành ở nhà có từ lâu, và giá vàng trong những năm qua tăng nhiều làm cho họ dùng lượng tiền dư của mình đổ xô nhau đi mua vàng về để dành. Nên lượng tiền gửi có kỳ hạn đã giảm xuống trong những năm qua tại đơn vị. Nhưng lượng tiền này gồm có tiền gửi ngắn hạn và tiền gửi trung và dài hạn thể hiệ rõ qua biểu đồ sau:
Hình 3: Biểu đồ thể hiện tình hình TGTK ngắn hạn so với TGTK trung, dài hạn của PGD Tháp Mười qua 3 năm (2006-2008)
Về tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn:
Qua biểu đồ trên ta thấy tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng TGTK và giảm đều qua ba năm, năm 2007 giảm so với năm 2006 là 60,00% số tuyệt đối là 390 triệu đồng, sang năm 2008 TGTK ngắn hạn giảm so với năm 2007 là 88,46% số tuyệt đối là 230 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm 2007 và 2008 tình hình kinh tế có nhiều biến động như giá vàng tăng nhiều do đó người dân kỳ vọng là giá vàng sẽ tăng cao hơn nữa vào thời gian tới nênhọ tập trung tiền vào đầu tư vàng hay ngoại tệ.
Thêm vào đó, Tháp Mười là huyện thuần nông có hơn 80% dân số sống bằng nghề nông nên lượng tiền nhàn rỗi của việc chuyển vụhọ thường mang đến ngân hàng gửi nhưng do năm 2007 và 2008 tình hình xuất khẩu gạo và cá da trơn gặp vấn đề nên lượng hàng tồn đọng trong dân nhiều do đó hàng hóa thì chất đầy nhà còn người dân thì không có tiền để tiếp tục cho vụ sau. Làm cho những thương nhân buôn bán phục vụ sản suất nông nghiệp như cửa hàng vật tư nông nghiệp, phân bón, thức ăn gia súc cũng bị ảnh hưởng theo. Nên lượng tiền TGTK ngắn hạn tại đơn vị giảm qua 3 năm.
Về TGTK trung và dài hạn:
Tiền gửi tiết kiệm trung, dài hạn giảm đều qua 3 năm và năm sau giảm nhiều hơn năm trước, năm 2007 giảm 66,67% (tuyệt đối 600 triệu đồng), năm 2008 giảm 81,17% (số tuyệt đối 245 triệu đồng). Nguyên nhân là do ảnh hưởng
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 Triệu Đồng 2006 2007 2008 Năm Ngắn hạn Trung, dài hạn tổng TGTK có kỳ hạn
xăng dầu, các mặt hàng tiêu dùng khác làm cho đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó là năm 2007 và 2008 tình hình lạm phát nước ta cao lãi suất tiền gửi của ngân hàng tăng không nhiều do đó làm cho lãi suất tiền gửi thực của ngân hàng giảm nên người dân không gửi tiết kiệm tại ngân hàng mà họ tập trung đầu tư vào tài sản ít bị ảnh hưởng bởi tình hình lạm phát cao của nước ta hiện nay. Tuy nhiên, cũng còn phần lớn hộ làm ăn khá giả còn e ngại và chưa từng làm quen với việc gửi tiền vào NH, chưa thấy được lợi ích của việc gửi tiền và họ thường cất tiền bằng cách mua vàng. Vì vậy, Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa nguồn vốn huy động từ các hộ gia đình, vì đây là khách hàng tiềm năng lớn mà NH cần khai thác trong thời gian tới.
Ở Tháp Mười hiện nay, dân cư trên địa bàn còn nghèo, thu nhập và mức sống còn thấp nên tích lũy trong dân cư còn hạn chế, nhu cầu gửi tiền không nhiều, bên cạnh đó các tổ chức kinh tế còn ít, lượng tiền gửi thanh toán không đáng kể và do người dân còn nặng về thói quen giao dịch bằng tiền mặt hơn là giao dịch qua NH. Thêm vào đó, còn phần lớn hộ làm ăn khá giả còn e ngại và chưa từng làm quen với việc gửi tiền vào NH, chưa thấy được lợi ích của việc gửi tiền và họ thường cất tiền bằng cách mua vàng và cất trong tủ. Vì vậy, NH cần quan tâm hơn nữa nguồn vốn huy động từ các hộ gia đình, vì đây là khách hàng tiềm năng lớn mà NH cần khai thác trong thời gian tới. Do đó, tuy đã tích cực trong công tác huy động vốn nhưng nguồn vốn huy động không tăng.