Phân tích tìnhhình cho vay vốn ngắn hạn tại PGD Tháp Mười 1 Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn theo ngành tại PGD Tháp

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP " PHÂN TÍCH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH THÁP MƯỜI – BIDV ĐỒNG THÁP " pdf (Trang 47 - 51)

d. Tổ Quan hệ khách hàng

4.2.3.Phân tích tìnhhình cho vay vốn ngắn hạn tại PGD Tháp Mười 1 Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn theo ngành tại PGD Tháp

Mười qua 3 năm 2006, 2007 và 2008

Bảng 4: TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN THEO NGÀNH TẠI PGD THÁP MƯỜI QUA 3 NĂM (2006 – 2008)

ĐVT: Triệu đồng

SốTiền Chênh lệch2007/2006 Chênh lệch2008/2007 Chỉ Tiêu

2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền %

Nông – Lâm Thủy sản 7.391 5.048 22.749 (2.343) (32) 17.701 351 Công nghiệp – Xây dựng 4.458 3.163 6.624 (1.295) (29) 3.461 109 Thương nghiệp 18.900 20.243 59.496 1.343 7 39.253 194 Tiêu dùng, khác 1.241 1.124 6.030 (117) (9) 4.906 436 Tổng cộng 31.990 29.578 94.899 (2412) (92) 65.321 221

Hình 6 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ cho vay ngắn hạn theo ngành trong từng năm của PGD Tháp Mười- BIDV Đồng Tháp

Do phù hợp với nhu cầu sản xuất và có mức lãi suất hợp lý nên nhu cầu vay vốn ngắn hạn của khách hàng là rất cao. Điều đó đã làm cho doanh số cho vay ngắn hạn của NH luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của NH. Hoạt động trên một địa bàn rộng với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, từ đó PGD Tháp Mười đã tham gia cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn với tốc độ tăng trưởng khá nhanh.

Qua bảng 4 ta thấy cho vay nông nghiệp giảm nhẹ vào năm 2007 nhưng tăng mạnh vào năm 2008. Cụ thể, Năm 2007 doanh số cho vay đạt 5.048 triệu đồng giảm 2.343 triệu đồng hay giảm với tốc độ là 35%. Nguyên nhân của sự giảm đó là do: ảnh hưởng nặng nề của dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm lông móng trên gia súc, đặc biệt là bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên hàu hết diện tích trồng lúa tại các xã trong huyện ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của bà con nông dân do đó họ còn e ngại vào việc tiếp tục sản xuất cho vụ sau nên doanh số cho vay nông nghiệp năm 2007 giảm. Sang năm 2008, vốn vay là 22.749 triệu đồng tăng 17.701 triệu đồng tương đương 351% so với năm 2007. Bởi vì, đến năm 2008 thời tiết thuận lợi nên

200717% 17% 11% 68% 4% 2008 24% 7% 63%

6% Nông – Lâm Thủy sản

Công nghiệp – Xây dựng Thương nghiệp Khác 2006 23% 14% 4% 59%

nông dân tin tưởng sẽ hứa hẹn một mùa bội thu. Thông thường năm nào lũ lớn sẽ mang nhiều phù sa về cho đồng ruộng và năm đó lúa sẽ trúng mùa, cây sẽ trĩu quả. Năm 2007 vừa qua lũ tương đối lớn và với kinh nghiệm nhà nghề, nông dân mua thêm đất ruộng chọn giống lúa mới cho năng suất cao. PGD Tháp Mười cho vay với lãi suất hấp dẫn, thủ tục đơn giản, cán bộ tín dụng nhiệt tình, vui vẻ nên được sự tín nhiệm của người dân. Do đó Nông dân cần thêm vốn cải tạo lại ruộng đất hay mua thêm đất, máy xới, máy bơm nước… để mở rộng quy mô đáp ứng cho nhu cầu sản xuất. Để năng cao thu nhập cho gia đình. Những ảnh hưởng của thời tiết xấu như: Dịch bệnh, dịch cúm gia cầm đã phần nào giảm bớt nên đã tạo lại động lực cho nông dân sản suất. Mặc dù gặp khó khăn nhưng do sự nỗ lực của ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên PGD đã nắm bắt kịp thời nhu cầu về vốn đối với hộ sản xuất nên doanh số cho vay tăng vào năm 2008.

Ngoài cho vay nông nghiệp NH còn cho vay đối với các ngành thương nghiệp. Bên cạnh ngành nông nghiệp đây là lĩnh vực rất phát triển của tỉnh. Từ đó NH đã chủ động đầu tư tín dụng vào các ngành thương nghiệp, những năm qua do thực hiện chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng nhiều các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp mọc lên nên nhu cầu vốn của đối tượng này ngày càng cao đã làm cho doanh số cho vay của NH cũng tăng theo. Cụ thể: Năm 2007 doanh số cho vay của đối tượng này 20.234 triệu đồng tăng 1.343 triệu đồng với tốc độ tăng 7% so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh số cho vay của loại này lại tiếp tục tăng đạt 59.496 triệu đồng tăng 39.253 triệu đồng tức tăng 174 % so với năm 2007.

Bên cạnh đó cho vay tiêu dùng cũng đóng góp một phần quan trọng trong cho vay ngắn hạn. Qua 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008 thì doanh số cho vay của loại này giảm nhẹ vào năm 2007 và có xu hướng tăng mạnh vào năm 2008. Cụ thể là năm 2007, doanh số cho vay tiêu dùng đạt 1.124 triệu đồng giảm 117 triệu đồng hay giảm 9% so với năm 2006. Nguyên nhân là do trong năm 2007 một số hộ kinh doanh cá thể và những người buôn bán nhỏ làm ăn kém hiệu quả, do giá cả thị trường lên xuống bất thường và thị trường đầu vào có nhiều biến động nên đa phần làm ăn thua lỗ. Từ đó họ không chủ động mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất nên nhu cầu vốn từ đối tượng này giảm xuống đã làm cho doanh số cho vay của NH đối với đối tượng này cũng giảm theo. Đến năm 2008 doanh số cho vay tiêu dùng đạt 6.030 triệu đồng tăng 4.906 triệu đồng hay tăng 436% so với năm 2007. Nguyên nhân của sự tăng này là do

theo chủ trương của NH Trung ương cho cán bộ công nhân viên vay để làm kinh tế gia đình, cải thiện đời sống vật chất và cùng với việc làm kinh tế phụ đối với các hộ nông dân ở các cấp chính quyền địa phương. Để thấy rõ hơn về tình hình diễn biến của doanh số cho vay theo ngành của NH chúng ta hãy xem xét biểu đồ sau:

0 20000 40000 60000 80000 100000 2006 2007 2008 Triệu đồng Năm

Nông – Lâm Thủy sản Công nghiệp – Xây dựng Thương nghiệp

Khác Tổng cộng

Hình 7: Biểu đồ thể hiện Tình hình cho vay ngắn hạn theo ngành tại PGD Tháp Mười qua 3 năm (2006 – 2008)

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP " PHÂN TÍCH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH THÁP MƯỜI – BIDV ĐỒNG THÁP " pdf (Trang 47 - 51)