L ưu Kỳ Bảo: “Đẩy mạnh hợp tác khai phát Vịnh Bắc bộ mở rộng, thiết lập khuôn khổ moíư phát triển kinh tế
12 Trong mục này, chuyên đề kế thừa và sử dụng quan điểm của Ths Vũ Thị Thanh Xuân trong đề tài NCKH cấp Bộ: “Chiến lược một trục hai cánh trong chính sách hướg Nam của Trung Quốc Gợi ý một số đối sách
71
- Phản ứng tích cực trước thạm vọng của Trung Quốc về ý tưởng, “Một
trục hai cánh”, chúng ta cần khéo léo đưa Trung Quốc trở lại với thực tế gần
nhất để họ có thái độ và trách nhiệm nhất với từng cấu phần hợp tác đã cam kết,
và qua phối hợp thực hiện, chúng ta sẽ có thêm kinh nghiệm để xử lý kịp thời, hiệu quả thuật “hợp tung”, “liên hoành” mà Trung Quốc đã vận dụng rất thiện
nghệ trong thực thi chiến lược mở cửa đối ngoại. Về phần mình, chúng ta không quá sốt sắng với ý tưởng chiến lược “một trục, hai cánh” (vì quốc tế còn đang phản ứng rất dè dặt) song cũng không vì thế để tỏ ra thờ ơ, bàng quang với nó. Một động thái ngoại giao mang tính chia xẻ sáng kiến hợp tác khu vực và lồng
ghép “hai hành lang, một vành đai kinh tế” vào chiến lược “một trục, hai cánh” (như Trung Quốc đã gọi là Chiến lược khai phát Vịnh Bắc bộ mở rộng) sẽ là một phản ứng phù hợp và sẽ là có lợi nhất cho Việt Nam trong các bước triển
khai chiến lược hợp tác khu vực của Trung Quốc.
- Vì chiến lược “Một trục, hai cánh” là một phần rất quan trọng trong
chiến lược toàn cầu của Trung Quốc nên có thể tận dụng được các cơ hội cũng
như giảm thiểuđược các tác động bất lợi của nó, chúng ta rất nên lập một dự án nghiên cứu toàn diện về chiến lược này, đặc biệt là nghiên cứu về tính khả thi của nó - điều đã và đang được phía Trung Quốc ráo riết đẩy nhanh. Để bảo vệ
lợi ích và chủ quyền quốc gia cũng như tạo dựng môi trường hoà bình, ổn định
cho sự cất cánh phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn tới, Việt Nam rất
cần xây dựng sớm chiến lược mới về hợp tác khu vực - một chiến lược tổng thể, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, an ninh, kinh tế, quốc phòng và văn
hoá ... để phảnứng có hiệu quả nhất đối với chiến lược này của Trung Quốc.
- Trong bối cảnh rất khó có thể ngăn cản được Trung Quốc thực hiện
chiến lược đã đề ra, vậy nên một tiếp cận mang tính “phối hợp” với Trung Quốc
có thể là sự lựa chọn thích hợp. Chúng ta có thể chủ động đề xuất hội thảo với
sự tham gia của cả Trung Quốc và các nước ASEAN để xác định tính khả thi của ý tưởng chiến lược này, đặc biệt nhấn mạnh việc làm rõ các cơ chế hợp tác
trên các cấp độ đa phương, khu vực và song phương trong khuôn khổ chiến lược “một trục, hai cánh”. Cần thẳng thắn đặt ra các vấn đề nổi cộm, và những
hệ luỵ có thể xảy ra nếu chiến lược được triển khai để tìm ra nhữngcơ chế giảm
72
- Phối hợp với Trung Quốc và luôn dựa vào “đa phương” (trước hết là ASEAN) để có thể thương lượng tốt nhất nhằm kiềm chế sự áp đặt của Trung Quốc trong quan hệ tay đôi nên được coi là cách xử thế hài hoà nhất cho một
nước nhỏ trong quan hệ với một nước lớn khổng lồ.
- Để Việt Nam không là “sân sau” và Biển Đông của ta không là”ao nhà” của Trung Quốc, một mặt, chúng ta phải mạnh về mọi mặt để Trung Quốc nể
trọng, mặt khác, chúng ta rất cần tạo dựng được các quan hệ đối tác toàn diện
với các nước lớn khác như: Mỹ, Nhật và EU. Cần vận dụng khôn khéo và hiệu
quả chiến lược “Vừa hợp tác, vừa kiềm chế” giữa các nước lớnđể ta lôi cuốn họ ủng hộ chiến lược của ta, tránh bị mắc kẹt trong quan hệ giữa ta với Trung Quốc
và các nước lớn, nghĩa là gia tăng sự hợp tác sâu của họ với ta để hình thành nên thế đối trọng với Trung Quốc. Các chương trình hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông, đặc biệt là hành lang kinh tế Đông - Tây với sự hỗ trợ tích cực của Nhật
Bản cùng các chương trình đầu tư mới của Nhật theo công thức “Trung Quốc
+1” để giảm thiểu rủi ro cũng như để kiềm chế Trung Quốc, ta nên bắt nhịp một
cách tích cực hơn. Cũng tương tự như vậy, cần chuẩn bị về mọi mặt, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao để tiếp nhận các dòng đầu tư dựa trên tri thức và công nghệ của Hoa Kỳ, EU ... Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, mở cửa hội nhập
sâu rộng và gia tăng sự hiện diện về đầu tư từ các nước phát triển và nước lớn
càng mạnh, thế đối trọng của quốc gia càng lớn và theo đó, thế cân bằng chiến lược của quốc gia sẽ được đảm bảo vững chắc hơn. Dĩ nhiên, nếu chúng ta có
được các đầu tư nguồn, công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển, chúng ta sẽ
có điều kiện lựa chọn tốt hơn các đầu tư mang tính dịch chuyểncơ cấu từ chiến lược “Một trục, hai cánh” của Trung Quốc, nghĩa là chúng ta có thể tránh được
các tiếp nhận đầu tư công nghệ cũ, sử dụng nguồn tài nguyên và gây ô nhiễm
cũng như các đầu tư để biến nước ta thành vùng nguyên liệu của Trung Quốc. Đặc biệt, nếu chúng ta có nhiều tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới cùng thăm dò, khai thác ... chắc chắn thế đối tác của ta trong các chương trình cùng thăm dò, cùng khai thác với Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ mạnh hơn rất nhiều. Tóm lại, để không lệ thuộc vào Trung Quốc, nhưng vẫn có thể tận dụng được
các lợi ích từ sự phát triển của Trung Quốc nói chung, chiến lược “Một trục, hai cánh” nói riêng, Việt Nam trong khi cần tạo ra được các đối trọng với Trung
73
Quốc, vẫn phải luôn thể hiện được động thái “phối hợp” tích cực với Trung Quốc, lựa chọn sáng suốt hơn trong tiếp nhận đầu tư và không bao giờ được
thuận chiềuđơn giản các tính toán của Trung Quốc.
- Trung Quốc khi công khai ý tưởng chiến lược “một trục, hai cánh”, tức
là họ đã chuyển cho thế giới thông điệp rằng họ sẽ đóng vai trò lãnh đạo khu
vực, dẫn dắt ASEAN và vị vậy, họ đã đứng trong cùng “mái nhà với ASEAN”.
Điềuđó cũng có nghĩa là họ sẽ phải tiếp tục thuyết phục các nước trong khu vực
và không có cái gọi là “mối đe doạ từ Trung Quốc”, họ sẽ phải tạo dựng hình
ảnh “hoà bình phát triển” để “cùng hợp tác, cùng phồn vinh” với các nước xung
quanh và để thực hiện mục tiêu Trung Quốc sẽ là một cực trong trật tự thế giới
hai cực trong tương lai, chắc chắn Trung Quốc sẽ không muốn làm xấu đi hình
ảnh của họ trong con mắt của cộng đồng quốc tế, giữ hoà thuận với các nước
láng giềng, nhất là với một nước ở điểm đầu kết nối chiến lược “một trục, hai cánh” lại có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc như nước ta. Phải chăng,
đây là cơ hội mà chúng ta có thể tranh thủ sự trỗi dậy của Trung Quốc để đổi
mới tư duy, tập trung nguồn lực, lựa chọn đối tác và đối sách hợp lý để bứt phá phát triển. Sự cường thịnh của đất nước chính là sức mạnh phòng thủ chiến lược
và bảo đảm an ninh quốc gia tốt nhất. Nghĩa là trong 10 năm tới, chúng ta phải
cất cánh phát triển nhanh và bền vững để tiến cùng thời đại, và đến lúc đó, nếu
Trung Quốc triển khai cấp tập chiến lược “Một trục, hai cánh” chúng ta đã ở
một tầm cao để sẵn sàng tham gia với vai trò được nể trọng nhất trong cục diện
hợp tác mới của khu vực.
- Tận dụng cơ hội, nỗ lực vượt qua thách thức để vươn lên trong hội nhập
và liên kết khu vực song phương.
Sự phát triển của Trung Quốc tạo ra các cơ hội và những thách thức đối
với nước ta. Thực tế hợp tác khu vực cho thấy, những nước có trình độ phát
triển thấp hơn Trung Quốc thu được lợi ích hơn trong quan hệ hợp tác kinh tế
(Trần Văn Hoá)13. Các nước như Thái Lan, Singapore, Philippin, Indonesia đều đã thâm nhập thực sự vào thị trường Trung Quốc, tận dụng được cơ hội Trung
13
Xem:Trần Văn Hoá:Thương mại và đầu tư Việt Nam – Trung Quốc trong điều kiện mở rộng hợp tác ASEAN và gia nhập WTO của Việt Nam. Tài liệu hội thảo“Định hướng phát triển qhht Việt Nam – Trung Quốc trong
74
Quốc là thị trường lớn. Việt Nam đang gặp phải nhiều bất lợi trong quan hệ kinh
tế với Trung Quốc. Chúng ta chưa có một chiến lược hợp lý, lâu dài trong hợp
tác với Trung Quốc. Trung Quốc sẽ còn thực hiện nhiều ý đồ chiến lược để củng
cố vị trí siêu cường của mình. Chính vì vậy, việc Trung Quốc thực hiện chiến lược Một trục hai cánh, một chiến lược có ảnh hưởng rất lớn đếntương lai phát
triển của Việt Nam, là cơ hội tốt để chúng ta nhận thức rõ hơn về cơ hội và thách thức trong quan hệ với Trung Quốc.
75
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Hồ An Cương (2003) Trung Quốc những chiến lược lớn, NXB Thông tấn, Hà nội
2. Đinh Quí Bộ (2004), Trật tự kinh tế thế giới, NXB Thế giới, Hà nội
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Bối cảnhtrong nước và quốc tế và việc
nghiên cứu xây dựng chiến lược 2011-2020
4. Bộ Ngoại giao (2001), Hợp tác kinh tế trên hành lang Đông-Tây, NXB Khoa học Xã hội, Hà nội
5. Kỷ yếu Hội thảokhh (2005), Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hợp
tác cùng nhau phát triển hướng tới tương lai, NXB Khoa học Xã hội, Hà nội
6. Trần Khanh (2006), Tác động của môi trường địa chính trị Đông Nam Á đến quan hệ ASEAN – Trung Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Đông Á, số 76
7. Nguyễn Văn Lịch (2005), Phát triển thương mại trên hành lang kinh tế
Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng, NXB Thống kê, Hà nội
8. Nguyễn Văn Lịch (2009), Quan hệ hợp tác kinh tế của Việt Nam với
Trung Quốc, đề tài NCKH cấpNhà nước, Viện Nghiên cứu Thương mại, Hà nội
9. Nguyễn Ngọc Trân (2003), Một số vấn đề kinh tế toàn cầu hna
10. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội (2004), “Trung Quốc gia nhập WTO: Thời cơ và thách thức”, Hà nội
11. Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế -xã hội quốc gia (2007),
Nghiên cứu xu thế liên kết kinh tế quốc tế - tác động đối với phát triển kinh tế
Việt Nam, Tạp chí Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội, số 17-3/2007
12. Vũ Thị Thanh Xuân (2010), Chiến lược một trục hai cánh trong chính sách hướng Nam của Trung Quốc, gợi ý một số đối sách với Việt Nam; đề tài NCKH B2009-08-60, Hà nội