Quốc đến thương mại khu vực thời kỳ tới.
Sự gia tăng nhanh của sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu mạnh mẽ ở Trung Quốc, đặc biệt từ sau khi nước này gia nhập WTO dẫn tới sự gia tăng đột biến
nhu cầu về nhiều loại nguyên vật liệu, năng lượng, khiến Trung Quốc phải tăng nhập khẩu. Năm 2003 Trung Quốc nhập khẩu 80 triệu tấn dầu thô và mức nhập
khẩu ngày càng tăng nhanh. Năm 2006, Trung Quốc nhập 138,8 triệu tấn dầu
thô. Năm 2007, Trung Quốc chỉ sản xuất được 187 triệu tấn, mức nhập khẩu là 163,7 triệu tấn. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn nhập khẩu gần 44 triệu tấn sản
phẩm của dầu trong năm 2007. Theo tính toán của các chuyên gia, đến hết năm 2010, sản lượng dầu của Trung Quốc chỉ đạt 170 triệu tấn - mức độ phụ thuộc
nhập khẩu là 40%; đến năm 2020 mức độ phụ thuộc nhập khẩu của Trung Quốc
là 50%.
Bên cạnh năng lượng, Trung Quốc còn thiếu hụt nhiều loại nguyên vật
liệu khác. Năm 2003, Trung Quốc phải nhập khẩu một khối lượng nguyên vật
liệu trị giá khoảng 140 tỷ USD. Mức thâm hụt trong mua bán nguyên vật liệu là 100 tỷ USD. Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc tăng từ 14 triệu tấn năm 1990 lên 148 triệu tấn năm 2003, trong khi nhập khẩu nhôm tăng mạnh từ 1 triệu tấn lên 5,6 triệu tấn ... Bối cảnh thế giới với nhiều diễn biến phức mới đã
26
dẫn đến nhiều thay đổi trong chính sách đối nội và đối ngoại ở các quốc gia
nhằm thích ứng với tình hình mới. Chiến lược và chính sách hướng Nam của
Trung Quốc đã ra đời trong bối cảnh như vậy.
Theo các nhà quan sát nước ngoài, chính sách đối ngoại của Trung Quốc
hiện nay là: “Bắc liên, Tây hoà, Nam tiến”. Phía Bắc liên kết với Liên bang Nga và các nước Trung Á qua tổ chức Hợp tác Thượng Hải (hiện có 5 quốc gia và nhiều nước quan sát viên), phía Tây hoà hoãn với Ấn Độ và phía Nam thì có thế
tiến công.
“Hướng Nam” trong chính sách “Nam tiến” của Trung Quốc là không gian mở theo nhiều cấp độ.
- Cấp độ hẹp, sát sườn vớ Trung Quốc là khu vực Đông Nam Á, bao gồm
BiểnĐông (còn gọi là biển Nam Trung Hoa).
- Mở rộng hơn, thêm châu Đại Dương và vùng biển Thái Bình Dương. - Ở cấpđộ rộng lớn nhất, “Nam” là các nước phương Nam, bao gồm toàn bộ các nước đang phát triển, là phần còn lại của thế giới ngoài các nước OECD
(hiện có 31 nước trong Tổ chức Hợp tác và phát triển - OECD).
Mục tiêu tổng quát của chiến lược hướng Nam của Trung Quốc là nâng cao vị thế của Trung Quốc trên thế giới, xác lập vai trò cường quốc, dẫn dắt thế
giới trong thời đại châu Á - Thái Bình Dương của thế kỷ 21, tạo các điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển của Trung Quốc.
Chiến lược hướng Nam của Trung Quốc gồm 4 nội dung cơ bản hợp
thành (các chiến lược bộ phận): 1) Thực hiện và phát huy vai trò “Nước lớn có trách nhiệm” của Trung Quốc đối với các nước phương Nam; 2) Khu vực Đông Nam Á là trọng điểm trong chiến lược hướng Nam của Trung Quốc; 3) Đảm bảo
nguồn cung ứng năng lượng và khoáng sản từ các nước phương Nam; 4) Đi ra biển (nói chung và vùng biển Tây Thái Bình Dương nói riêng)là một hướng
quan trọng trong chính sách hướng Nam của Trung Quốc.
Đông Nam Á là trọng điểm trong chiến lược, chính sách hướng Nam của
Trung Quốc bởi trước hết, Đông Nam Á cận kề, láng giềng với Trung Quốc, có quan hệ lịch sử gắn bó lâu đời với Trung Quốc. Ngoài ra, Đông Nam Á có đất
27
liền, có biển, là hai yếu tố hợp thành của không gian kinh tế cần thiết cho sự
phát triển của Trung Quốc. Đông Nam Á còn có tài nguyên năng lượng và nguyên liệu khoáng sản, đáp ứng không phải toàn bộ nhưng là phần quan trọng
cho Trung Quốc, do địa lý gần kề nên vận chuyển an toàn và chi phí thấp.
Bên cạnhđó, đường vận chuyển của thế giới về xuất nhập khẩu hàng hoá và đặc biệt là xăng dầu phần lớn hiện nay đều phảiđi qua Đông Nam Á.
Không những thế, Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia được xem là nhỏ và trung bình về diện tích và tiềm lực kinh tế, không có cường quốc, vì vậy Đông Nam Á vừa tầm với sức mạnh quốc gia, kể cả lực lượng quân sự của Trung Quốc hiện tại.
Tuy nhiên, Đông Nam Á trong tầm ảnh hưởng của siêu cường Mỹ, các
cường quốc Nhật, Nga, Ấn Độ. Nhưng Trung Quốc gần nhất và có thể coi Đông Nam Á như “sân sau” của Trung Quốc (kiểu như Vùng Mỹ Latinh đối với Hoa
Kỳ).
Trung Quốc đang hướng tới xây dựng một cục diện mới tại khu vực thông qua chủ động thúc đẩy chiến lược “Một trục hai cánh” và đề xuất sáng kiến hiệp tác “Cực tăng trưởng mới ASEAN - Trung Quốc.
Tại Diễnđàn hợp tác kinh tế Vịnh Bắc bộ được tổ chức tháng 7/2006, ông Lưu Kỳ Bảo - Bí thư đảng uỷ Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây đã đề
xuất ý tưởng “Đẩy mạnh hợp tác, phát triển khu vực Vịnh Bắc bộ mở rộng, xây
dựng bố cục mới cho sự phát triển kinh tế khu vực”2. Ông Lưu Kỳ Bảo chỉ rõ: “Chúng ta đề xuất ý tưởng hợp tác kinh tế trên Vịnh Bắc bộ, vấn đề cần phải suy nghĩ sâu hơn đó là phải xây dựng một bố cục mới cho sự hợp tác khu vực. Bồ
cục này được cấu thành bởi hai mảng (cánh) lớn, đó là hợp tác kinh tế Vịnh Bắc
bộ, hợp tác tiểu vùng sông MêKông và một trục đó là hành lang kinh tế Nam
Ninh Singapore, hình thành nên bố cục lớn “Một trục hai cánh”. Về hình thức
biểuđạt, hợp tác kinh tế trên biển (Marine economic co-operation), hợp tác kinh
tế trên đất liền (Mainland economic co-operation), hợp tác lưu vực sông MêKông (MEKONG sub-region co-operation), các chữ cái tiếng Anh đầu tiên
2
28
đều là chữ “M”. Vì thế, có thể gọi đó là chiến lược “3M” trong hợp tác giữa
Trung Quốc và ASEAN3.
Trong quan hệ hợp tác Vịnh Bắc bộ mở rộng, chủ yếu có 5 khu vực phía Nam của Trung Quốc là Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam, Hồng kông, Ma Cao tham gia. Thông qua việctăng cường quan hệ hợp tác giữa những vùng này với các nước ASEAN, có thể mở rộng hơn nữa lĩnh vực hợp tác giữa Trung Quốc với các nước ASEAN, nâng cao mức độ mở cửa của phía Nam của Trung Quốc. Hơn nữa, thông qua sự phân công và hiệp tác trong khu vực có thể tối ưu hoá bố cục sức sản xuất khu vực của Trung Quốc, tận dụng đầy đủ “hai thị trường”, “hai nguồn tài nguyên”, thúc đẩy khu vực phía Tây Nam thậm chí cả
khu vực phía Tây của Trung Quốc mở cửa, phát triển. Cùng với quan hệ hợp tác
Vịnh Bắc bộ mở rộng phát triển đi vào chiều sâu, khu vực Vịnh Bắc bộ của
Trung Quốc cũng nhanh chóng phát triển, có triển vọng trở thành cực tăng trưởng kinh tế mới của khu vực duyên hải Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc coi trọng và ủng hộ quan hệ hợp tác kinh tế Vịnh
Bắc bộ mở rộng.
Tháng 8 năm 2006, Tổng bí thư Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã có chỉ thị
quan trọng: “Quảng Tây phảiđặt phát triển lên vị trí hàng đầu, phải mở rộng cửa
hơn nữa, phát huy tính ưu thế của miền ven biển. Sự phát triển miền ven biển
của Quảng Tây phải hình thành một cực mới. Khu tự trị phải nghiên cứu cho kỹ, phải phát huy hết tiềm lực của Quảng Tây. Hiện nay các đồng chí phải kết hợp
với sự kiện hợp tác Vịnh Bắc bộ mở rộng, chương này sẽ là rất dài, hay nói cách khác: tương lai mở rộng”4. Ngày 9/3/2007, khi trao đổi với đoàn đại biểu
Quảng Tây tham gia kỳ họp Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, Tổng bí thư
Hồ Cẩm Đào một lần nữa chỉ rõ, Quảng Tây phải phát huy hết vai trò cầu nối
liên kết vùng Tây Nam, Hoa Nam, Trung Nam và với thị trường lớn ASEAN, tích cực tham gia vào xây dựng khu thương mại tựdo Trung Quốc - ASEAN, khu hợp tác kinh tế Vịnh Bắc bộ mở rộng – hợp tác tiểu vùng sông MêKông,
đặc biệt là phải phát huy tốt vai trò “cầu nối” hoặc “tuyến đầu” của khu thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN, nỗ lực xây dựng Quảng Tây thành
3
Quảng Tây nhật báo, ngày 21 tháng 7 năm 2006
4
29
điểm trao đổi hàng hoá, điểm thương mại, nơi gia công chế tạo và trung tâm trao đổi thông tin mang tầm cỡ khu vực giữa Trung Quốc và ASEAN, đặc biệt là phải tăng cường xây dựng Quảng Tây thành con đương quốc tế, nhịp cầu giao
lưu và diễnđàn hợp tác liên kết các khu vực5.
Tháng 10/2006, Thủ tướng Ôn Gia Bảo tham dự Hội nghị thượngđỉnh kỷ
niệm15 năm thiết lập quan hệ đối thoại Trung Quốc - ASEAN, khi khảo sát tỉnh
Quảng Tây đã phát biểu: “Quảng Tây kết hợp xây dựng mở cửa của khu kinh tế
Vịnh Bắc bộ với hợp tác Vịnh Bắc bộ mở rộng, đây chính là một áng văn lớn, cũng chính là một chiến lược lớn, bây giờ chỉ mới bắtđầu, đang vươn lên không ngừng. việc này có vai trò thúc đẩy rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội
của Quảng Tây, phải viết cho thật hay áng văn này”.
Tại Hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ đối thoại
Trung Quốc - ASEAN và Hội nghị các nhà lãnh đạo Trung Quốc - ASEAN lần
thứ 10 tháng 1/2007, Thủ tướng Ôn Gia Bảo hai lần thay mặt Chính phủ Trung
Quốc đề xuất “tích cực nghiên cứu tính khả thi triển khai hợp tác Vịnh Bắc bộ
mở rộng”6.
Cho đến nay, Trung Quốc đã thống nhất coi chiến lược Một trục hai cánh là chiến lược hợp tác kinh tế khu vực Trung Quốc - ASEAN với các mục tiêu cụ
thể sau đây:
Thứ nhất, hình thành một vành đai tăng trưởng kinh tế mới ở bờ Tây Thái Dương, trọng tâm là phát triển hợp tác Vịnh Bắc bộ mở rộng thành dự án tiểu
vùng mới giữa Trung Quốc và ASEAN, nhằm đưa vùng Đại Tây Nam của
Trung Quốc còn rất lạc hậu tiến ra biển qua con đường Khu hợp tác kinh tế Vịnh
Bắc bộ Quảng Tây. Nội dung hợp tác này cũng được đưa vào khuôn khổ tổng
thể hợp tác Trung Quốc – ASEAN;
Thứ hai, tạo sự ổn định khu vực cảở biên giới trên bộ và trên biển, mở ra không gian phát triển mới cho Trung Quốc, đặc biệt mở ra con đường cho khu vực miền Tây Trung Quốc đi qua tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng thông qua
5
http://news.2008.sina.com.cn/c/2007-03-11/032512486530.shtml
6
30
Ấn Độ Dương để đi vào thị trường thế giới, nhằm chấn hưng vùng Tây Nam Trung Quốc;
Thứ ba, đưa hợp tác Trung Quốc ASEAN vào phát triển thực chất, hiệu
quả, từ đó thúc đẩy sự phát triển hợp tác tổng thể Đông Á, đồng thời mở ra cục
diện đảm bảo an ninh năng lượng cho Trung Quốc ở BiểnĐông.
Trung Quốc chủ trương xây dựng hợp tác kinh tế Vịnh Bắc bộ mở rộng
trở thành cực tăng trưởng mới giữa Trung Quốc - ASEAN. Khu kinh tế Vịnh
Bắc bộ là hạt nhân cực tăng trưởng mới của Trung Quốc.
Hai năm sau khi đề xuất chiến lược hợp tác tiểu vùng trên biển Trung Quốc - ASEAN và nhằm mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại
ASEAN - Trung Quốc, thúc đẩy việc thực hiện các cam kết trong khuôn khổ
khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, tháng 7/2006, Bí thư Khu uỷ
Quảng Tây đưa ra ý tưởng chiến lược phát triển hợp tác Vịnh Bắc bộ mở rộng
nằm trong chiến lược phát triển Một trục hai cánh.
Sáng kiến “Cực tăng trưởng mới ASEAN - Trung Quốc” bao gồm ba nội
dung lớn:
- Hợp tác kinh tế trên đất liền hay hợp tác Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore (Mainland Economic Cooperation);
- Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (Greater Mekong Subrregion Cooperation – GMS);
- Hợp tác kinh tế biển hay hợp tác kinh tế Vịnh Bắc bộ mở rộng (Marine Economic Cooperation).
Ba sự hợp tác trên đã hình thành nên chiến lược hợp tác kinh tế khu vực
hình chữ “M” của Trung Quốc với ASEAN, là bộ khung chiến lược về mở cửa
và hợp tác với nhau giữa Trung Quốc và ASEAN. Chiến lược phát triển tổng thể
xây dựng Cực tăng trưởng mới này là một chiến lược lớn về không gian, rộng về
qui mô địa lý, bao quát dải miền Tây Thái Bình Dương từ phía Nam Trung Quốc xuống khu vực ASEAN (gồm Bruney, Malaixia, Indonexia, Phillipin, singapore và Việt Nam), đa dạng về nội dung, sâu sắc về độ dài thời gian. Chiến lược này còn được gọi là “Một trục hai cánh”, trong đó, một trục là hành lang
31
kinh tế Nam Ninh - Singapore, bắt đầu từ Nam Ninh (Quảng Tây Trung Quốc), đi qua lãnh thổ Việt Nam và một số nước ASEAN khác đến Singapore, dài 3.900 km. Trong “hai cánh”, cánh thứ nhất là tiểu vùng Mê Kông mở rộng, bao
gồm tỉnh Quảng Tây, Vân Nam của Trung Quốc mở rộng tới 5 nước Myanma, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Cánh thứ hai là khu vực Vịnh Bắc bộ
mở rộng, từ Bắc Hải (Quảng Tây Trung Quốc) đi xuyên qua Vịnh Bắc bộ, qua lãnh hảicác nước Việt Nam, Malayxia, Indonexia, Bruney rồiđến Singapore.
Như vậy, với lợi thế giáp các nước ASEAN cả đất liền và biển, Quảng
Tây và Vân Nam chính là đầu mối quan trọng cho quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và khu vực ASEAN. Sự phát triển của 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam, với
tư cách là các bên của Trung Quốc tham gia trực tiếp vào chiến lược nói trên, sẽ
là động lực có tác động thúc đẩy sựtăng trưởng kinh tế trong toàn khu vực.
Sáng kiến “Cực tăng trưởng mới ASEAN - Trung Quốc” được đưa ra bởi
một địa phương là tỉnh Quảng Tây tại một diễn đàn mở có tính học thuật,nhưng có thể khẳngđịnh đây là ý đồ chiến lược nhất quán và xuyên suốt của Chính phủ
Trung ương Trung Quốc. Sáng kiến này xuất phát từ Đại học Thanh Hoa, một đại học nổi tiếng có uy tín bậc nhất của Trung Quốc. Quốc vụ Viện Trung Quốc
giao cho đại học Thanh Hoa nghiên cứu về khả năng mở rộng hợp tác vành đai Vịnh Bắc bộ, biến khu vực này thành một “Cực tăng trưởng mới” nằm trong ý
đồ chiến lược đối với khu vực Đông Nam Á của Trung Quốc. Tờ Nhân dân Nhật
báo và Tân Hoa xã trích đăng toàn bộ bài phát biểu của Bí thư Tỉnh uỷ Quảng
Tây Lưu Kỳ Bảo cho thấy rõ sự quan tâm và rất coi trọng của Chính phủ Trung ương Trung Quốc đối với chiến lược này. Việc Trung Quốc để Bí thư Tỉnh uỷ
Quảng Tây Lưu Kỳ Bảo nêu ra sáng kiến này tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Vịnh
Bắc bộ ngày 20./7/2006 là để thăm dò phản ứng của các nước ASEAN, nếu
thuận thì sẽ tiến tới thành sáng kiến chính thức của Trung Quốc, nếu không thì coi như ý tưởng của địa phương. Ý tưởng chiến lược mới này thể hiện tầm nhìn thời đại và sự chủ động của Trung Quốc trong mở cửa, hội nhập với thế giới nói
chung và thúc đẩy quan hệ kinh tế, đầu tư vớicác nước ASEAN, duy trì ổn định
32
Một số nhận định về ý đồ chiến lược “Một trục hai cánh” của Trung Quốc:
- Ý tưởng về chiến lược “Một trục hai cánh” xuất phát từ yêu cầu nội tại
của nền kinh tế Trung Quốc, cần có không gian kinh tế mới và sựđẩy mạnh hợp
tác tiểu vùng song phương và đa phương.
Xét về nội dung hợp tác của “Một trục hai cánh”, chúng ta dễ nhận thấy đây là sự phát triển lôgic và mở rộng ý tưởng “Hai hành lang một vành đai”. Với
Trung Quốc “Một trục hai cánh” là chiến lược chấn hưng Trung Hoa - cốt lõi