L ưu Kỳ Bảo: “Đẩy mạnh hợp tác khai phát Vịnh Bắc bộ mở rộng, thiết lập khuôn khổ moíư phát triển kinh tế
5. Tác động của chính sách tỷ giá và sử dụng công cụ tỷ giá trong chiến tranh thương mạ
chiến tranh thương mại
Việc tăng giá đồng Nhân dân tệ hiện nay đã không còn là một khả năng
mà đã trở thành một xu hướng thực tế. Tuy nhiên do sự ràng buộc của nhiều
quan hệ lợi ích, trong vòng hai năm gầnđây, đồng Nhân dân tệ chỉ tăng giá chưa
đầy 6%. Nhiềuđối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc đang tiếp tục gây áp lực mạnhđòi Chính phủ Trung Quốc tăng giá đồng Nhân dân tệ (lên 30 – 40%)
để lập lại cân bằng tỷ giá và giảm thâm hút thương mại (mức thâm hụt mậu dịch
năm 2006 của Mỹ với Trung Quốc là 232,5 tỷ USD).
Có cơ sở để nói rằng cùng với sự tăng giá đồng Nhân dân tệ, sẽ xảy ra những hiệuứng thương mại và đầu tư. Mức tăng giá càng lớn thì các hiệuứng sẽ
càng mạnh. Có thể nêu ra hai hiệuứng chính là:
Thứ nhất, đồng Nhân dân tệ tăng giá sẽ kích thích các nền kinh tế tăng cường xuất khẩu vào Trung Quốc. Đối với nước ta, do những đặc điểm trong
quan hệ thương mại với Trung Quốc (chủ yếu xuất khẩu hàng nguyên liệu thô, có mức thâm hụtthương mại rất lớn), sức hút nhập khẩu từ Trung Quốc do đồng
Nhân dân tệ tăng giá sẽ có tác động rất mạnh. Cho đến nay, quan hệ thương mại
Việt – Trung được định hình theo mô hình Việt Nam xuất khẩu nguyên liệu thô và nhập khẩu hàng chế tạo của Trung Quốc, với mức thâm hụt ngày càng lớn.
Xu hướng thương mại này là đặc biệt bất lợi cho Việt Nam. Tuy nhiên, nó đang ngày càng được củng cố.
Thứ hai, đồng Nhân dân tệ tăng giá sẽ kích thích xu hướng đầu tư ra nước
ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc. Hiện nay, mức dự trữ ngoại tệ của
Trung Quốc đã lên hơn 1.000 tỷ USD. Con số này đang tiếp tục tăng. Nhiều
doanh nghiệp Trung Quốc cũng có kim ngạch xuất khẩu lớn, tạo ra nguồn vốn
ngoại tệ lớn, sẵn sàng được đầu tư ra bên ngoài. Khi đồng Nhân dân tệ tăng giá, cộng thêm vào đó là nỗ lực “hạ nhiệt” tăng trưởng của Chính phủ Trung Quốc,
khó có thể nghi ngờ sự xuất hiện của làn sóng đầu tư ra ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc trong thời gian tới. Tuỳ theo mức độ tăng giá đồng Nhân
64
dân tệ, làn sóng này sẽ gia tăng và được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau - mua lạicông ty, đầu tư chứng khoán, FDI. Chính phủ Trung Quốc cũng đã quyết định dành 1/3 số dự trữ ngoại tệ để lập Quĩđầu tư và bảo hiểm đầu tư
ra bên ngoài. Đây là một động thái đón đầuxu hướng tăng giá Nhân dân tệ. Tuy nhiên, xu hướng tăng giá NDT đang bị chững lại do lạm phát của Trung Quốc
trong cuối năm 2010 tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua.
Tựu trung lại, việc Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá NDT theo hướng nâng giá trị đồng tiền này sẽ có tác động tích cực đối với thương mại và đầu tư Việt
Nam. Nếu NDT tăng giá với mức cao sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá Trung Quốc ở thị trường nội địa cũng như tại các thị trường khác. Điều này tạo cơ hội cho Việt Nam có thể mở rộng qui mô xuất khẩu. Tuy nhiên, cần thấy
rằng, Việt Nam hiện tại chủ yếu là xuất thô sang Trung Quốc với tỷ trọng lớn là nhiên liệu, khoáng sản, nông sản chưa qua chế biến. Chỉ khoảng 10% kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc là hàng chế biến. Sự thay đổi tỷ giá
ảnh hưởng rất ít tới cầu đối với các mặt hàng khoáng sản, nông sản. Hay nói cách khác các mặt hàng này ít co giãn khi có sự thay đổi giá cả tương đối. Các mặt hàng công nghiệp chế tạo chịu ảnh hưởng nhiều hơn khi có sự thay đổi tỷ
giá. Do đó Việt Nam muốn tận dụngđược cơ hội này phải có sự chuyển dịch cơ
cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng mạnh tỷ trọng hàng xuất khẩu chế biến. Việt Nam cũng kỳ vọng từ sự tăng giá đồng Nhân dân tệ để thu hút FDI từ
Trung Quốc và từ các nước. Nhân dân tệ tăng giá sẽ làm cho chi phí sản xuất tại
Trung Quốc cao hơn so với các nước khác nếu như các điều kiện khác không thay đổi, do đó sẽ có sự chuyển dịch luồng FDI từ Trung Quốc sang các nước
khác. Các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ tìm cach đầu tư nhiều hơn ra nước ngoài. Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần thận trọng với sự chuyển hướng đầu tư này. Nếu
không có chính sách thu hút FDI hợp lý, Việt Nam có thể là nơi tiếp nhận công nghệ lạc hậu, ô nhiễmmôi trường.
NDT tăng giá cũng làm tăng giá hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc. Trong đó, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta có đầu vào nhập khẩu
chủ yếu từ Trung Quốc. Nếu Việt Nam vẫn phụ thuộc ở mức độ lớn đầu vào nhập khẩu như hiện nay thì khó có thể tận dụng được cơ hội từ sự tăng giá NDT.
65
Như vậy, trong ngắn hạn, sự tăng giá đồng Nhân dân tệ không ảnh hưởng
lớn đến thương mại Việt Nam, nhất là xuất khẩu. Việt Nam có thể tận dụng cơ
hội này trong dài hạn nếuđẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu, nâng cao sức
cạnh tranh của hàng xuất khẩu, cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư trong nước.
IV.- PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐỂ VIỆT NAM THÍCH ỨNG VÀ ĐỐI PHÓ VỚI CÁC TÁC ĐỘNG BẤT LỢI TỪ PHÍA TRUNG QUỐC VÀ ĐỐI PHÓ VỚI CÁC TÁC ĐỘNG BẤT LỢI TỪ PHÍA TRUNG QUỐC TRONG PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU THỜI KỲ TỚI