Thương mại dịch vụ và đầu tư:

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TRUNG QUỐC ĐẾN THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU, ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ TỚI NĂM 2020 VÀ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG (Trang 52 - 53)

L ưu Kỳ Bảo: “Đẩy mạnh hợp tác khai phát Vịnh Bắc bộ mở rộng, thiết lập khuôn khổ moíư phát triển kinh tế

1. Khái quát hiện trạng và triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam Trung Quốc

1.2. Thương mại dịch vụ và đầu tư:

Xét chung trong đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam, tính đến ngày 20 tháng 12 năm 2008, Trung Quốc có 628 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 2,2 tỷ USD, đứng thứ 16 trong số 81 quốc gia và vùng lãnh thổ

có đầu tư tại Việt Nam.

Theo lĩnh vực, các dự án đầu tư của Trung Quốc tập trung chủ yếu trong

lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với 454 dự án có tổng vốn đầu tư trên 1,49 tỷ

USD, chiếm 71,8% về số dự án và 69,3% tổng vốn đầu tư đăng ký;l lĩnh vực

dịch vụ có 93 dự án với tổng vốn đầu tư 460 triệu USD, chiếm 14,7% về số dự

án và 21,8% tổng vốn đầu tư; lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp có 81 dự án với

tổng vốn đầu tư 186,2 triệu USD, chiếm 13,4% về số dự án và 8,8% tổng vốn đầu tư.

Theo hình thức đầu tư, vốnđầu tư của Trung Quốc tập trung chủ yếu theo

hình thức 100% vốn nước ngoài với 409 dự án có tổng vốn đầu tư 1,27 tỷ USD,

chiếm 65,5% về số dự án và 59,3% tổng vốn đăng ký; tiếp theo là hình thức liên doanh có 169 dự án với tổng vốn đầu tư 774 triệu USD, chiếm 26,85 về số dự án và 36,6% tổng vốn đầu tư; theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có 39 dự

án với tổng vốn đầu tư 61,7 triệu USD, chiếm 6,4% về số dự án và 2,9% tổng

vốn đầu tư; 8 dự án còn lại là công ty cổ phần.

Dự án lớn nhất của Trung Quốc đang đầu tư tại Việt Nam hiện nay là công ty liên doanh khai thác kinh doanh Khu chế xuất Sài Gòn – Linh Trung (Giấy phép đầu tư 412/GP ngày 31/8/1994) do China United Electric Import and Export Corporation liên doanh với Khu chế xuất Sài Gòn (SEPZONE). Tổng

vốn đầu tư 56 triệu USD, vốn điều lệ là 17 triệu USD, tỷ lệ đóng góp của mỗi

bên là 50%. Khu chế xuất Linh Trung gồm 3 khu (I, II, III) tổng diện tích là 326,37 ha. Hiện nay cả ba khu đềuđi vào hoạt động.

52

Nhìn chung, các dự án đầu tư của Trung Quốc có qui mô nhỏ. Vốnđầu tư

trung bình đối với các dự án của Trung Quốc chỉđạt 3,5 triệu USD, so với 58,9

triệu USD của Malaysia, 23,7 triệu USD của Singapore, 16,4 triệu USD của

Nhật Bản, 10,1 triệu USD của Đài Loan, 8 triệu USD của Hàn Quốc. Tuy nhiên, trong thời gian gầnđây, Trung Quốc đang có xu hướng đẩy mạnh hoạt động đầu tư sang Việt Nam, đặc biệt là tập trung vào các dự án lớn trong lĩnh vực năng lượng, dầu khí, khai khoáng.

Nhìn chung đầu tư hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc còn thấp so với tiềm năng, lợi thế và mong muốn của cả hai bên. Các dự án chủ yếu là đầu tư từ các doanh nghiệp nhỏ và tư nhân, chưa có nhiều các dự án từ tậpđoàn kinh tế lớn. Các dự án của Trung Quốc tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp

và xây dựng như khai khoáng, lắp ráp, gia công, giày da, dệt may ... Số dự án

đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở hoặc vào lĩnh vực công nghệ cao rất ít. Nhà đầu tư Trung Quốc đã có mặt trên 58 tỉnh / thành phố nhưng tập trung chủ yếu tại

các tỉnh biên giới, thành phố lớn như Lào Cai, Quảng Ninh, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Dương ...). Đầu tư Trung Quốc đã góp phần giải quyết việc làm cho một số lớn người lao động nhưng thu nhập trong các doanh nghiệp FDI Trung

Quốc chỉđạt mức trung bình so với các doanh nghiệp FDI khác tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TRUNG QUỐC ĐẾN THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU, ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ TỚI NĂM 2020 VÀ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)