Tác động của chiến lược một trục hai cánh (Cực tăng trưởng mới ASEAN Trung Quốc) đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TRUNG QUỐC ĐẾN THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU, ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ TỚI NĂM 2020 VÀ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG (Trang 59 - 64)

L ưu Kỳ Bảo: “Đẩy mạnh hợp tác khai phát Vịnh Bắc bộ mở rộng, thiết lập khuôn khổ moíư phát triển kinh tế

4. Tác động của chiến lược một trục hai cánh (Cực tăng trưởng mới ASEAN Trung Quốc) đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam

mới ASEAN - Trung Quốc) đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam

Chiến lược một trục hai cánh hay là Sáng kiến Cực tăng trưởng mới

ASEAN – Trung Quốc là một trong những kế hoạch đẩy mạnh hợp tác kinh tế

và gây vùng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, nhất là đối với các nước

ASEAN. Khác với chiến lược phát triển miền Tây là chỉ chú trọng vào phát triển

các tỉnh của miền Tây Trung Quốc. chiến lược một trục hai cánh đã cho thấy nó có những điểm khác khi trực tiếp đề cập đến việc hợp tác vớicác nước ASEAN dưới những góc độ khác nhau.

Với vai trò cầu nối quan trọng giữa ASEAN và Trung Quốc, Việt Nam có vị trí vô cùng quan trọng trong sáng kiến mới về hợp tác ASEAN – Trung Quốc.

Việt Nam và Trung Quốc đang hợp tác thực hiện sáng kiến Hai hành lang, một

vành đai. Trung Quốc và Việt Nam cũng là những nước thành viên quan trọng

trong hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng. Hợp tác Việt Nam – Trung Quốc

trong xây dựng vành đai kinh tế Vịnh Bắc bộ cũngđang tiến triển tốtđẹp.

Với chiến lược này, Trung Quốc coi Việt Nam là nước có ảnh hưởng

nhiều nhất, nhất là hợp tác khai thác Biển Đông, Là tâm điểm ảnh hưởng của

sáng kiến này, Việt Nam sẽ có cơ hội để đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư,

dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, vấn đề mà phía Việt Nam lo ngại là Trung Quốc đang mở rộng vùng ảnh hưởng của mình,

trong đó quan trọng nhất là vấn đề chủ quyền Biển Đông và hợp tác khai thác

Biển Đông. Hiện tại Trung Quốc đang triển khai rất mạnh mẽ chiến lược này trên cả 3 hướng.

Với sáng kiến Cực tăng trưởng mới ASEAN – Trung Quốc, hay là chiến lược một trục hai cánh, Trung Quốc mong muốn mở rộng hợp tác hơn nữa với các nước ASEAN. Chiến lược này sẽ thúc đẩy sự phát triển vùng miền Tây – Nam rộng lớn của Trung Quốc, khai thác Biển Đông. Việt Nam nằm trong vùng

ảnh hưởng lớn nhất của sáng kiến này. Bên cạnh những thuận lợi để hợp tác thương mại và đầu tư với Trung Quốc và các nước ASEAN, vấn đề còn gây tranh cãi là việc mở rộng vành đai kinh tế Vịnh Bắc bộ của Trung Quốc trong

59

sáng kiến này. Tranh chấp vùng lãnh hải giữa các nước hiện nay đang là tâm

điểm chú ý của các nước.

Việc tham gia hợp tác khu vực với Trung Quốc theo chiến lược “Một trục

hai cánh” hay “Cực tăng trưởng mới ASEAN – Trung Quốc” sẽ gia tăng một số

thách thức trực tiếp hoặc gián tiếp đối với phát triển thương mại của Việt Nam

trong thời kỳ tới.

Trước hết Biển Đông là khu vực phức tạp có nhiều nước tranh chấp đòi chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, luôn tiềmẩn những nguy cơ xung đột, do

đó Việt Nam sẽ phải đối mặt với những khó khăn trong việc giành và giữ chủ

quyền quốc gia trong Vịnh Bắc bộ nói riêng và trên BiểnĐông nói chung.

Để giải quyết tranh chấp trên biển, Trung Quốc dùng cả hai chiến thuật

vừa xé lẻ vừa dùng áp lực tập thể. Ví dụ như có những tranh chấp với nhiều nước ở Trường Sa thì Trung Quốc tránh giải quyết chung mà đi vào đàm phán

tay đôi như đã làm với Philippin. Còn vấn đề hợp tác Vịnh Bắc bộ thực chất là hợp tác song phương trên vành đai Vịnh Bắc bộ với Việt Nam thì lại quốc tế hoá thành hợp tác đa phương Trung Quốc – ASEAN. Trung Quốc rất chú trọng phát

triển kinh tế biển và luôn coi tương lai kinh tế thế giới là kinh tế biển, vì vậy, Trung Quốc đòi hỏi rất lớn về chủ quyền trên Biển Đông. Thực tế tranh chấp

biên giới và tranh chấp trên biển của Trung Quốc là rất gay gắt với tất cả các

nước có chung biển mà đến nay vẫn chưa được giải quyết. Trong đó, giữa Trung Quốc và Việt Nam vẫn tồn tại những tranh chấp về chủ quyền trên biển và vùng lãnh hải, đặc biệt với hai quầnđảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Thứ hai, Việt Nam có nguy cơ mất thị phần trên “sân nhà” và khó thâm nhập thị trường phía bạn. Do sức cạnh tranh (nhất là về giá) của hàng hoá Việt

Nam nhìn chung còn thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, nên khu kinh tế Vịnh Bắc bộ mở rộng có thể sẽ là “bàn đạp” để Trung Quốc đẩy

mạnh xuất siêu sang Việt Nam (và các nước ASEAN).

Thứ ba, Việt Nam có nguy cơ phải hứng chịu nhữngtác động đối với môi trường do ô nhiễm biển vùng Vịnh Bắc bộ, sự khai thác quá mức dẫn đến suy kiệt nguồn tài nguyên biển và ven biển (tài nguyên khoáng sản, dầu khí, nguồn

60

Tài nguyên khoáng sản của Việt Nam thuộc khu vực vành đai Vịnh Bắc bộ có thể trở thành mục tiêu săn lùng, khai thác triệt để của các doanh nghiệp Trung Quốc thông qua các dự án hợp tác khai thác.

Ví dụ rất điển hình là vụ ô nhiễm váng dầu lan rộng khắp nhiều tỉnh từ

Nam Trung bộ đến Nam bộ của Việt Nam mà cho đến nay vẫn không rõ nguyên nhân hay địa điểm phát sinh ô nhiễm dầu trên biển. Quá trình mở rộng hợp tác

kinh tế khu vực Vịnh Bắc bộ nếu không có cơ chế quản lý và phân định quyền

lợi, trách nhiệm rõ ràng thì nguy cơ ô nhiễm môi trường biển sẽ rất đáng lo ngại đối với Việt Nam.

Thứ tư, việc phát triển thương mại trên vành đai kinh tế Vịnh Bắc bộ, nếu

chính quyền các địa phương của Việt Nam không quản lý và giám sát chặt chẽ

sẽ dẫn tới tệ nạn khai thác lậu, buôn lậu, buôn hàng cấm, hàng giả (đồ cổ, ma tuý, động vật quí hiếm, hoá chất độc hại ...). Khi đó, khu vực vành đai Vịnh Bắc

bộ có thể sẽ là tuyếnđường đưa hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng độc hại ... của Trung Quốc vào Việt Nam, làm gia tăng các loại tội phạm kinh tế và tội

phạm xã hội trên biển, đe doạ hoà bình và an ninh của khu vực Vịnh Bắc bộ. Thứ năm, việc thực thi sáng kiến “Cực tăng trưởng mới ASEAN – Trung Quốc” tuy có tạo ra một số cơ hội cho Việt Nam tăng cường hợp tác kinh tế theo

chiều sâu, nhất là hợp tác và phát triển kinh tế giữa các tỉnh và doanh nghiệp

vùng biên giới hai nước, nhưng cũng có thể gia tăng nhiều thách thức đối với

việc quản lý mậu dịch biên giới của Việt Nam.

Sự phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu hay các khu kinh tế tự do tiếp giáp với Trung Quốc sẽ thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động giao lưu thương mại, trao đổi hàng hoá, dịch vụ XNK qua các khu vực biên giới hai nước, làm tăng kim ngạch mậu dịch hai chiều giữa hai bên. Tuy thế, nó cũng đang làm gia tăng các hiện tượng buôn lậu, gian lậnthương mại, tác động đến thị trường trong nước về

các vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, an sinh xã hội, an ninh kinh tế ...

Việc tham gia vào sáng kiến dưới mô hình hợp tác kinh tế Vịnh Bắc bộ

mở rộng giúp Việt Nam tạo lập thế và lực mới cho phát triển kinh tế theo không gian lãnh thổ theo mô thức “hướng ra biển”, phát huy tiềm năng kinh tế biển, gắn kết không gian kinh tế trong nước với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, nếu ta

61

không quản lý tốt việc xây dựng các kho hàng, trạm trung chuyển rất có thể dẫn đến ô nhiễmmôi trường.

Thứ sáu, kinh tế và thương mại Việt Nam có thể bị lệ thuộc nhiều hơn vào nền kinh tế Trung Quốc. Về mặt kinh tế, cũng như các nước ASEAN khác, một

quốc gia láng giềng có nhiều nét tương đồng như Việt Nam sẽ ngày càng bịảnh hưởng bởi Trung Quốc và trở nên phụ thuộc hơn vào nền kinh tế này. Với việc

giá nguyên liệu đầu vào tăng cũng bắt nguồn từ Trung Quốc, Việt Nam là nước

không tự sản xuất được mà phải nhập khẩu nên chắc chắn sẽ bị lệ thuộc vào điều đó gây tác động mạnhđến sản xuất trong nước. Điển hình là các ngành sản xuất

như thép, xi măng, phân bón, giấy, nhựa, dệt may ..., chi phí đầu vào tăng cao nhưng đầu ra không tăng đã làm cho nhiều doanh nghiệp giảm lợi nhuận và thua lỗ. Nhiều mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam bị thu hẹp hoặc mất

thị trường do sức cạnh tranh giảm vì những sản phẩm tương tự của các doanh nghiệp Trung Quốc có giá rẻ hơn nhiều. Các doanh nghiệp Việt Nam vốn đã thua doanh nghiệp Trung Quốc về năng lực cạnh tranh, trình độ công nghệ, thiết

bị và qui mô sản xuất, nay lại bịđội giá đầu vào, càng tăng thêm phần khó khăn

trong cạnh tranh và bị lệ thuộc hơn vào phía Trung Quốc.

Bên cạnhđó, ô nhiễm môi trường biển khu vực Vịnh Bắc bộ do khai thác quá mức dẫnđến suy kiệt nguồn tài nguyên biển và ven biển (tài nguyên khoáng sản, dầu khí, thuỷ hải sản) cũng là những thách thức không nhỏ đối với Việt

Nam, gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế bền vững. Trong khi đó, tham gia vào sáng kiến này, phía Trung Quốc là bên được hưởng lợi nhiều nhất từ việc

khai thác nguồn tài nguyên phong phú của biển.

Về thu hút đầu tư nước ngoài, với môi trường kinh doanh tốt hơn nên việc

thu hút đầu tư nước ngoài của Trung Quốc chắc chắn sẽ mạnh mẽ hơn, hay nói cách khác Việt Nam sẽ khó cạnh tranh với Trung Quốc trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnhđó, Trung Quốc mở cửa thị trường tài chính mạnh mẽ hơn Việt Nam, nhất là với các giao dịch tài khoản vãng lai, tài khoản vồn. Chẳng hạn

Trung Quốc cho người nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán mạnh

hơn, cho giữ tỷ lệ cồ phần trong các DN theo qui định cũng cao hơn Việt Nam.

62

xuyên quốc gia đang muốn biến Trung Quốc thành công xưởng sản xuất cho cả

thế giới. Quí 1 năm 2010, nước này thu hút tới 43 tỷ USD đầu tư nước ngoài, trong khi lượngđầu tư vào Việt Nam thấp hơn nhiều.

Thêm vào đó, việc phát triển nóng của Trung Quốc sẽ dẫn đến nhiều rủi

ro tiềm ẩn, trong đó có việc khó kiểm soát được chất lượng và hiệu quả đầu tư.

Có nhiều dự án khi đi vào hoạt động sẽ cho những sản phẩm chất lượng thấp, hoặcđầu tư qúa nhiều vào một số lĩnh vực sẽ dẫnđến dư thừa công suất làm cho lượng tồn kho lớn. Việt Nam ở cạnh Trung Quốc dễ phải hứng chịu những đợt

sóng hàng kém chất lượng và hàng tồn kho này. Hơn nữa, do việc tăng cường

hợp tác quá mức và với sức hút mạnh mà các tài nguyên của Việt Nam rất dễ

chảy sang Trung Quốc, như hiện tượng chảy máu quặng sắt, thiếc trong thời

gian vừa qua. Nếu chúng ta chủ yếu vẫn xuất thô và bừa bãi như hiện nay thì những nguồn lực để phát triển các ngành sản xuất trong tương lai sẽ bị cạn kiệt

và gây nên tác động xấu với môi trường. Nói cách khác tức là chúng ta sẽ trở

thành nơi cung cấp tài nguyên, khoáng sản để phát triển kinh tế Trung Quốc.

Vừa qua, việc Trung Quốc đề ra chính sách mới trong thu hút FDI có thể

tạo ra sự lo ngại từ phía các nhà đầu tư nước ngoài. Đã có những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc hạn chế thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực tài chính ngân hàng và mặc dù cơ chế mới về FDI của Trung Quốc tiếp tục được xem là tự do hơn so với các nước láng giềngở châu Á, vẫn có những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang dựng lên các rào cản đối với FDI thể hiện qua việc Trung Quốc đang trì hoãn và kiềm chế việc các nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần của các doanh nghiệp trong những ngành nhạy cảm. Chính sách hạn chế ưu đãi đầu tư

trong những lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu, ô nhiễm môi

trường, giá trị gia tăng thấp, sử dụng nhiều lao động của Trung Quốc sẽ tạo cơ

hội cho Việt Nam thu hút đầu tư từ các nước và từ Trung Quốc vào những ngành sử dụng nhiều lao động, tận dụng lợi thế về nguồn nguyên liệu sẵn có như

dệt may, da giày, chế biến nông sản, lắp ráp điện tử, ô tô, xe máy ... Tuy nhiên, Việt Nam cần cảnh giác với xu thế chuyển những ngnàh sản xuất gây ô nhiễm môi trường của Trung Quốc sang các nước khác mà Việt Nam là mục tiêu hàng

63

tư từ Trung Quốc, làm cho sản lượng thép dự kiến sẽ cao gấp 3 lần so với nhu

cầu trong nước đến năm 2020.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TRUNG QUỐC ĐẾN THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU, ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ TỚI NĂM 2020 VÀ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)