Tác động của chiến lược khai thác miền Tây của Trung Quốc đối với phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TRUNG QUỐC ĐẾN THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU, ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ TỚI NĂM 2020 VÀ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG (Trang 57 - 59)

L ưu Kỳ Bảo: “Đẩy mạnh hợp tác khai phát Vịnh Bắc bộ mở rộng, thiết lập khuôn khổ moíư phát triển kinh tế

3. Tác động của chiến lược khai thác miền Tây của Trung Quốc đối với phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam

với phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam

Đây là chiến lược có tác động trực tiếp đén quan hệ kinh tế của Việt Nam

với Trung Quốc. Chiến lược này sẽ có tác động toàn diện trên tất cả các lĩnh vực đối với Việt Nam:

Về thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc: Chiến lược phát

triển miền Tây của Trung Quốc mang lại những cơ hội hợp tác cho cả hai bên. Phía Trung Quốc, các doanh nghiệp thuộc hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam tăng cường xuất khẩu hàng hoá, thiết bị sang Việt Nam. Phía Việt Nam cũng xuất

khẩu được một số mặt hàng như nông sản phẩm, nguyên vật liệu (cao su thiên nhiên) hàng tiêu dùng, tiêu biểu là công ty Bitis đã thành công trong khai thác thị trường ở đây. Khoảng 80% thương mại của công ty với Trung Quốc là với

miền Tây Nam Trung Quốc10. Nhưng nhìn từ tổng thể có thể thấy rằng các doanh nghiệp phía Trung Quốc đã biết tranh thủ chiến lược ưu đãi của Chính phủ Trung ương để phát triển. Điều này thể hiện rất rõ qua kim ngạch xuất nhập

khẩu của hai bên, phía Việt Nam bao giờ cũng ở tình trạng nhập siêu hàng hoá từ Quảng Tây, Vân Nam. Nhiều sản phẩm hàng hoá của Việt Nam phụ thuộc

nhiều vào thị trường Trung Quốc như cao su, than đá v.v... Việt Nam dường như đang trở thành thị trường tiêu thụ những sản phẩm tiêu dùng, máy móc thiết bị

của các tỉnh miền Tây Trung Quốc và cũng là nơi cung cấp nguyên vật liệu cho

các thị trường trên.

Về hợp tác đầu tư phát triển nguồn hàng xuất khẩu: Trong chiến lược phát

triển miền tây, Trung Quốc cũng khuyến khích các doanh nghiệp của khu vực

10

57

này đầu tư ra nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp có thực lực. Hiện nay, mức

thu nhập bình quân đầu người của Quảng Tây và Vân Nam đã vượt 2000 USD, cao gấp đôi so với Việt Nam. Về mặt lý thuyết, khu vực phát triển hơn sẽ có

điều kiện đầu tư nhiều hơn vào khu vực kém phát triển. Thực tế điều này cũng

thể hiện rất rõ. Nhiều doanh nghiệp của Quảng Tây, Vân Nam đã đầu tư, nhận

thầu các công trình của Việt Nam nhằm phát triển thị trường, mở rộng cơ hội

làm ăn. Các doanh nghiệp của hai tỉnh trên thường đầu tư vào những tỉnh biên giới Việt Nam giáp với họ như đầu tư vào Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng

Sơn, Quảng Ninh. Những ngành nghề đầu tư chủ yếu là ngành dịch vụ hoặc lắp

ráp ô tô xe máy, khai thác khoáng sản v.v... qui mô đầu tư chưa phải là lớn, nhưng nó cũng đã tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người dân và chính quyền địa phương.

Về phát triển xuất, nhập khẩu: Chiến lược này cũng chú trọng phát triển

ngành dịch vụ. Trong đó, nổi bật nhất là ưu tiên là phát triển ngành du lịch và những ngành phụ trợ cho du lịch. Thông qua ngành du lịch để làm phát triển

ngành giao thông, thương mại, ăn uống, dịch vụ, gia công chế tạo đồ lưu niệm

trong ngành du lịch. Đây là những kinh nghiệm thành công trong phát triển kinh

tế của Vân Nam, Quảng Tây. Nhiềuđiểm du lịch nổi tiếng của khu vực này như

Thạch Lâm, thành cổ Đại lý, Quế Lâm là những điểm du lịch hấp dẫn người

Trung Quốc và cả người nước ngoài. Việt Nam cũng có những điểm du lịch nổi

tiếng như Vịnh Hạ Long, được người Trung Quốc ví như Quế Lâm trên biển.

Đây là điểm thu hút rất nhiều khách Trung Quốc, nhất là du khách Quảng Tây,

Vân Nam đến thăm quan. Hai bên đã thiết lập tuyến vận chuyển trên biển, tàu khách du lịch từ Bắc Hải sang Vịnh Hạ Long. Đây là một cơ hội để hai bên có thể hợp tác phát triển cùng nhau trong thời gian tới.

Xây dựng kết cấu hạ tầng cho phát triển xuất nhập khẩu: Trong xây dựng cơ sở hạ tầng, chiến lược này chủ yếu xây dựng trên sáu lĩnh vực là xây dựng đường sắt, đường bộ, vận chuyển đường sông, xây dựng sân bay, khai thác năng lượng, phát triển ngành điện v.v... Trong đó, trọng điểm vẫn là hệ thống đường

bộ, tăng cường cải tạo, xây dựng các tuyến đường sắt, sân by, đường ống dẫn

khí thiên nhiên, các tuyến đường kết nối miền Tây với miền Đông, giữa miền

58

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TRUNG QUỐC ĐẾN THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU, ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ TỚI NĂM 2020 VÀ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)