Các vấn đề khác

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TRUNG QUỐC ĐẾN THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU, ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ TỚI NĂM 2020 VÀ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG (Trang 53 - 56)

L ưu Kỳ Bảo: “Đẩy mạnh hợp tác khai phát Vịnh Bắc bộ mở rộng, thiết lập khuôn khổ moíư phát triển kinh tế

1. Khái quát hiện trạng và triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam Trung Quốc

1.3. Các vấn đề khác

Về thủ tục hải quan, nhà nhập khẩu (hoặc nhà xuất khẩu) cần phải đăng

ký với Bộ Thương mại Trung Quốc hoặc cơ quan được Bộ thương mại Trung

Quốc uỷ quyền trước khi tiến hành khai báo hải quan. Khai báo hàng nhập khẩu

có thể bằng văn bản hoặc qua hệ thống khai báo điện tử. Khai báo hải quan được

tiến hành trong vòng 14 ngày trước khi hàng đến. Trước khi tiến hành khai báo, nhà nhập khẩu phải đáp ứng đủ những yêu cầu của Tổng cục Kiểm dịch, Kiểm

nghiệm và Giám sát chất lượng Trung Quốc.

Trung Quốc qui định phải tiến hành giám định trước khi xếp hàng đối với

một số mặt hàng liên quan đến an ninh quốc gia, hàng có giá trị cao hoặc có công nghệ phức tạp, hàng siêu trường siêu trọng, hàng là chất thải rắn được sử

dụng làm nguyên liệu thô và một số sản phẩm điện tử có tác động đến sức khoẻ

53

Trung Quốc áp dụng lệnh cấm nhập khẩu toàn bộ đối với 54 dòng thuế

theo mã HS 8 số và cấm nhập khẩu có điều kiện với 441 dòng thuế theo mã HS 8 số với các lý do vì lợi ích xã hội, bảo vệ môi trường hoặc theo các cam kết

quốc tế. Những mặt hàng nằm trong danh mục cấm gồm có một số sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thuốc phiện, một số loại khoáng sản, cao su và hoá chất, da thô, phế liệu da và da thuộc, quần áo cũ, tro của kim loại quí và kim loại cơ

bản, thiết bị chính xác đã qua sử dụng, một số loại trò chơi, máy móc thiết bị và

phương tiện vận tải đã qua sử dụng.

Trung Quốc áp dụng chế độ cấp phép nhập khẩu không tự động đối với

10 dòng thuế HS 8 số theo cam kết quốc tế, chủ yếu là đối với các loại hóa chất

gây nguy hại với tầng ô-zôn.

Trung Quốc áp dụng chế độ cấp phép nhập khẩu tự động đối với một số

sản phẩm thuộc các nhóm gia cầm, dầu thực vật, thuốc lá, đồng, quặng đồng và quặngđồng tinh luyện, than, cao su tự nhiên, giấy loại, tơ phi-la-măng, nhôm và thép vụn. Thời gian xử lý cấp phép có thể kéo dài đến 10 ngày, và giấy phép có thời hạn tối đa là 180 ngày. Mặc dù về nguyên tắc, những mặt hàng này không bị hạn chế nhập khẩu nhưng việc duy trì chế độ cấp phép nhập khẩu tự động có thể gây chậm trễ cho việc xuất khẩu một số mặt hàng có tiềm năng của ta, chẳng

hạn như cao su tự nhiên.

Nhập khẩu các mặt hàng như ngũ cốc (lúa mỳ, ngô, gạo), đường, thuốc lá, dầu thô và xăng dầu, phân bón, bông phải thông qua các công ty thương mại Nhà nước của Trung Quốc.

Hiện tại, Trung Quốc chưa áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống

trợ cấp hay tự vệ nào đối với Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc đã từng áp dụng

biện pháp chống bán phá giá và tự vệ đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước

khác. Chỉ trong khoảng thời gian từ 1/1/2005 đến 30/6/2007, Trung Quốc đã tiến

hành điều tra chống bán phá giá đối với 39 vụ việc, trong đó 27 vụ việc liên quan đến hoá chất và các sản phẩm hoá chất. Các đối tác thương mại của Trung Quốc bị điều tra chống bán phá giá là Nhật Bản (9 vụ), Đài Loan (7 vụ), EC (4 vụ), Hàn Quốc (4 vụ), Singapore (4 vụ), Hoa Kỳ (4 vụ). Cũng trong khoảng thời

54

dụng, chủ yếu là đối với các sản phẩm : hàng dệt may, gạch men, kính nổi và nhựa PVC.

Về tiêu chuẩn, 46,4% số lượng các tiêu chuẩn quốc gia của Trung Quốc đã được xây dựng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, và Trung Quốc phấnđấu đưa con số này lên 85% vào năm 2010. Một số mặt hàng có tỷ lệ tiêu chuẩn

quốc gia phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ở mức độ cao là dây điện và dây cáp

điện (100%), linh kiện tụ điện (100%), dụng cụ đo lường (100%), thiết bị

chuyển mạch điện cao thế và hạ thế (100%), hàng điện tử (100%), đèn điện

(100%). Những mặt hàng có tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia phù hợp với tiêu chuẩn

quốc tế ở mức độ thấp là máy biến thế và các thiết bị tương tự (1%), các dụng cụ

cầm tay (29%), thiết bị điện sử dụng trong ngành y tế (30%).

Về tiêu chuẩn đối với thực phẩm, Trung Quốc đã ban hành hơn 1.800 tiêu chuẩn quốc gia liên quan đến an toàn thực phẩm và 2.900 tiêu chuẩn chuyên ngành cho các ngành công nghiệp thực phẩm.

Trong lĩnh vực vệ sinh kiểm dịch, Trung Quốc ban hành danh mục những

mặt hàng cần tiến hành giám định và kiểm dịch khi thông quan. Những mặt

hàng cần tiến hành giám định và kiểm dịch bao gồm: động vậtvà sản phẩm động

vật, thực vật và sản phẩm thực vật, phương tiện vận tải chuyên trở và bao bì

đóng gói những sản phẩm trên, nguyên liệu thức ăn gia súc gia cầm. Việc giám

định và kiểm dịch được tiến hành theo một trong ba phương pháp: i) Kiểm tra

chứng từ và tiến hành giám định nếu cần thiết (hàng hoá có thể được thông quan trong vòng 1 ngày), ii) giám định cảm quan, kiểm tra chứng từ và tiến hành giám định nếu cần thiết (hàng hoá có thể được thông quan trong vòng 3 – 5 ngày), iii) giám định (thời gian thông quan tuỳ thuộc vào loại hàng và mức độ

rủi ro đi kèm, có thể kéo dài tới 20 ngày hoặc lâu hơn). Giữa Việt Nam và Trung Quốc đã ký hiệp định hợp tác trong lĩnh vực thú y và kiểm dịchđộng vật

(ngày 30/5/2008), Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch động

vật (ngày 30/5/2008), Thoả thuận hợp tác kiểm tra, kiểm dịch và giám sát vệ

sinh sản phẩm thuỷ sản xuất nhập khẩu (ngày 7/10/2004), Bản ghi nhớ về hợp

55

thuận và hiệp định tập trung vào các hoạt động hợp tác giữa hai nước trong lĩnh

vực vệ sinh kiểm dịch.

Trong lĩnh vực mua sắm Chính phủ, Trung Quốc hiện chưa tham gia bất

kỳ điều ước song phương, khu vực hoặc đa phương nào về vấn đề này. Tuy nhiên, Trung Quốc hiệnđang tham gia với tư cách quan sát viên trong Hiệp định

mua sắm Chính phủ của WTO, (GPA) và đã có đơn xin gia nhập GPA vào ngày 28/12/2007.

Trong lĩnh vực cạnh tranh, Trung Quốc tham gia các hoạt động liên quan

đến cạnh tranh trong khuôn khổ APEC, OECD, UNCTAD và WTO. Trung Quốc có các hoạt động trao đổi và hợp tác với các cơ quan quản lý cạnh tranh

của EC, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Trung Quốc cũng có hiệp định về hợp

tác và trao đổi trong lĩnh vực Chống lại các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh và chốngđộc quyền với Nga và Ca-dắc-xtan. Trung Quốc cũng đã ký hiệp định Đối thoạisong phương về cạnh tranh với EC vào năm 2004.

Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, các hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đang được Trung Quốc tăng cường. Trung Quốc là thành viên của Tổ chức Sở

hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và tham gia vào các hoạt động liên quan đến quyền

sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ APEC, WTO và WIPO. Trung Quốc cũng thành lập nhóm công tác về IPR với một số nước nhằm tăng cường công tác bảo hộ

quyền sở hữu trí tuệ. Cơ quan quản lý về sở hữu trí tuệ của Trung Quốc có hai cấp; Cơ quan quản lý trung ương thuộc Hội đồng Nhà nước chịu trách nhiệm

xem xét, cấp và đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, các cơ quan quản lý địa phương

chịu trách nhiệm giám sát và thực thi.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TRUNG QUỐC ĐẾN THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU, ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ TỚI NĂM 2020 VÀ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)